TRÒ CHƠI: GỌI TÊN KHÁI NIỆM
LUẬT CHƠI NHƯ SAU
Một bạn lên bảng quay mặt xuống dưới lớp. Trên màn hình lần lượt hiện tên các phương châm hội thoại. Ở dưới, các bạn lần lượt gợi ý bằng nội dung các phương châm để gọi đúng tên phương châm hội thoại đó.
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngoại khóa ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chào mừng hội giảng huyện vụ bản năm học 2006 - 2007 Trường THCS Trần Huy Liệu Giáo viên dạy: tRầN THị THANH HOA Bộ môn: NGữ VĂN 9 Trò chơi: Gọi Tên Khái niệm Luật chơi như sau Một bạn lên bảng quay mặt xuống dưới lớp. Trên màn hình lần lượt hiện tên các phương châm hội thoại. ở dưới, các bạn lần lượt gợi ý bằng nội dung các phương châm để gọi đúng tên phương châm hội thoại đó. Phương châm về lượng Trò chơi: Gọi Tên Khái niệm Phương châm Về CHấT Phương châm QUAN Hệ Phương châm lịch sự Phương châm CáCH THứC Các phương châm hội thoại Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. Em vận dụng các phương châm hội thoại nào để tình huống giao tiếp sau đạt hiệu quả ? Bạn nhờ em giải cho bài tập bạn chưa hiểu. Các nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó. Tình huống Lan: Cậu Thuý học giỏi nhỉ ! Hằng: Cậu ấy hát hay. ... Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!" Lưu ý: - Trong giao tiếp cần vận dụng tốt các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. - Khi phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học các em cần vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để khai thác. Từ đó, hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trò chơi: chạy tiếp sức Luật chơi: Trong thời gian 2 phút, các thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng tìm các từ ngữ xưng hô. Nhóm nào tìm được nhiều, chính xác các từ ngữ xưng hô thì nhóm đó sẽ thắng. Các nhóm từ ngữ xưng hô: - Nhóm từ ngữ xưng hô chuyên dùng là các đại từ nhân xưng. - Nhóm các từ ngữ xưng hô lâm thời là các danh từ (chỉ quan hệ thân thuộc, chức vụ nghề nghiệp, danh từ riêng) Thoắt trông nàng đã chào thưa Tiểu thư cũng có bây giờ tới đây. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy (Ca dao) Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. (Việt Bắc - Tố Hữu) Lưu ý: Từ ngữ xưng hô tiếng Việt đa dạng, phong phú, giàu sắc thái biểu cảm. + Cần lựa chọn sử dụng từ ngữ xưng hô khi nói, viết, cảm thụ tác phẩm để đạt được hiệu quả cao. + Còn khi đọc phải sử dụng ngữ điệu để thể hiện sắc thái biểu cảm Nội dung thảo luận Vì sao trong tiếng Việt khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? Trả lời - Vì: + Từ ngữ xưng hô của tiếng Việt đa dạng, phong phú. + Từ ngữ xưng hô phải phủ hợp với tình huống giao tiếp. + Thể hiện mối quan hệ người nói - người nghe. + Thể hiện văn minh giao tiếp. Để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Phân biệt cách dẫn Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp: - Xác định ý. - Bỏ các dấu hiệu. - Chuyển ngôi. Lưu ý: Việc chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp sẽ tạo ra cách kể chuyện linh hoạt, thú vị. Vì vậy cần vận dụng tốt khi viết văn tự sự. Bài tập: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào ? Thiếp nói: - Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá 10 ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí) Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại. Viết một đoạn văn tự sự (chủ đề tình bạn) trong đó có sử dụng: - Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. - Từ ngữ xưng hô. - Chỉ ra các phương châm hội thoại đã sử dụng.
File đính kèm:
- van 9(29).ppt