Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 42, 43 - Mùa lạc ( Nguyễn Khải )

-Nguyễn Khải là một nhà văn được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

 - Sáng tác của ông thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội .

- Đề tài trung tâm trong các sáng tác của Nguyễn Khải :

 +Viết về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới.

 +Viết về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ.

 +Viết về đ/s hiện thực sau khi đất nước hòan tòan thống nhất.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 42, 43 - Mùa lạc ( Nguyễn Khải ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúc các em một giờ học sôi nổi và hứng thú! TIẾT 42+ 43 - GIẢNG VĂN MÙA LẠC ( Nguyễn Khải ) Về tác giả12Về tác phẩmI/ TÌM HIỂU CHUNG 1/Nhà văn Nguyễn Khải(1930 )-Nguyễn Khải là một nhà văn được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. - Sáng tác của ông thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội .- Đề tài trung tâm trong các sáng tác của Nguyễn Khải : +Viết về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. +Viết về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ. +Viết về đ/s hiện thực sau khi đất nước hòan tòan thống nhất.2/ Tác phẩm :a/Về đề tài:Cuộc sống mới, con người mới ở nông trườngĐiện Biên sau chiếntranh (nơi nhà văn đãđến thâm nhậpthực tế năm 1958 vàsau đó vớinhiều lần trở lại) b/Hòan ảnh ra đờicủa tác phẩm:Sau hòa bình lập lại, Miền Bắc xây dựngcuộc sống mới XHCN.Các nhà văn hướng vềTây Bắc (vùng đấtđau thương trongchiến tranh nayđang được hồisinh) c/ Cốt truyện Truyện kể về cuộc đời của chị Đào-người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Chị phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống. Cuối cùng, chị đã đến nông trường Điện Biên và làm ở đội sản xuất số 6.Ở đây, chị cũng đã gặp được nhiều người có cùng cảnh ngộ bất hạnh như mình. Và cuộc sống mới với những con người lao động mới đã giúp chị tìm thấy hạnh phúc .Cuộc đời chị cũng như cuộc đời của bao người cùng cảnh ngộ như chị đã dần được hồi sinh. -Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là cảm hứng về sự hồi sinh của con người và cuộc sống sau chiến tranh.Chủ đề của tác phẩm: Thông qua sự biến đổi về số phận của các nhân vật trong trong tác phẩm, nhà văn khẳng định : chỉ có môi trường tốt đẹp, chỉ có những con người lao động giàu lòng nhân ái gắn bó nhau trong một quan hệtốt đẹp thì con người mới thật sự tìmđược cho mình một cuộc sống mới. d/Cảm xúcchủ đạovà chủ đềcủa tác phẩmA/ Cuộc sống mới và sự hồi sinh của cảnh vật và con người ở nông trường Điện Biên : 1/ Cuộc sống mới trên nông trường Điện Biên: *Điện Biên xưa : -Là nơi chiến trường hoang tàn, đầy bom đạn, đầy chết chóc – đau thương, khô cằn, thiếu sự sống. II/ PHÂN TÍCHĐIỆN BIÊN NĂM XƯA LÀ CHIẾN TRƯỜNG, LÀ NHỮNG HỐ BOM*Điện Biên nay : Là một nông trường đang“thay da đổi thịt” từ bàn tay lao động, dựng xây của bao người. - Cảnh vật : Xanh tươi, tràn đầy sức sống. - Cuộc sống của con người : nhộn nhịp, sầm uất, sôi nổi, vui tươi. *Tóm lại, có thể nói : Điện Biên đang được hồi sinh. Cuộc sống mới thật sự đã trở lại . Và đúng như Nguyễn Khải đã khẳng định: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ” ĐIỆN BIÊN NGÀY NAY - ĐANG THAY DA ĐỔI THỊT TỪNG NGÀYNÔNG TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN ĐANG VÀO MÙA THU HOẠCH LẠC2/ Sự hồi sinh của những cảnh đời, những số phận : a/ Các nhân vật Huân, Duệ, Dịu : -Trước khi lên nông trường Điện Biên : mỗi người đều có một cảnh ngộ, một hòan cảnh đau thương và bất hạnh -Từ khi đến nông trường Điện Biên : Họ đều đã tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống lao động và tình thương, sự quan tâm của mọi người. b/ Nhân vật Đào: “Gặp một lần có thể nhớ mãi” b1.Về lai lịch : - Đào xuất thân trong một gia đình nghèo ở nông thôn, không ruộng đất, quanh năm làm đậu phụ hay nấu rượu.b2.Về ngoại hình : -Đào thuộc loại phụ nữ thua thiệt,ít duyên dáng, kém nhan sắc, “quá lứa lỡ thì”.(d/c )  dáng dấp, khuôn mặt chị như dự báo một phần về số phận, cuộc đời bất hạnh của chị. b3.Số phận và tính cách : @/ Trước khi lên nông trường Điện Biên: - Hòan cảnh : + Lấy chồng sớm ( từ năm 17 tuổi), cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. + Chồng chết, con chết, chị lâm vào cảnh không gia đình, không người thân. + Chị phải sống phiêu bạt khắp nơi, làm đủ mọi nghề, cô đơn tủi cực, “muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. - Tính cách :Để tồn tại, chị phải chọn cách sống “táo bạo, liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho thân mình”. - Khát vọng : Song có lúc, chị vẫn mơ ước một mái ấm gia đình và khát khao hạnh phúc.*Tóm lại, trước khi lên nông trường điện Biên, Đào có một quá khứ thiệt thòi, đau buồn, bất hạnh. @/ Đến nông trường Điện Biên : * Lúc đầu : - Với tâm lý “tìm một chỗ dừng chân cho cuộc đời”, cho nên : + Chị sống với tâm trạng chán chường và thái độ độ bất cần, không niềm tin, không hy vọng. + Chị sẵn sàng tỏ thái độ với bất cứ ai khi họ chạm đến quá khứ hay nỗi đau của mình. + Mặc dù vậy, từ trong sâu thẳm của tâm hồn, Đào vẫn khát khao hạnh phúc gia đình và một cuộc sống vui vẻ ,đầm ấm. @/ Dần về sau : Trong không khí rộn ràng, náo nức của cuộc sống mới ở nông trường, Đào đã : - Tìm thấy niềm vui, thấy cánh cửa hạnh phúc mở ra qua giọng hát của Huân, qua lá thư của ông Dịu, trong sự quan tâm của mọi người. - Tâm hồn Đào được hồi sinh, chị thấy: +Yêu đời và càng hăng say lao động. + Yêu mến mọi người “vì mọi người đều đáng yêu,tất cả đều vun xới cho hạnh phúc của chị”. +Dự phóng cho mình một tương lai và thực sự nhận nông trường Điện Biên làm quê hương thứ hai của mình. *Tóm lại, - Nông trường Điện Biên là nơi đem lại cho Đào niềm yêu thương hạnh phúc, làm biến đổi số phận của Đào. - Mặt khác, sự nỗ lực vươn lên của chính chị trong một môi trường mới tốt đẹp đã giúp Đào tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. - Qua sự biến đổi về số phận - tính cách của nhân vật Đào, Nguyễn Khải đã thể hiện rõ quan điểm của mình đối với cuộc sống : Chỉ có giữa những con người lao động đẹp và giàu lòng nhân ái, gắn bó với nhau trong một quan hệ tốt đẹp thì mới giải quyết được bi kịch của những số phận, những con người nhỏ bé và bất hạnh. B/ Những thành công về nghệ thuật:1. Cách đặt nhan đề tác phẩm “Mùa lạc”: - “Mùa lạc”: mùa thu họach lạc sôi nổi khẩn trương của những công nhân đội sản xuất số 6 ở nông trường Điện Biên  tiêu đề mang ý nghĩa tả thực. - “Mùa lạc” ( “lạc” trong tiếng Hán còn có nghĩa là vui) – “Mùa lạc” là mùa vui, mùa hạnh phúc của những người nông dân ở nông trường Điện Biên mà họ đã “gặt hái” được trong cuộc sống lao động,trong trong quan hệ tình người nhân ái và ấm áp.  tiêu đề đồng thời thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm : Cảm hứng về sự hồi sinh.2. Nghệ thuật miêu tả – kể chuyện : - Tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh họat của con người bằng bút pháp tả thực cho nên cảnh và người trong tác phẩm hiện lên chân thực mà sinh động. - Cách kể chuyện linh họat nhưng lại gần gũi, dễ hiểu. - Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mang đậm màu sắc ngôn ngữ địa phương ở miền Bắc.3. Cách xây dựng tác phẩm bằng những xung đột nội tâm độc đáo ( cuộc đời cũ và cuộc đời mới cùng tồn tại với những tính cách đa chiều của nhân vật Đào). - “Mùa lạc” mặc dù có một vài chi tiết hơi gượng ép ( phù hợp với thời kỳ đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc ); nhưng tác phẩm đã tạo một không khí đầm ấm, nhẹ nhàng , tha thiết của con người – của tình người trong cuộc sống mới .- Thông qua tác phẩm, Nguyễn Khải muốn gửi đến cho mọi người bức thông điệp về tình người , kêu gọi mọi người hãy quan tâm và thành thật với nhau để cuộc đời thêm tươi đẹp. Đúng như lời nhắn nhủ của Tố Hữu trong một bài thơ : Có gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người, sống để yêu nhau. III/ TỔNG KẾT@/ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ SỌAN BÀI :1/ Hướng dẫn học bài : - Nắm vững kiến thức cơ bản về tác giả, về tác phẩm ( hòan cảnh sáng tác, cốt truyện, chủ đề và các giá trị về nội dung- nghệ thuật của tác phẩm. Chú ý nắm vững đặc điểm của nhân vật Đào). - Cập nhật vào vở ghi và học thuộc các từ ngữ, câu văn, đọan văn tiêu biểu để chứng minh cho nội dung cần phân tích.- Vận dụng kiến thức bài học để phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài sau : Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” để làm rõ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống của cuộc sống sau chiến tranh. 2/ Hướng dẫn sọan bài: TÁC GIA TỐ HỮU - Đọc SGK và đọc thêm các tư liệu tham khảo về tác gia Tố Hữu để làm rõ những nội dung kiến thức sau : + Nét chính về tiểu sử – cuộc đời của Tố Hữu có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác thơ ca của nhà thơ + Quan điểm sáng tác, đề tài và các chặng đường thơ của Tố Hữu .Tại sao nói : Con đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó với con đường họat động Cách mạng của ông làm một- Sự nghiệp thơ ca Tố Hữu luôn theo sát từng bước đi của Cách mạng Việt Nam trong từng giai đọan ? + Những đặc điểm cơ bản trong phong cách sáng tác thơ của Tố Hữu- Chứng minh và phân tích bằng những biểu hiện cụ thể. CHÚC CÁC EM CHĂM HỌC VÀ HỌC THẬT TỐT ! TEXT 12345678910111213ANÔ CHỮ VĂN HỌC ƯƠNDƠƯNGVGANHDCOANGIANHKNÂHTEMTRUYENTEYUTNMĐAICAGATÔTICHCAAOTMRTCIƠƯÊYUTNĂRSTHƯCITHTÊYURƠc.

File đính kèm:

  • pptMua lac.ppt