Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 26, 27: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

I. Tiểu dẫn.

1. Khái niệm ca dao:

 Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng → Dân ca.

2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật

a) Nội dung ca dao

 - Thể hiện đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước .

 - Chia thành hai loại:

 + Ca dao trữ tình: Là những tiếng hát than thân; những lời ca yêu thương tình nghĩa.

 + Ca dao hài hước.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 26, 27: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNHCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINHQuảng Trạch, ngày 09 tháng 11 năm 2007Tiết 26,27: Đọc vănCA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨAI. Tiểu dẫn.1. Khái niệm ca dao: Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng → Dân ca.2. Đặc điểm nội dung và nghệ thuậta) Nội dung ca dao - Thể hiện đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước. - Chia thành hai loại: + Ca dao trữ tình: Là những tiếng hát than thân; những lời ca yêu thương tình nghĩa. + Ca dao hài hước.b) Nghệ thuật ca dao - Lời ca ngắn, phần lớn theo thể lục bát hay lục bát biến thể. - Ngôn ngữ gần với lối nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ. - Sử dụng lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.II. Đọc hiểu.1. Đọc diễn cảm.- Bài 1, 2, 3 : Giọng xót xa, thương cảm.- Bài 4, 5, 6: Giọng tha thiết lắng sâu 2. Phân tích.Bài ca dao số 1, 2: Tiếng hát than thân.Mở đầu. - Thân em: Lặp lại → Môtíp quen thuộc trong ca dao→ Xác định: Lời than thân của người phụ nữ.→ Gợi cảm giác xót xa, ngậm ngùi. Đó là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Ý nghĩa nội dung: Bài ca dao số 1: + Nghệ thuật so sánh: Tấm lụa đào→ Sắc đẹp, tuổi xuân của người phụ nữ→ Giá trị của bản thân mình mà cô gái ý thức được. + Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai→ Họ giống như một món hàng để mua bán.→ Người phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc, cuộc đời của mình mà phụ thuộc vào người khác. Bài ca dao thể hiện tâm trạng lo âu của cô gái về tương lai. (Không biết mình sẽ hạnh phúc hay khổ đau). Một số bài ca dao khác:“Thân em như hạt mưa saHạt vào gác tía, hạt ra ruộng cày.”“Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.”Bài ca dao số 2: + Củ ấu gai: →Xấu xí, thô kệch. + Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ.→ Nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn- giá trị thực của cô gái.. + Lời mời mọc:“Ai ơi, nếm thử mà xemNếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”→ Lời mời mọc: chân thành, da diết. → Phải mời mọc như vậy vì giá trị của họ không được ai biết đến.→ Thể hiện tâm trạng: ngậm ngùi, xót xa vì không thể quết định được số phận của mình. Mong ước của người phụ nữ về một cuộc sống hạnh phúc. Hai bài ca dao đã khẳng định vẽ đẹp của người phụ nữ (về ngoại hình cũng như tâm hồn, tính cách) đồng thời nói lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc của họ trong xã hội cũ.b. Bài ca dao số 3. Mở đầu:Trèo lên cây khế nữa ngày: → Lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng → Cách mở đầu thường gặp trong ca dao.→ Trò chuyện với cây khế cũng chính là trò chuyện với lòng mình. Nghệ thuật: Nhân hoá, chơi chữ Khế chuaLòng người chua xót.→ Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình vì bị lỡ duyên. “Ai”: Đại từ phiếm chỉ nhưng có ý nghĩa xác định → Xã hội phong kiến đã ngăn cách, làm tan nát tình yêu đôi lứa.Hai câu tiếp theo:- Hình ảnh: Mặt trăng - mặt trời Sao hôm - sao mai→ Hình ảnh thiên nhiên vũ trụ tồn lại vĩnh hằng không thay đổi như tình cảm con người bền vững thuỷ chung.- Nghệ thuật + Lặp lại hai lần: “sánh với” + Từ láy : “chằng chằng”→ Khẳng định mạnh mẽ thêm tình cảm của nhân vật trữ tình.→ Dù xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn là một. Hai câu thơ cuối: - Giọng điệu: tha thiết.- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ, so sánh, ẩn dụ.→ Bộc lộ tình cảm nhân vật trữ tình→ Nỗi nhớ mong chờ đợi mõi mòn trong cô đơn, vô vọng.→ Khẳng định tình nghĩa gắn bó thuỷ chung cho dù tình duyên có lỡ làng. Bài ca dao là lời tâm sự về sự dỡ dang trong tình duyên của một chàng trai (hay cô gái). Cho dù tình duyên có dỡ dang nhưng tình nghĩa vẫn gắn bó không thể đổi thay. Đó chính là vẽ đẹp giản dị, chân thành trong tâm hồn của người bình dân xưa. Nhận xét chung: Với nghệ thuật đặc sắc nhưng giản dị, chùm ca dao đã bộc lộ được nỗi lòng của người bình dân xưa: + Thân phận của người phụ nữ: Khổ đau, bất hạnh vì không quyết định được số phận của mình. + Sự gắn bó bền vững, thuỷ chung của tình yêu đôi lứa trong một xã hội còn nhiều bất công.CHÂN THÀNH CÁM ƠNQUÝ THẦY CÔ GIÁO

File đính kèm:

  • pptCa dao dan ca(1).ppt