Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 18

1 .MỤC TIÊU :

- Biết cách lựa chọn và kể được một câu chuyện với cách kể diễn cảm.

1.1. Kiến thức:

-Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động về ngữ văn.

-Rèn luyện cho học sinh thói quen yêu văn,yêu tiếng việt,thích làm văn,kể chuyện.

1.2. Kỹ năng:

Rèn luyện năng lực kể chuyện cho học sinh,ngâm,hát .

1.3. Thái độ:

Có thái độ yêu thích các truyện mà các em kể.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

SGK, giáo án.

2.2. Chuẩn bị của học sinh:

SGK, soạn bài ở nhà.

3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

3.1.Ổn định:

3. 2.Kiểm tra:

Em tích nhất thể loại truyện dân gian nào đã học ? Vì sao ?

Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những người ca, hát, ngâm thơ, đọc truyện, trình bày một vấn đề rất lưu loát.Có được năng lực đó là do đâu? Chính là phải thông qua quá trình luyện tập thường xuyên.Hôm nay,chúng ta tập kể diễn cảm cho cả lớp nghe những câu chuyện tâm đắc nhất mà các em đã chuẩn bị.

3.3.Tiến hành bài học:

a/ Phương pháp: Thực hành luyện nói trên lớp.

b/ Các bước hoạt động:

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 6 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :18 Tiết : 67 Ngày soạn: 26/11/ 2012 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN THI KỂ CHUYỆN 1 .MỤC TIÊU : - Biết cách lựa chọn và kể được một câu chuyện với cách kể diễn cảm. 1.1. Kiến thức: -Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động về ngữ văn. -Rèn luyện cho học sinh thói quen yêu văn,yêu tiếng việt,thích làm văn,kể chuyện. 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện năng lực kể chuyện cho học sinh,ngâm,hát…. 1.3. Thái độ: Có thái độ yêu thích các truyện mà các em kể. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài ở nhà. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 3.1.Ổn định: 3. 2.Kiểm tra: Em tích nhất thể loại truyện dân gian nào đã học ? Vì sao ? Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những người ca, hát, ngâm thơ, đọc truyện, trình bày một vấn đề rất lưu loát.Có được năng lực đó là do đâu? Chính là phải thông qua quá trình luyện tập thường xuyên.Hôm nay,chúng ta tập kể diễn cảm cho cả lớp nghe những câu chuyện tâm đắc nhất mà các em đã chuẩn bị. 3.3.Tiến hành bài học: a/ Phương pháp: Thực hành luyện nói trên lớp. b/ Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. ( 35’) GV:Kiểm tra khâu chuẩn bị câu chuyện của từng học sinh. GV:Cho học sinh thảo luận trong tổ nhóm xong chọn bài hay đại diện thi kể chuyện. * Rèn luyện năng lực kể chuyện cho học sinh. GV:Gọi một học sinh đại diện tổ kể câu chuyện hay mà tổ đã chọn. GV:Gọi các tổ khác nhận xét,uốn nắn,sửa chữa. GV: Theo dõi nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh. GV:Yêu cầu học sinh kể theo từng vai của nhân vật. GV:Câu chuyện em kể có ý nghĩa như thế nào ? Thuộc thể loại truyện dân gian nào đã học. * Nhằm khắc sâu nội dung truyện mà các em đã học,kể. GV:Yêu cầu học sinh nộp tất cả các bài đã sưu tầm. GV:Nhận xét khâu chuẩn bị việc kể của từng nhóm,tuyên dương cho điểm. 4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’) 4.1. Củng cố: ( Tổng kết) +Kể chuyện diễn cảm chúng ta phải làm gì? 4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập) a. Bài vừa học: - Tập luyện kể chuyện(kể diễn cảm,kể theo vai…) - Sưu tầm một số truyện dân gian hay. b. Chuẩn bị bài mới: - Soạn bài: “Bài học đường đời đầu tiên”-sgk-tập 2. Chú ý: +Tìm các từ ngữ làm nổi bật ngoại hình của Dế Mèn +Rút ra bài học cho bản thân. c. Bài sẽ trả: Thông qua. HS:Thảo luận HS:kể chuyện HS:Kể chuyện HS:Nhận xét bổ sung +Uốn nắn sửa chữa HS:Kể diễn cảm. HS:Nộp bài sưu tầm. - Hs nghe. -Phải đọc nhiều lần,tập kể nhiều nhất 10 lần - Xác định vai của từng nhân vật - Thay đổi giọng kể cho phù hợp Tuần : 18 Tiết : 68 Bài : Ngày soạn: 26/11/2012 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT):RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ CÁC PHỤ ÂM ĐẦU: tr / ch , s / x , r / d / gi , v / d , l / n CÁC VẦN: -ac, -at ; -ang, -an ; -ươc, -ươt ; -ương, -ươn PHÂN BIỆT DẤU: hỏi , ngã 1.MỤC TIÊU : - Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.. - Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Tránh sai chính tả trong khi nới và viết. 1.1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương. 1.2. Kỹ năng: Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 1.3. Thái độ: Có thái độ yêu thích và tự hào về ngôn ngữ tiếng Việt. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ngữ văn địa phương Trà Vinh, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK ngữ văn địa phương Trà Vinh, soạn bài ở nhà. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 3.1.Ổn định: 3. 2.Kiểm tra: Gv kiểm tra sách địa phương của học sinh. Giới thiệu bài: 3.3.Tiến hành bài học: a/ Phương pháp: Thảo luận, thực hành luyện tập. b/ Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY H. ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (35’) Đọc và viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n? Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. Gv đọc và yêu cầu hs lên bảng viết đúng các vần: -ac, -at ; -ang, -an ; -ươc, -ươt ; -ương, -ươn? Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. Gv đọc và yêu cầu hs lên bảng viết đúng thanh hỏi/ ngã ? Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Hãy lựa chọn các phụ âm đầu thích hợp điền vào chỗ trống. Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống? Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Hãy chọn s hoặc x điền vào chỗ trống cho thích hợp. Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Hãy điền từ thích hợp có vần uộc hoặc uốt vào chỗ trống. Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Hãy dựa vào quy luật dấu câu điền vào chỗ trống cho thích hợp. Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Hãy chữa lỗi chính tả trong những câu sau ? Gv tổ chức nhận xét, sửa chữa. GV:Đọc chính tả cho học sinh viết. 4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’) 4.1. Củng cố: ( Tổng kết) +Trong khi nói,viết có những trường hợp nào dùng từ sai ? 4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập) a. Bài vừa học: +Xem lại cách phát âm sao cho chuẩn,viết đúng chính tả, phải hiểu nghĩa của từ. b. Chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị phần chương trình ngữ văn địa phương(phần văn-tập làm văn) ( chuẩn bị theo phần hướng dẫn chuẩn bị ở nhà trong SGK ngữ văn địa phương Trà Vinh trang 7,8 ) Chú ý: sưu tầm một số truyện do ông bà,cha mẹ kể lại. c. Bài sẽ trả : Không trả. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Hs nhận xét, sửa chữa. HS:Thảo luận - Hs viết chính tả. I- LUYỆN ĐỌC – VIẾT: 1. Đọc và viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi : - Phụ âm đầu tr / ch : tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự… / chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, chọn lựa, chuyển dịch, trung chuyển,… - Phụ âm đầu s / x : sáng tạo, sang trọng, sôi nổi, sỏi đá, sung sướng, sáo sậu, sấp ngửa, sản xuất, … / xô đẩy, xì xào, xa cách, xương xẩu, xó xỉnh, … - Phụ âm đầu r / d / gi : rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt, rầm rập, cái rổ, cá rô … / do thám, dính dáng, dông dài,… / giở ra, giỗ tết, giương buồm, … - Phụ âm đầu v / d : vạm vỡ, vanh vách, vênh váo, vi vu, vụng về, vớ vẩn, đi vào, vào ra, ra về, vuông vắn, viết chữ, … / du thuyền, dông bão, chu du, … - Phụ âm đầu l / n : la hét, lo liệu, luật pháp, lẫn lộn,… / nương tựa, lựu đạn, nảy sinh, nô lệ, nóng nực,… * Lưu ý: Người địa phương Trà Vinh không phát âm sai phụ âm đầu l / n, chỉ một số ít học sinh gốc miền Bắc mới có thể bị nhầm, giáo viên có thể linh hoạt ở phần rèn luyện cặp phụ âm này. 2. Đọc và viết đúng các vần : - Vần ac /at ;ang /an : lệch lạc, cỏ lác, nhếch nhác, an lạc,… / man mát, ran rát, khát nước,… ; khang khác, thênh thang, làng tôi,… / van lạy, phân tán, cái làn, làn nước mát,… - Vần ươc/ươt ; ương/ ươn : dược liệu, cá cược, mưu chước, rừng đước… / lướt thướt, vanh mướt,… ; thường dân, vương quốc, học đường, hướng dương,… / con lươn, bay lượn, vay mượn,… 3. Phân biệt thanh hỏi / ngã : thủ thỉ, đủng đỉnh, rủ rê, đi ngủ, đi nghỉ,… / suy nghĩ, sợ hãi, hãi hùng, dễ chịu, mũm mĩm, … II- LUYỆN TẬP : 1- Điền phụ âm đầu thích hợp vào chỗ trống : - tr / ch: …ái cây, …ờ đợi, …uyển chỗ, …ải qua, …ôi …ảy, …ơ …ụi, …ương …ình, …ẻ …e. (Gợi ý: trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, chương trình, chẻ tre). - s / x: …ấp ngửa, …ản …uất, …ơ …ài, bổ …ung, …ung kích, …ua đuổi, cái …ẻng. (Gợi ý: sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng). - r / d / gi : …ũ …ượi, …ắc …ối, …ảm …á, …áo …ục, …ung …inh, …ùng …ợn, …ang sơn, …au …iếp, …ao kéo, …áo mác. (Gợi ý: rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giáo mác). - l / n : …ạc hậu, …ết …a, ruộng …ương, …ỗ chỗ, …én …út, bếp …úc, …ỡ …àng. (Gợi ý: lạc hậu, nết na, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng). 2- Lựa chọn từ điền vào chỗ trống: a) vây, dây, giây : … cá, sợi … , … điện, … cánh, … dưa , … phút, bao … (Gợi ý: vây cá , sợi dây, dây điện, vây cánh , dây dưa, giây phút, bao vây). b) viết, diết, giết : … giặc , da … , … văn , chữ … , … chết. (Gợi ý: giết giặc , da diết , viết văn, chữ viết , giết chết. c) vẻ , dẻ , giẻ : hạt … , da … , … vang, văn … , … lau, mảnh … , … đẹp, … rách. (Gợi ý: hạt dẻ , da dẻ , vẻ vang , văn vẻ , giẻ lau , mảnh dẻ , vẻ đẹp , giẻ rách). 3- Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống cho thích hợp : Bầu trời …ám …ịt như …à …uống …át mặt đất, …ấm rền vang, chớp loé …áng rạch …é cả không gian. Cây …ung già trước cửa …ổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành …ơ …ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông …ầm …ập đổ, gõ lên mái tôn loảng …oảng. (Theo Tiếng Việt 6, tập 1, trang 167) (Gợi ý: Bầu trời xám xịt như xà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp loé sáng, rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng). 4- Điền từ thích hợp có vần - uôc hoặc -uôt vào chỗ trống : thắt lưng … bụng, … miệng nói ra, cùng một … , con bạch … , thẳng đuồn …, quả dưa … , bị … rút, trắng … , con chẫu …, rút … công trình, mua …. (Gợi ý: thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc, con bạch tuột, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng nuột, con chẫu chuộc, rút ruột công trình, mua chuộc. 5- Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng: ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun run, dai dăng , hương thụ, tương tượng, ngày giô, lô mang, cô lô, ngâm nghi,… (Gợi ý: vẽ tranh, biểu quyết, dè bĩu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ,…) 6- Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau : - Tía đã nhiều lần căng dặng rằn không được kiêu căn. - Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô gừng chặc cây, đốn gỗ. - Có đau thì cắng găng mà chịu nghen. (Gợi ý: - Tía đã nhiều căn dặn rằng không được kiêu căng. - Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ. - Có đau thì cắn răng mà chịu nghen). 7- Viết chính tả : (sử dụng đoạn văn của Xuân Diệu ở câu 7 trang 168 SGK Ngữ văn 6 - tập 1). GV cũng có thể sử dụng đoạn văn sau có nhiều từ khó hơn để rèn luyện cho học sinh: "… Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời." ( Lê Trí Viễn, Thánh Gióng) Tuần : 18 Tiết : 69 Ngày soạn: 26/11/2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN) : TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỊA PHƯƠNG 1.MỤC TIÊU : - Nắm được mục đích, yêu cầu của việc tìm hiểu truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương nơi mình đang sinh sống. - Biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian đã học trong SGK Ngữ Văn 6, tập I, để thấy được sự giống nhau và khác nhau của hai loại hình truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian này. 1.1. Kiến thức: Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương . 1.2. Kỹ năng: Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu: biễu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hóa một truyện dân gian đã học. 1.3. Thái độ: Có thái độ yêu thích và tự hào về những câu chuyện và những trò chơi truyền thống ở địa phương. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK ngữ văn địa phương Trà Vinh, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK ngữ văn địa phương Trà Vinh, soạn bài ở nhà. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) 3.1.Ổn định: 3. 2.Kiểm tra: Gv kiểm tra sách địa phương của học sinh. Giới thiệu bài: 3.3.Tiến hành bài học: a/ Phương pháp: Thảo luận, thực hành luyện tập. b/ Các bước hoạt động: III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. GV:Gọi HS đọc mục (1)-sgk GV:Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình ngữ văn 6-tập 1? GV:Quê hương em hoặc tỉnh em trong các ngày lễ hội,…..đã tổ chức các hình thức vui chơi nào ? GV:Những hình thức sinh hoạt văn hoá ấy có ý nghĩa gì ? * Giúp HS thảo luận nhóm chọn truyện có ý nghĩa hay để nói trước lớp. GV:Kiểm tra khâu chuẩn bị bài ở nhà. GV:Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm chọn bài có nội dung hay nhất. GV:Gọi các tổ khác bổ sung GV:Tuyên dương,khen thưởng. * Rèn luyện năng lực kể chuyện cho hs. GV:Cho học sinh đại diện tổ trình bày câu chuyện đã thảo luận,yêu cầu các tổ khác nhận xét. GV:Truyện vừa kể thuộc thể loại gì ? Ý nghĩa của truyện là gì ? * Giúp học sinh so sánh truyện dân gian địa phương có điểm nào giống và khác nhau với truyện đã học trong sgk NV 6. GV:Những truyện dân gian của quê hương em có gì giống,khác với truyện dân gian đã học trong sgk ngữ văn 6 tập 1 ? *:Giúp học sinh tìm một số truyện dân gian đã học. GV:Gọi học sinh nộp bài sưu tầm của bản thân. GV:Chọn bài hay làm tư liệu tham khảo cho học sinh trong lớp. 4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’) 4.1. Củng cố: ( Tổng kết) +Truyện truyền thuyết, cổ tích có điểm nào giống và khác nhau ? +Em nào có thể kể một truyện cười lý thú có tính giáo dục ? 4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập) a. Bài vừa học: +Về sưu tầm một số câu chuyện để làm tư liệu. +Chuẩn bị một số câu chuyện tâm đắc nhất để tiết sau thi kể chuyện. b. Chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị tốt nội dung các bài để thi học kì I. c. Bài sẽ trả: Thông qua. +Truyện truyền thuyết +Truyện cổ tích +Truyện ngụ ngôn,truyện cười. +Chọi gà, đá bóng, hát hội, cúng đình, trồng lúa nước, bơi lội….. HS:Thảo luận HS:Thảo luận-đại diện nhóm lên trình bày nội dung câu chuyện hay đó (kể lại) HS:Kể lại nội dung câu chuyện. +Học sinh nêu tự do,nếu phù hợp với nội dung đã kể. +Kết cấu,nghệ thuật đều giống nhau. +Nội dung của truyện khác nhau. HS:Nộp bài sưu tầm =>Học sinh so sánh dựa vào khái niệm. =>Học sinh tự suy nghĩ tìm ra câu chuyện cười. 1. Một số hình thức sinh hoạt văn hoá: +Chọi gà, đá bóng, hát hội, cúng đình, trồng lúa nước, bơi lội….. =>Các hình thức đó nhằm rèn luyện sức khoẻ,duy trì truyền thống văn hoá của cha ông, nhớ lại công lao của tổ tiên….. 2.Một số truyện dân gian sưu tầm được: Những chuyện các em sưu tầm được. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Ngày….tháng….năm 2012 Tuần : 19 Tiết : 70,71 Ngày soạn: 03/12/2012 PHÒNG GD – ĐT TIỂU CẦN KÌ THI: HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HIẾU TỬ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6 ( ĐỀ CHÍNH THỨC ) THỜI GIAN: 90 PHÚT ( Không kể thời gian chép đề) ------------------------ Câu 1 : a/ Chỉ từ l gì ? ( 1,5 đ). b/ Tìm chỉ từ trong câu sau . Xác định ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ vừa tìm được : (1,5 đ). Hai thứ bánh ấy . Câu 2 : Trình bày định nghĩa : Truyện cười ( 2 đ ) . Câu 3: Kể lại tình cảm của em với người thân .( ông, bà ,cha , mẹ ,anh ,chị ,em ).(5đ). ---------HẾT-------- PHÒNG GD – ĐT TIỂU CẦN ĐÁP ÁN ĐỀ THI: HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HIẾU TỬ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 6 ( ĐỀ CHÍNH THỨC ) THỜI GIAN: 90 PHÚT ------------------------ Câu 1: - Khái niệm: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật . Xác định vị trí sự vật trong không gian, thời gian. (1,5 đ) - Từ đấy là chỉ từ. Chức vụ làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ý nghĩa là xác định vị trí của sự vật trong không gian. (1,5 đ) Câu 2: ( 2 điểm) Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thoái hư, tật xấu trong xã hội . Câu 3: ( 1 điểm) a/MỞ BÀI : (0,5 đ) Giới thiệu sơ lược về người em định kể : là ai ? làm nghề gì ? bao nhiêu tuổi? tính tình của người được kể … b/THÂN BÀI: (4 đ) - Đặc điểm nổi bậc của người em định kể ( mẹ dịu dàng hết lòng yêu thương con, cha cương nghị ,nghiêm khắc , yêu thương con và chăm sóc cho gia đình . Ông luôn yêu thương con cháu , giúp đỡ cháu trong học tập , kể chuyện cho cháu nghe ……) (1 đ) - Ý thích của người em kể là gì ? (1 đ) +Thích trồng : hoa ,cây ăn trái ,lúa ,kiểng + Giải đáp thắc mắc . -Trong học tập :chăm sóc việc học ( nhắc học bài làm bài , dạy sắp xếp đồ cho ngăn nắp trật tự ) (0,5 đ) - Trong cuộc sống : kể chuyện ,dạy làm việc nhà ….chăm lo bình yên cho gia đình . (0,5 đ) -Tình cảm của em đối với người đó ra sao? (1 đ) c.KẾT BÀI : (0,5 đ) Nêu lên tình cảm, ý nghĩ của em về người được kể . ---------HẾT-------- Tuần : 19 Tiết : 72 Ngày soạn: 13/12/2012 TRẢ BÀI THI HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: Thông qua bài kiểm tra GV đánh giá được những ưu, khuyết điểm của HS II. KIẾN THỨC CHUẨN: 1. Kiến thức: HS biết tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài kiểm tra. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tự sửa bài làm của bản thân và có thể nhận xét bài làm của bạn. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: ¬ HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. 1. Ổn định: KTSS 2. KTBC: 3. Bài mới: - GV nêu yêu cầu tiết trả bài kiểm tra HK I. ¬ HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. GV cho HS nêu lại đề kiểm tra KH I. ¬ GV phát bài cho HS và sửa bài. - GV ghi những lỗi sai của HS, yêu cầu HS nhận xét sửa chữa . - GV giúp HS nhận ra ưu – khuyết điểm của bài làm . - GV nhắc nhở HS tránh lỗi lặp từ, chấm câu, hạn chế dùng quan hệ từ, viết hoa đúng lúc, không nên dùng từ ngữ trong văn nói, diễn đạt phải có ý nghĩa. Viết câu phải có chủ ngữ, vị ngữ . - GV chọn đọc những bài khá giỏi tuyên dương. Riêng bài yếu động viên HS phấn đấu hơn. Nhận xét: * Ưu điểm: - Đa số HS biết vận dụng phần lí thuyết (văn, tiếng việt) vào bài làm của mình. - HS hiểu và làm đúng theo yêu cầu của đề, biết vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài vào trong bài làm tập làm văn. - Câu 1: Đa số học sinh thuộc khái niệm chỉ từ và xác định được chỉ từ trong cụm danh từ, chức vụ và ý nghĩa của nó. - Câu 2: Hs thuộc khái niệm truyện cười. * Khuyết điểm: - Câu 1: Hs chưa xác định tốt chỉ từ trong cụm danh từ hoặc có xác định thì xác định chung chung chưa rõ và một số em còn lẫn lộn giữa chức vụ và ý nghĩa của chỉ từ. - Câu 2: hs thiếu cụm từ ”những hiện tượng đáng cười” làm cho khái niệm mất đi ý nghĩa hoặc không thuộc. - Câu văn chưa mạch lạc, viết câu thiếu thành phần câu. - Dùng nhiều từ của văn nói, diễn đạt lặp ý, không chấm phẩy .... - Dùng quá nhiều quan hệ từ . - Còn một số HS viết chữ không rõ ràng. * Hướng khắc phục: - Uốn nắn cách dùng từ của HS trong khi phát biểu. - Nhắc nhở HS khi nói, viết phải có chủ ngữ – vị ngữ - Nhắc nhở HS phải hình thành dàn ý trước khi viết bài . KẾT QUẢ TS Lớp Giỏi 9,0 à 10 Khá 7à >9 TB 5,0 à >7,0 Yếu 3 à >5,0 Kém 1,0 à >3 SL % SL % SL % SL % SL % 32 6.5 0 0 6 18.8 6 18.7 12 37.5 8 25 33 6.6 0 0 4 12.1 17 51.5 11 33.3 1 3.1 ¬ HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ – DẶN DÒ. 4. Củng cố: GV nhận xét tiết học. 5. Hướng dẫn tự học: Soạn bài: ”Bài học đường đời đầu tiên” + Đọc văn bản? + Trả lời câu hỏi SGK./. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Ngày….tháng….năm 2012

File đính kèm:

  • docVAN 6_TUAN 18.doc