Bài giảng Ngữ văn 10: Thúc Sinh từ Biệt Thúy Kiều

• Bốn câu thơ đầu

Câu 1: “Người lên ngựa / kẻ chia bào”

Câu thơ ngắt ra làm hai vế tiểu đối, đứt khúc theo nhịp 3/3 như đẩy 2 người đang bịn rịn, lưu luyến về hai phía của không gian:

 + Sau bao nhiêu dùng dằng, Thúc Sinh đành phải lên ngựa.

 + Thúy Kiều buông vạt áo của chàng ra sững sờ, hụt hẫng.

=> Câu thơ làm hiện lên cảnh đưa tiễn trang trọng, lưu luyến thời xưa.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10: Thúc Sinh từ Biệt Thúy Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thúc Sinh từ biệt Thúy KiềuGiáo viên: Nguyễn Bích HạnhGiảng văn 10III. Phân tích đoạn thơBốn câu thơ đầuCâu 1: “Người lên ngựa / kẻ chia bào”Câu thơ ngắt ra làm hai vế tiểu đối, đứt khúc theo nhịp 3/3 như đẩy 2 người đang bịn rịn, lưu luyến về hai phía của không gian: + Sau bao nhiêu dùng dằng, Thúc Sinh đành phải lên ngựa. + Thúy Kiều buông vạt áo của chàng ra sững sờ, hụt hẫng.=> Câu thơ làm hiện lên cảnh đưa tiễn trang trọng, lưu luyến thời xưa.III. Phân tích đoạn thơ Bốn câu thơ đầuCâu 2: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”- Rừng phong về mùa thu lá chuyển sang màu đỏ.Màu đỏ:màu tượng trưng cho sự sống, đẹp.được Nguyễn Du cảm nhận ngược lại: ly biệt, xa cách.- Nhuốm ≠ nhuộm:Nhuốm:Sự chuyển đổi màu rất tinh tế từ một màu sắc cụ thể => màu trừu tượngmới bắt đầu: diễn tả hành động thời hiện tại đang xảy raTừ màu đỏ cụ thể của lá phong chuyển sang màu trừu tượng: “màu quan san”. Đó là màu của tâm trạng nhớ nhung, chia xa giữa kẻ đi và người ở, ảm đạm hoang biệt.Câu 3+4: “Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.” Thúc Sinh đi trên con đường đất đỏ. Bụi hồng cuốn theo từng bước vó ngựa của chàng. Con đường Thúc Sinh phải vượt qua rất xa và hiểm trở. Chàng đã đi rồi mà mắt người ở lại vẫn trông theo. Thúy Kiều hướng về nơi ấy cho đến khi bóng dáng của chàng chỉ như một cái chấm rồi mất hút giữa ngàn dâu xanh.III. Phân tích đoạn thơ“ngàn dâu xanh”màu hy vọng.màu lạnh lẽo đến tê người => Nguyễn Du đã hoán đổi màu sắc tài tình. Từ màu đỏ của rừng phong, màu hồng của bụi cuốn theo yên ngựa đến màu xanh của ngàn dâu vô tận là cả một sắc màu tâm lý, màu của chia ly cách biệt.2. Bốn câu thơ sau:Câu 5 +6: “Người về/ chiếc bóng năm canh Kẻ đi/ muôn dặm một mình/ xa xôi.”+ Nguyễn Du đã vận dụng, biến hóa linh hoạt ngôn ngữ văn học dân gian.Câu 1: (+) Người: chỉ Thúc Sinh Câu 5: (+) Người: chỉ Thúy Kiều (+) Kẻ: chỉ Thúy Kiều (+) Kẻ: chỉ Thúc Sinh Trong cuộc chia ly này, họ tuy hai người mà như một, họ đều cô đơn, nhỏ bé buồn đau như nhau, đều thấm thía một cảm giác lẻ loi, bất lực.+ Cấu trúc đối rất đặc sắc: Người / kẻ(+) Đối trong một câu: Câu 1 (+) Đối giữa hai câu : câu 5 - câu 6+ Số từ đặt trong thế đối lập tương phản:Chiếc bóng > Không gian, thời gian dàn trải mênh mông khôn cùng, với con người nó trở thành không gian, thời gian tâm lý, tâm trạng.III. Phân tích đoạn thơCâu 7 + 8: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.”+ Trong ca dao đã có hình ảnh vầng trăng xẻ làm đôi.ở “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ấy sáng tạo hơn: Vầng trăng bị xé tan thành hai mảnh (một nửa theo chân Thúc Sinh trên dặm đường dài cách trở / một nửa ở lại in dấu lẻ loi, cô đơn của Kiều).III. Phân tích đoạn thơQua hình ảnh “vầng trăng” bị xẻ làm đôi, nguyễn Du đã nói tới tình người: tình cảm, hạnh phúc bị chia cắt.+ nguyễn Du triệt để sử dụng biện pháp nghệ thuật chia đôi để nhân đôi tâm trạng.nguyễn Du còn rất thành công khi sử dụng đại từ: “ai”Đây là cuộc chia tay định mệnh. Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu. Không phải là từ biệt mà là sự chấm dứt tình duyên. Sau này họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa. VI.tổng kếtĐoạn thơ có kẻ ở, người đi, có chia tay bịn rịn nhưng chủ yếu là sự hòa nhập giữa cảnh vật với con người, giữa tình người và cảnh vật. Giọng thơ nhẹ nhàng lan tỏa. Hình tượng thơ để lại trong lòng bạn đọc bao xót thương, ám ảnh. Việc sử dụng các cặp đại từ tài tình góp phần làm cho nỗi buồn chia ly mang tính phổ quát muôn đời. Vì vậy đoạn thơ được đánh giá xứng đáng ngang giá với “một thiên phú biệt ly”.bài tập củng cố kiến thứcHãy đánh dấu vào ý mà em cho là đúng nhất:1. Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều là vì:A.Thúy Kiều giục Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư.B. Thúc Sinh lo lắng, sợ bị lộ chuyện “ vợ lẽ” của mình.C. cả Thúc Sinh lẫn Thúy Kiều cùng nghĩ tới sự yên ổn của cuộc sống tương lai.D. Thúc Sinh nhớ vợ con gia đình.2. Theo em, đặc sắc nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ là:A. tả cảnh ngụ tình.B. đối ngẫu.C. nhân hóaD. tưởng tượng3. Hình ảnh “ vầng trăng ai xẻ làm đôi” là do:A. Nguyễn Du sáng tạo ra.B. Nguyễn Du chuyển dịch từ tác phẩm “ Kim- Vân- Kiều truyện”C. Nguyễn Du học tập Nguyễn TrãiD. Nguyễn Du học tập và sáng tạo từ ca dao.4. Hình ảnh “ màu quan san” là :A. màu của núi.B. màu của tường thành cổ.C. màu của sự chia ly, xa cách.D. màu của tâm trạng nhớ thương.5. Đại từ “ ai” trong câu : “ vầng trăng ai xẻ làm đôi” để chỉA. Trời -tạo hóaB. số phận -cuộc đờiC. Hoạn ThưD. khoảng cách không gian: Lâm Tri – Vô Tích.kết thúc bài

File đính kèm:

  • pptThuc Sinh tu biet Thuy Kieu(3).ppt