Bài giảng Ngữ văn 10 tiết 67, 68: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

1.Thế nào là người hiền tài? Vì sao hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

-Đáp án:

2.Chúng ta có thể xem Trần Quốc Tuấn là hiền tài được hay không?

-Đáp án:

 Thượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn là một hiền tài đặc biệt, là anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng trên toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên-Mông xâm lược

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 tiết 67, 68: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: TIẾT:67,68. BÀI HỌC:HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.A.KIỂM TRA BÀI CŨ:1.Thế nào là người hiền tài? Vì sao hiền tài là nguyên khí của quốc gia?-Đáp án:2.Chúng ta có thể xem Trần Quốc Tuấn là hiền tài được hay không?-Đáp án: Thượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn là một hiền tài đặc biệt, là anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng trên toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên-Mông xâm lượcHƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNGTRẦN QUỐC TUẤN(1228-1300)B. GIỚI THIỆU BÀI +DẠY BÀI MỚI: TQTlà một vị anh hùng thuở bình Nguyên, văn võ toàn tài,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng Giang bất tử. Song chân dung con người ông như thế nào chúng ta đều phải dựa vào nhà sử gia Ngô Sĩ Liên qua sách “Đại Việt sử kí toàn thư”.Hôm nay chúng ta sẽ đượctìm hiểu về HĐĐV TQT một vị tướng anh hùng đầy tài năng,mưu lược,một con người có nhiều phẩm chất cao quí với tư cách là một nhân vật lịch sử qua cách kể chuyện mạch lạc,khúc triết,linh hoạt,đầy ấn tượng của sử gia Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử kí toàn thư”.I.ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG:1.TÁC GIẢ: Ngô Sĩ Liên ( ?- ?) Tiến sĩ Ngô Sĩ Liên từng làm tư nghiệp Quốc Tử giám( Hiệu trưởng)là một trong những sử gia nổi danh của nước ta thời Trung đại,tiếp tục sự nghiệp của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên-Quê: làng Chúc Lí,huyện Chương Đức,nay là xã Chúc Sơn,huyện Chương Mĩ,tỉnh Hà Tây.-Đỗ tiến sĩ: năm 1442 dưới thời Lê Thái Tông.-Các chức quan giữ thời vua Lê Thánh Tông: Hữu thị lang bộ Lễ,Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử giám,Tu soạn Quốc sử quán . 2.TÁC PHẨM “Đại Việt sử kí toàn thư” :-Xuất xứ : “Đại Việt sử kí toàn thư” do Ngô Sĩ Liên vâng lệnh vua Lê Thánh Tông biên soạn, dựa trên các cuốn “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu (thời Trần) và “Sử kí tục biên” của Phan Phu Tiên (thời Lê). Đó là cuốn sử biên niên(ghi chép theo năm tháng) vừa có giá trị lịch sử , vừa có giá trị văn học,thể hiện mạnh mẽ tinh thần dân tộc Đại Việt.-Hoàn tất : năm 1479, gồm 15 quyển.-Nội dung : ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428.3.BỐ CỤC của bài học “HĐDV TQT” : 3đoạn_ Đoạn 1: “Tháng 6..giữ nước vậy” : Lời nói cuối cùng của Trần Quốc Tuấn với vua Trần về kế sách giữ nước._ Đoạn 2: “Quốc Tuấn là convào viếng” : Trần Quốc Tuấn với lời trối của cha,trong các câu chuyện với gia nô và hai con trai._ Đoạn 3: “Mùa thuVạn Kiếp tông bí truyền thư” : Nhắc lại những công tích lớn,trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:1.Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:a.Trung quân ái quốc: Thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước._Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước, an dân.(Lời phân tích với vua về kế sách đánh giặc,cách giữ nước của TQT khi lâm bệnh) Kế sách giữ nước của TQT là:.Tùy thời mà có sách lược phù hợp..Linh hoạt trong vận dụng binh pháp chống giặc..Toàn dân đoàn kết một lòng..Phải khoan thư sức dân( giảm thuế,bớt hình phạt,không phiền nhiễu dân,chăm lo cho dân)_Lòng trung quân của TQT được đặt trong hoàn cảnh có thử thách(Mối hiềm khích giữa cha TQT với vua Trần Thái Tông, lời dặn dò của cha về việc lấy thiên hạ) TQT đã đặt chữ “Trung” lên trên chữ “Hiếu”,nợ nước trên tình nhà.ông hỏi ý kiến hai gia nô và hai con để thử lòng:.Yết Kiêu, Dã Tượng trả lời. Ông “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”..Hưng Vũ Vương trả lời. Ông”ngầm cho là phải”..Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng trả lời. Ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối. =>TQTlà một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước,không tư lợi. TQT còn là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn và rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái.b.TQT là vị tướng anh hùng đầy tài năng,mưu lược:_TQT lập nhiều chiến công, có sự nghiệp lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông._TQT cống hiến những tác phẩm có giá trị về quân sự cho đời sau( “Binh gia diệu lí yếu lược”, “ Vạn Kiếp tông bí truyền thư” )=>TQT biết rõ tương quan địch- ta và có đối sách phù hợp, chú trọng đoàn kết toàn dân.Chứng tỏ ông có tầm nhìn xa , trông rộng và sáng suốt của một vị tướng tài ba. c. Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ̣ lớn lao:_Khiêm tốn kính cẩn giữ tiết làm tôi_Tận tình với tướng sĩ dưới quyền( soạn sách dạy bảo,khích lệ, tiến cử người tài)_Sau khi mất TQT còn hiển linh phò trợ dân chống tai nạn, dịch bệnh.=>SƠ KẾT: HĐĐV TQT là người trung quân ái quốc, dũng cảm,tài năng, mưu lược,có đức độ lớn lao.Có thể nói HĐĐV TQT đã để lại một tấm gương sáng về đạo làm người.2.NGHỆ THUẬT :Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật: Nhân vật Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống thử thách, nhờ̀ đó́ làm nổi bật những phẩm chất cao quí của nhân vật ở nhiều phương diện:-Đối với nước:sẵn sàng quên thân “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”-Đối với vua:hết lòng trung quân.-Đối với dân:quan tâm lo lắng. Khi sống nhắc vua khoan thư sức dân, khi chết hiển linh phù trợ.-Đối với tướng sĩ dưới quyền:tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.-Đối với con cái:nghiêm khắc giáo dục.-Đối với bản thân:khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa.b.Nghệ thuật kể chuyện:Cách kể chuyện không đơn điệu theo trình tự thời gian mà rất linh hoạt :-Từ hiện tại: “Tháng 6, ngày 24, sao sa”-Trở về quá khứ:kể chuyện về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn-Sau đó lại trở về hiện tại với dòng sự kiện đang xảy ra: “Mùa thu, tháng 8,ngày 20,HĐĐV TQT mất ở phủ đệ Vạn Kiếp”=> Cách kể chuyện này cho thấy, đoạn trích không phải là sự ôn lại lịch sử một cách khô khan mà bằng cách kể mạch lạc, khúc chiết, đầy ấn tượng.Sử gia Ngô Sĩ Liên đã cho người đọc thấy được những công lao, đức độ của HĐĐV TQT được thể hiện trong những câu chuyện lịch sử sinh Động.III. TỔNG KẾT:1.Nghệ thuật: -Khắc họa đậm nét nhân vật Trần Quốc Tuấn. -Kể chuyện với những chi tiết sinh động.2.Nội dung: Văn bản đã dựng lên một tượng đài kì vĩ,tráng lệ về HĐĐV Trần Quốc Tuấn,người anh hùng toàn tài, toàn đức có công lớn nhất trong ba lần kháng chiến đánh thắng giặc Nguyên- Mông.Ghi nhớ:Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn,với những chi tiết chọn lọc và xúc động đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh TQT, một nhân cách vĩ đại,bất tử trong lòng dân tộc.C. Củng cố: -Phát biểu suy nghỉ về lòng tin của nhândân vào sự hiển linh của TQT. -Tóm tắt câu chuyện về TQT. D. Dặn dò:-Học bài cũ.-Chuẩn bị bài mới:.LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRẦN HƯNG ĐẠO.

File đính kèm:

  • pptHung Dao Dai Vuong Tran Quoc Tuan(2).ppt