Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 33- Làm văn Trả bài số 2 - Ra đề số 3 (làm ở nhà )

I/ Xác định yêu cầu của đề và hình thành dàn bài sơ lược :

• 1/ Xac định yeu cau cua đe :

• * Đe 1: Ke lai mot truyen co tích hay mot truyen ngan ma em đa hoc.

• - Yeu cau ve phương phap : Ke lai mot cach ngan gon theo trí nhớ ve mot cau truyen đa hoc.

• - Yeu cau ve kien thức : truyen co tích hay mot truyen ngan hien đai.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 33- Làm văn Trả bài số 2 - Ra đề số 3 (làm ở nhà ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33- Làm văn Trả bài số 2 - Ra đề số 3.(làm ở nhà )@/ TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 :I/ Xác định yêu cầu của đề và hình thành dàn bài sơ lược :1/ Xác định yêu cầu của đề : * Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hay một truyện ngắn mà em đã học.- Yêu cầu về phương pháp : Kể lại một cách ngắn gọn theo trí nhớ về một câu truyện đã học.- Yêu cầu về kiến thức : truyện cổ tích hay một truyện ngắn hiện đại. *Đề 2 : Tưởng tượng và kể lại đọan kết của truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy” ( đoạn Mỵ Châu và Trọng Thủy gặp nhau dưới thủy cung ).-Yêu cầu về phương pháp : Kể chuyện sáng tạo- Yêu cầu về kiến thức : Tình huống truyện hợp lôgic, chặt chẽ, có sức thuyết phục và có tính giáo dục cao. 2/ Dàn ý sơ lược :* Đề 1 :- Mở bài : Giới thiệu câu truyện sẽ kể và lý do chọn kể câu truyện ấy.- Thân bài : Kể lại câu truyện theo trí nhớ với một trình tự nhất định ( thời gian, không gian hay tình tiết- nhân vật tiêu biểu ).- Kết bài : Ý nghĩa hay tác dụng của câu truyện vừa kể đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của bản thân.*Đề 2 :- Mở bài : Giới thiệu tình huống truyện.- Thân bài : Lần lượt hình thành các tình tiết cơ bản để giải quyết tình huống của câu truyện một cách hợp lý.- Kết bài : Kết quả của tình huống truyện đã nêu lên ở phần mở và phần thân truyện. II/ Nhận xét về bài làm : 1/ Ưu điểm : - Về nội dung : + Đa số đều tỏ ra hiểu đề và có sự lựa chọn nội dung đề tài khá rõ ràng. + Nhiều bài viết có nội dung khá sâu sắc ( nhất là các bài viết ở đề 1). + Nhiều bài viết ở đề 2 có cách nêu tình huống và sử lý tình huống tương đối thuyết phục, thể hiện sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng khá phong phú. - Về hình thức : + Một số bài viết diễn đạt khá lưu lóat, cách lập luận tương đối chặt chẽ. + Chữ viết ở một số bài rõ ràng; trình bày sạch đẹp.ít sai lỗi dùng từ, viết câu và lỗi chính tả.2/ Khuyết điểm : - Về nội dung : + Còn một vài bài xác định sai yêu cầu của đề ( do không đọc kỹ đề ). + Nội dung kể còn dài, các tình tiết tưởng tượng còn khiên cưỡng, cường điệu thiếu tự nhiên, thiếu lôgic. + Nhiều bài viết ( đề 1 ) kể sai tình tiết vốn có của câu truyện ( bịa ). Một số bài đề 2, các tình tiết tưởng tượng chịu ảnh hưởng của phim kiếm hiệp, võ thuật của Hồng Kông – Trung Quốc.- Về hình thức : + Một số bài chữ viết đọc không được ( chữ nhỏ, viết cẩu thả ). + Sai nhiều lỗi chính tả ( không viết hoa danh từ riêng, thiếu nét, thừa nét viết tắt tùy tiện + Dùng từ thiếu chính xác, không biết dùng từ. + Câu không chuẩn : câu dài, không đủ các thành phần câu; chấm câu tùy tiện. + Ý lan man, lủng củng, diễn đạt tối nghĩa . III/ Thống kê chất lượng bài làm : - Điểm từ trung bình trở lên : 20 bài ( trong đó có 0 bài điểm giỏi và bài điểm khá ) - Điểm dưới trung bình : 26 bài ( trong đó có 2 bài điểm 2 và một bài điểm 3 ) = > Nhận xét chung : So với bài số 1, bài số 2 chưa có sự tiến bộ cả về kiến thức và phương pháp. VI/ Sửa lỗi : A/ Lỗi thường gặp : @/ Xác định và chỉ ra nguyên nhân và cách sửa của những lỗi sai sau : I/ Lỗi chính tả 1.Nhưng sau đó Trọng Thủy vang xin Mỵ Châu tha lỗi. 2. Trọng Thủy đem xác của Mỵ Châu an tán ở loa thành. 3. Trọng Thủy cảm thấy ân hận, bức rức 4. Mỵ Châu bỗng tuân rơi nước mắt 5. Xuống thủy cung, Trọng Thủy phải chiệu trăm ngàn cay đắng*Nguyên nhân : do không nắm vững quy tắc chính tả; do phát âm sai dẫn đến viết sai.II/ Sai về cách dùng từ:7. Bài học rút ra từ câu truyện Tấm Cám là : đừng nên quá ác độc, trắng trợn lương tâm.8. Hai chị em Tấm nô nức ra đồng.9. Chuyện tình của họ ở dưới thủy cung có bị ắt đứt như ở trên nhân gian không10. Nhưng có một câu truyện luôn ngấm sâu vào trong tâm trí của tôi*Nguyên nhân : do không hiểu nghĩa của từ, vốn từ nghèo, không biết lựa chọn từ ngữ cho thích hợp với nội dung cần diễn đạt . II/Lỗi viết câu sai14. Khi Trọng Thủy lừa được Mỵ Châu ăn trộm nỏ thần và đánh chiếm thành Cổ Loa.15. Sau khi đem xác Mỵ Châu về an táng.Trọng Thủy nhớ lại những ngày sống bên Mỵ Châu16. Sau khi chiếm được nước Aâu Lạc. Trọng Thủy buồn bã, ân hận về những gì mình gây nên cho Mỵ Châu. 17. Đặc biệt trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Nguyễn Minh Khuê. 18. Đến lúc trở về, thì bé Thu đã 8 tuổi.19. Khuyên chúng ta phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ, vì “cha mẹ chỉ có một trên đời”.20.Rồi ngày kia, khi đang đứng tắm ở giếng. 21. Nêu lên bài học về tinh thần cảnh giác, không chủ quan khinh địch.22. Qua những câu truyện cổ tích Việt Nam mà em đã học và đã xem.23. Sau khi Mỵ Châu bị chém đầu và Trọng Thủy cũng tìm đến cái chết. Tôi cứ tưởng cuộc tình của họ đã chấm dứt ngờ đâu=> Câu không chuẩn: thiếu cụm chủ vị; thiếu CN, thiếu VN ; chấm câu sai ) - Nguyên nhân : do chưa nắm vững kiến thức về câu; chưa biết dùng dấu câu; thiếu ý thức tự rèn luyện cách nói, cách viết cho trong sáng - Cách sửa : Thêm cụm CV; thêm CN; thêm VN; thay dấu chấm thành dấu phẩy B/ Lỗi diễn đạt : 1.Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam em đã được học rất nhiều truyện, trong đó truyện để lại trong lòng tôi ấn tượng sâu sắc nhất là truyện “Thạch Sanh”. - Lỗi sai : Cách xưng hô không nhất quán ( “EM” – “TÔI” ) -> chọn một trong hai cách xưng hô.2. Việt Nam là một nước có số lượng truyện cổ tích rất nhiều, trong số đó em cũng đã nghe đọc và nghe kể lại rất nhiều những câu truyện mà em cảm thấy hay và có ý nghĩa nhất là truyện “Ăn khế trả vàng”.-Lỗi sai : +Lặp từ “rất nhiều”. + Câu dài, ý chưa mạch lạc. 3. Sau cái chết đấy thương tâm và đau khổ của Mỵ Châu vì đã nhẹ dạ cả tin vào chàng mà phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Cảm thấy hối tiếc và ân hận Trọng Thủy đã tìm đến cái chết để chuột lại những tội lỗi mà mình đã gây ra cho Mỵ Châu.- Lỗi sai : + Chấm câu sai .+ Diễn đạt ý thiếu lôgic.+ Sai lỗi chính tả “chuột lỗi lầm” -Cách sửa : Bỏ dấu chấm . Viết lại đọan văn cho gọn và chặt chẽ. Sửa lỗi chính tả.4. Đứng trước một tình yêu mãnh liệt và tấm lòng chân thật của Trọng Thủy, giám đem cả tính mạng mình ra cá cược. Thủy Vương phải rung động trái tim, ngả lòng từ bi mà giúp Trọng Thủy tìm gặp lại Mỵ Châu.- Lỗi sai : +Diễn đạt lủng củng . Dùng từ thiếu lựa chọn Viết câu chưa đúng.- Cách sửa : Bỏ dấu chấm. Gĩư nguyên ý nhưng sắp xếp lại từ ngữ cho hợp logic và lưu loát. @/ Rút kinh nghiệm từ những lỗi sai trên : - Nắm vững quy tắc chính tả; quy tắc viết câu. - Phải có vốn từ phong phú; khi viết hay nói, phải hiểu được mình nói hay viết cái gì để lựa chọn từ ngữ thích hợp.- Viết câu ngắn, diễn đạt ý mạch lạc. Viết xong phải đọc lại xem điều mình viết có rõ ràng, có chặt chẽ và lưu lóat không ; từ đó chỉnh sửa cho phù hợp.- Phải luôn luôn lập ý, lập dàn ý trước khi viết.- Không được tùy tiện cả khi nói lẫn khi viết. Phải biết mình nói gì ? Viết gì ? Có trách nhiệm với điều mình nói và viết . V/ Đọc bài viết tốt – chưa tốt : @/ RA ĐỀ BÀI SỐ 3 ( làm ở nhà )1/ Đề bài : Sáng tác một truyện ngắn ( đề tài tự chọn về chủ đề “ Tôn sư trọng đạo” ) có ý nghĩa và gần gũi với mỗi học sinh 2/ Yêu cầu :- Kết cấu tác phẩm : 6 đọan ( 1 đọan mở, 4 đọan phát triển, 1 đọan kết ).- Thời gian nộp : sau 1 tuần .

File đính kèm:

  • pptTIET 33.ppt