- Ngô Đức Kế (1879 - 1929), một nhà nho uyên thâm, có tầm nhìn xa trông rộng, có tư tưởng tiến bộ, từng hoạt động yêu nước và bị ở tù Côn Đảo
- Ông viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ có tính chiến đấu cao
(HS liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu)
13 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Luận về chính học cùng tà thuyết: Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận về chính học cùng tà thuyết: Quốc văn - Kim Vân Kiều - Nguyễn DuTác giả: Ngô Đức KếNội dung bài họcTác giảĐọc hiểuTổng kếtLuyện tậpI. Tác giả - Ngô Đức Kế (1879 - 1929), một nhà nho uyên thâm, có tầm nhìn xa trông rộng, có tư tưởng tiến bộ, từng hoạt động yêu nước và bị ở tù Côn Đảo - Ông viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ có tính chiến đấu cao (HS liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu)II. Đọc hiểu văn bảnHoàn cảnh và mục đích viết bài luận của tác giảHệ thống luận điểm và cách tổ chức lập luận1. Hoàn cảnh và mục đích viết bài luận của tác giả(HS xem phần Tiểu dẫn) - 10/8/1924, Phạm Quỳnh đọc bài diễn văn với những lời lẽ khoa trương, đề cao thái quá giá trị của Truyện Kiều, dễ tạo ra sự ngộ nhận về sự tồn vong của đất nước có thể chỉ căn cứ vào sự tồn tại của một tác phẩm văn chương, từ đó dẫn mọi người đến sự xao lãng vấn đề mất nước = Không thể không viết đập lại. - Ngô Đức Kế cố ý luận về chính học cùng tà thuyết, cố ý hạ thấp giá trị của Truyện Kiều để cảnh tỉnh mọi người phải tập trung sức lực, tâm trí vào việc lớn nhất lức bấy giờ là cứu nước.2. Hệ thống luận điểm và cách tổ chức lập luậnĐoạn 1: từ đầu đến “thậm hơn nữa”: bàn chung về sự lợi hại của chính học cùng tà thuyếtĐoạn 2: từ “Nước VN ta” đến “dẫn ra sau này một chuyện”: đạo học ở Việt Nam đương thờiĐoạn 3: từ “Kim Vân Kiều là sách gì?” đến “rất hào hoa”: bình luận về Truyện KiềuĐoạn 4: “Thế mà này nay” đến hết: phong trào rầm rộ đề cao Truyện Kiều và nguy cơ của vận mệnh đất nước nếu mọi người chỉ biết có Truyện Kiều a. Đoạn 1: - Chính học là gì?- Tà thuyết là gì?- Quan điểm chung về sự lợi hại của chính học và tà thuyết: Đất nước được quyết định bởi con người, cái cốt lõi của con người là tư tưởng, cho nên “vận nước thịnh hay suy quan hệ tại đâu? Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? Tại học thuyết tà hay chính. Khi chính học thắng thế thì con người và xã hội phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Khi tà thuyết lưu hành thì con người và xã hội sẽ trở nên đồi bại, xấu xa.b. Đoạn 2: Nhìn chung đạo học nước ta thời ấy ngày càng sa sút, là môi trường thuận lợi cho tà thuyết nổi lên và lưu hành. Dù có phần cực đoan khi ông quá nhấn mạnh mặt đen tối, xấu xa của đạo học nước ta thời ấy, nhưng ông thật tỉnh táo, sáng suốt khi chỉ ra cái nguy cơ lớn lao là: “đạo học sa sút” thì “đạo đức ngày càng suy đồi, nhân tâm càng ngày càng theo về đường hư nguỵ”c. Đoạn 3: Bình luận- Dở từ tên sách, sự tích (nội dung) đến văn chương (hình thức biểu hiện) và ý nghĩa. Đây là sự chuẩn bị để công kích phong trào xướng hoạ, ca tụng Truyện Kiều nên Ngô Đức Kế bất chấp những giá trị khách quan của Truyện Kiều, chỉ chăm chăm tìm bới mọi khía cạnh xấu kém để hạ thấp giá trị của tác phẩm ấy.- Tuy nhiên, đặt những nhận xét của ông vào hoàn cảnh thời đó sẽ thấy đó là những lời cảnh tỉnh thật sâu sắc, mạnh mẽ: “Các gã thiếu niênxem truyệnmà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa”= Đó phải chăng là quyết tâm cứu nước.d. Đoạn 4: - Trong hoàn cảnh đất nước lúc đó, Truyện Kiều đã không có lợi cho thanh niên và những người giàu nhiệt huyết yêu nước thì việc cố tình thổi phồng, đề cao Truyện Kiều là một thứ tà thuyết cần bị phê phán, đả phá.- Bằng việc phủ nhận, phê phán những luận thuyết sai lầm, chỉ có lợi cho mưu đồ thâm độc của kẻ thù, đồng thời khẳng định phải tập trung tâm lực vào nhiệm vụ cứu nước, phải làm sao để mọi người giữ vững cái gan lòng sắt đá, cái chí nguyện cao xa, bài viết của Ngô Đức Kế đã là một thứ chính học đáng trân trọnge. Cách lập luận chặt chẽ, sắc sảo mà không khô khan, văn chương giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu của tác giả Ngô Đức Kế- Tác giả triển khai vấn đề theo cách đi từ cái chung tới cái riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ toàn cảnh đến hiện tượng: qua hệ thống luận điểm- Các lí lẽ được sử dụng rất lôgic, chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, đầy sức thuyết phục.- Hình ảnh, nhịp điệu đa dạng: “Một anh giả dối, lóp lépmột bọn u mê hờ hững, nhiều câu văn mang hơi hướng văn biền ngẫu rất uyển chuyển, nhịp nhàng: “đoạn cuối văn bản. III. Tổng kết Học sinh đọc và học thuộc phần Ghi nhớ trong SGKTạm biệt và hẹn gặp lại
File đính kèm:
- Luan ve chinh hoc va ta thuyet.ppt