Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 11: Vịnh khoa thi hương -Trần Tế Xương

• Tiết 11 VỊNH KHOA THI HƯƠNG

 -Trần Tế Xương –

• Nhà nước ba năm mở một khoa,

• Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

• Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

• Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

• Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

• Váy lê quét đất mụ đầm ra.

• Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

• Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 11: Vịnh khoa thi hương -Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Vịnh khoa thi hương -Trần Tế Xương –Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.I.Tiểu dẫn: - Bài ''Vịnh khoa thi hương'' lấy đề tài thi cử để thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và hiện thực xã hội nhốn nháo của chế độ thực dân nửa phong kiến.II. Đọc- hiểuHai câu đề:Nhà nước ba năm mở một khoa.Trường Nam thi lẫn với trường Hà.Câu 1: Đưa ra một tin bình thường . +Thời gian : '' Ba năm mở một khoa''+Nhịp thơ : 2/2/3-> âm điệu trang trọng.+Từ ngữ trang trọng : Nhà nước, mở một khoa.-> Đó là những khoa thi diễn ra theo đúng thông lệ, tổ chức đúng nền nếp, quy tắc từ xa xưa.Câu 2 : Tin không bình thường . + Âm điệu khác: 4/3 + Cách dùng từ : nói tắt: Trường Nam, trường Hà -> gợi cảm giác thiếu nghiêm chỉnh. .Từ "thi lẫn"-> sự lẫn lộn, ô hợp, láo nháo trong thi cử. => 2 câu đầu, tác giả đã sử dụng sự đối lập, tuy nhẹ nhưng có tác dụng gây cười, gợi suy ngẫm thú vị.Hai câu thực:Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ.ậm ọe quan trường miệng thét loa.+ Nhóm 1, 3: Hình ảnh người đi thi hiện lên ntn? Nhận xét?+ Nhóm 2, 4: Hình ảnh ''quan trường'' ra sao? ý nghĩa của hình ảnh đó?Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, giao trách nhiệm cho các thành viên, cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề.Thảo luận nhóm2. Hai câu thực: Cảnh trường thi* Sĩ tử ( Người đi thi.)+ ''Vai đeo lọ''-> dáng dấp luộm thuộm.+ ''Lôi thôi sĩ tử''- đảo ngữ-> nhấn mạnh vào vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử trong khoa thi Đinh Dậu.Họ không có tư thế của sĩ tử đi thi, càng không có tư thế của người làm chủ kiến thức trong kì thi.* Quan trường (Người coi thi ).- Dáng vẻ ra oai, nạt nộ nhưng thực chất là cái oai cố tạo ra:+ ''ậm ọe quan trường''- đảo ngữ-> làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo, không có dáng vẻ thực chất của quan trường.+ ''Miệng thét loa''-> thấy rõ sự lộn xộn, nhốn nháo của cảnh trường thi=>2 dáng vẻ đối lập nhau nhưng mang chung một ý nghĩa: cảnh hỗn độn, nhếch nhác- nết tàn tạ chung của thi cử, cũng là của nền nho học lúc bấy giờ.3.Hai câu luận:Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến Váy lê quét đất, mụ đầm ra.- Hình ảnh: Quan sứ , Bà đầm-> làm tăng sự lố bịch của cuộc thi:+'' Lọng cắm rợp trời'' : đón tiếp rất trang nghiêm, linh đình.+''Váy lê quét đất'' : cách ăn mặc của quan bà diêm dúa, lòe loẹt.-> đảo ngữ trong 2 câu thơ giúp người đọc nhận rõ sự phô trương về hình thức, khác hẳn với hình ảnh của sĩ tử và quan trường.+ Nghệ thuật đối: .quan sứ >Trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu, chướng tai gai mắt,-> toát ra tiếng cười chua chát, mỉa mai của Tú Xương. 4. Hai câu kết:- Câu hỏi: ''Nhân tài đất Bắc nào ai đó''-> lời gọi tất cả sĩ tử, những người tài giỏi hãy '' Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà'', để nhận ra hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước.=> Thấy được tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thực dân xâm lược. Từ đó muốn thức tỉnh tinh thần dân tộc.III.Tổng kết1. Nội dung- Bài thơ thể hiện thái độ châm biếm, đả kích sâu cay của TG.- Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc của Tú Xương.2. Nghệ thuật- Kết hợp hài hòa giữa châm biếm đả kích với trữ tình tha thiết.- NT đảo ngữ, đối lập ->ý nghĩa sâu sắc cho BT.Bài tập về nhà: Hãy nêu cảm nghĩ của em về cảnh trường thi năm Đinh Dậu.

File đính kèm:

  • pptTiet 11 Vinh khoa thi huong.ppt
Giáo án liên quan