Bài giảng Ngữ văn 10 - Chử đồng tử

- Truyện cổ tích thần kỳ là những hư cấu kỳ ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước. Truyện làm cho người đọc, người nghe hướng đến một thế giới khác đối lập hẳn với thực tế xã hội áp bức, bóc lột thời xưa. Các yếu tố thần kỳ (tiên, bụt, sách ước, chim thần .) tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận. Người em út, người con riêng, người mồ côi, người đi ở, người xấu xí nhờ có sự hư cấu kỳ ảo này cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc ( Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa.).

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Chử đồng tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô về dự giờ, thăm lớp. ? Kiểm tra bài cũ :Truyện cổ tích là gì ?Em hiểu gì về truyện cổ tích thần kỳ ?Trả lời :Truyện cổ tích là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh, nhân vật chàng ngốc ...Có ba loại truyện cổ tích : truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt.Truyện cổ tích thần kỳ là những hư cấu kỳ ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước. Truyện làm cho người đọc, người nghe hướng đến một thế giới khác đối lập hẳn với thực tế xã hội áp bức, bóc lột thời xưa. Các yếu tố thần kỳ (tiên, bụt, sách ước, chim thần ...) tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận. Người em út, người con riêng, người mồ côi, người đi ở, người xấu xí nhờ có sự hư cấu kỳ ảo này cuối cùng đều được hưởng hạnh phúc ( Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa...). Chử đồng tửGiảng vănI / Giới thiệu vài nét về tác phẩm:Truyện còn được kể dưới dạng truyền thuyết thời vua Hùng. Là truyện cổ tích thần kỳ.Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên DungII / Tóm tắt cốt truyện :1-Thời thơ ấu mồ côi, nghèo khổ của chàng trai làng Chử Xá.2- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa công chúa Tiên Dung với Chử Đồng Tử.3- Chử Đồng Tử và Tiên Dung cùng nhân dân biến vùng sông nước hoang vu thành nơi xóm làng đông đúc.4- Hai người học được phép tiên rồi bay về trời.III / Phân tích:1-Cuộc hôn nhân kỳ lạ của Tiên Dung và Chử Đồng Tử:a-Lai lịch của Chử Đồng Tử và Tiên Dung:a1 : Chử Đồng Tử:-Nhà nghèo : Hai cha con phải chung nhau một cái khố--Cha chết, Chử Đồng Tủ lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn.-ở túp lều nhỏ ven sông, ngày ngày Chử Đồng Tử đánh cá, đổi gạo ở các thuyền qua lại.* Chủ Đồng Tử là người lao động nghèo khổ tột cùng, sớm chịu cảnh mồ côi và có lòng hiếu thảo. aTiên Dung-Là nàng công chúa nhan sắc tuyệt trần-Tuổi 17, 18 mà không chịu lấy chồng.-Thích chèo thuyền xem sông núi- Được vua cha hết lòng chiều chuộng.*Tiên Dung là người lý tưởng, ở nàng có mọi thứ mà người ta hằng mơ ước: Tuổi trẻ, sắc đẹp, quyền uy , nàng lại có cá tính, có tâm hồn tự do, phóng khoáng.b/ Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai người:b1 / Hoàn cảnh gặp gỡ:- Bãi sông rộng rãi.- Lác đác từng bụi cây tỏa bóng mát êm dịu.- Tiên Dung tắm, giội nước, Chử Đồng Tử trồi lên.* Thiên nhiên bình dị, hữu tình làm nền cho cuộc gặp gỡ rất kỳ diệu, trong sáng, thuần khiết tới tận ngọn nguồn.- Tiên Dung cho rằng : Cuộc gặp gỡ này do duyên trời run rủi.- Nàng lấy quần áo cho Chử Đồng Tử mặc rồi đưa xuống thuyền, sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa.Tiên Dung là người chủ động, có bản lĩnh và nàng coi đây là cuộc “ thiên duyên kỳ ngộ”.Đây là cuộc hôn nhân kỳ lạ của hai con người tự do,tự chủ, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, vượt qua quan niệm dân gian. b2 / Thái độ và hành động của Tiên Dung:2/ ý nghĩa của truyện:Sau lễ cưới, Tiên Dung và Chử Đồng Tử không về triều mà ở lại làm ăn cùng nhân dân lao động,biến vùng sông nước hoang vu thành nơi xóm làng đông đúc. Phản ánh ước mơ chinh phục thiên nhiên của người xưa. - Hai người học được phép tiên, từ chiếc gậy và cái nón đã biến hóa thành cung điện lộng lẫy: giường sập, màn trướng, tiểu đồng, binh lính, thị nữ...* Phản ánh ước mơ của người xưa về một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng vẫn mang hình thức phong kiến.- Hai người bay về trời, để lại nền thành cũ là bãi Tự Nhiên và đầm Nhất Dạ.* Đó còn là sự chối bỏ mọi tập tục, hạ thế mọi quyền uy, không gợn chút đam mê vật chất .* Phản ánh khát vọng sống tự do phóng khoáng. IV- Chủ đề : Truyện ca ngợi cuộc hôn nhân tự do, tình yêu dân chủ, trong sáng, thuần khiết đến kỳ lạ và cảm động.V-Kết luận :- Truyện mang đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kỳ.- Cuộc hôn nhân của Tiên Dung và Chử Đồng Tử là cuộc hôn nhân đẹp của những con người có phẩm chất cao quý, thể hiện ước mơ của nhân dân về một tình yêu và cuộc sống tự do.Luyện tập :Em hãy cho biết các câu truyện cổ tích sau có chung mô típ nào ? - Thạch Sanh - Sọ Dừa - Cây tre trăm đốt - Chử Đồng TửTrả lời:Mô típ chung của những câu chuyện trên là: Chàng trai mồ côi, nghèo khổ, xấu xí lấy được vợ có dòng dõi cao sang.Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đó đến dự giờ thăm lớpCảm ơn các em đó ủng hộ bài dạy

File đính kèm:

  • pptChu Dong Tu.ppt