Bài giảng Ngữ văn 9- Tiết 117- Văn bản Viếng lăng Bác Viễn Phương

1) Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là cây bút xuất hiện sớm của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu chất mơ mộng và giàu tình cảm.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9- Tiết 117- Văn bản Viếng lăng Bác Viễn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 117- Văn bản Viếng lăng Bác Viễn Phương I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1) Tác giả Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương? 1) Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là cây bút xuất hiện sớm của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu chất mơ mộng và giàu tình cảm. 2) Bài thơ viết tháng 4/1976- một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mới hoàn thành, nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ đã ghi lại tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trong cuộc viếng thăm đó. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? II- Đọc và tìm hiểu chung về văn bản. 1) Đọc Cách đọc bài thơ: bài thơ là dòng cảm xúc chân thành của tác giả => đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, ngắt nhịp linh hoạt. Chú ý cách ngắt câu: ôi hàng tre xanh/xanh Việt Nam => Màu xanh của tre là đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Cách đọc bài thơ này như thế nào? 2) Tìm hiểu chung a) Thể thơ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả nội dung? Thể thơ 8 chữ, có những dòng bảy chữ và chín chữ; cách gieo vần không cố định, nhịp thơ chậm rãi => diễn tả nỗi xúc động thành kính và sự cảm nhận riêng của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Theo em, mạch cảm hứng bao trùm cả bài thơ này là gì? Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác. b) Mạch cảm hứng bao trùm của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ như thế nào? Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng-> cảm xúc trước hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác-> Cảm xúc khi vào trong lăng-> Tâm trạng khi ra về. c) Mạch cảm xúc của bài thơ Đọc lại khổ thơ đầu. Lần đầu tiên ra thăm lăng Bác, tác giả cảm thấy như thế nào? Em thấy cách xưng hô của nhà thơ với Bác như thế nào? Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm gì ? III- Phân tích 1) Cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác Câu thơ mở đầu như một lời giới thiệu: con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Câu thơ chỉ gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi giờ mới được ra viếng Bác. Cách xưng hô Con- Bác => tình cảm thương yêu, tấm lòng thành kính của người con với người cha, người công dân với người lãnh tụ. Đó cũng là tình cảm của cả miền Nam hướng về Bác. Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre . Phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu. Hàng tre được tác giả miêu tả như thế nào? Khi miêu tả hàng tre bão táp mưa sa đứng thẳng hàng thì hàng tre có còn là hàng tre thực nữa không? Nó mang ý nghĩa gì? Tại sao nhà thơ lại chọn hình ảnh cây tre mà không chọn hình ảnh các cây khác? Quan sát hàng tre rồi từ hàng tre liên tưởng đến con người, qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm gì? Hàng tre là một hình ảnh đẹp và độc đáo.Nó gợi nhớ đến xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh. Hàng tre đã gắn bó với nhân dân Việt Nam từ nghìn đời. Nó mang dáng dấp của con người Việt Nam kiên trung,vững vàng trong khó khăn thử thách => Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Thái độ ca ngợi,trân trọng,cảm phục,ngưỡng mộ. Dân tộc ta luôn ở bên Bác. Tất cả cảnh vật xung quanh lăng đều có sức sống tiềm ẩn như những con người. Đọc khổ thơ 2+3 Câu hỏi thảo luận Trong hai khổ thơ này có rất nhiều hình ảnh ẩn dụ. Hãy chỉ ra và phân tích các hình ảnh ẩn dụ đó. 2) Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Như một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao đau nhói ở trong tim Nhà thơ hiểu rằng Bác như mặt trời toả sáng,như trời xanh sống mãi, vậy mà vẫn có cảm giác đau nhói trong tim. Tại sao lại như vậy? Lí trí đã nhận thức được rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.Câu thơ cảm thán đã diễn tả nỗi đau xót của nhà thơ. Đọc khổ thơ cuối. Khi trở về miền Nam nhà thơ có tâm trạng như thế nào? Tại sao ông lại có tâm trạng đó? 3) Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác Muốn làm Con chim- ca hát đoá hoa- toả hương Cây tre- trung hiếu => Điệp ngữ,các hình ảnh liên tiếp -> niềm thương nhớ, xúc động khôn nguôi ,cảm xúc trào dâng, mãnh liệt. Để thể hiện ước muốn đó, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cách sử dụng biện pháp đó tạo âm hưởng gì cho bài thơ? Tác dụng của âm hưởng đó trong việc thể hiện tình cảm ? Nhà thơ là người miền Nam, đại diện cho miền Nam ra thăm Bác.Trong giây phút chia tay, nhà thơ không nén nổi xúc động khi nghĩ về công ơn,về tình thương của Bác dành cho miền Nam ruột thịt. ở phần cuối bài thơ, ta gặp lại hình ảnh cây tre: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Theo em, hình ảnh cây tre cuối bài có ý nghĩa gì? Hàng tre trở thành một biểu trưng về tính cách =>tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp,với lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại Bài thơ có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? Có thể nói đây là một bài thơ hay viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo em,yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ này? IV- Tổng kết 1) Nội dung 2) Nghệ thuật + Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm. + Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc. + Giọng điệu trang trọng, thành kính. Chốt toàn bài: Bài thơ thành công là do cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả. Những người con miền Nam không có mặt ngày Bác mất mà mãi đến bảy năm sau mới có dịp ra viếng Bác => sự xúc động mạnh mẽ. Tình cảm của nhân dân miền Nam,của cả nước với Bác cộng với nỗi xúc động của nhà thơ đã làm nên thành công của bài thơ. Những hình ảnh bình dị giàu tính tượng trưng; lời thơ giản dị cũng đã làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người. Có thể nói bài thơ là tiếng lòng giản dị, hồn nhên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi. V-Luyện tập Học thuộc lòng bài thơ. Viết một đoạn văn bình một đoạn em thích nhất trong bài thơ.

File đính kèm:

  • pptTiet 117 Vieng lang Bac(5).ppt