Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 64: Ôn tập

Kiến thức.

- Tóm lược được các kiến thức cơ bản đã học.

- Vận dụng được các kiến thức đã ôn tập trả lời được các câu hỏi, bài tập đơn giản có liên quan.

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng tính toán, kỹ năng trả lời câu hỏi.

3. Thái độ :

- Có tinh thần hợp tác, rèn tính chính xác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 64: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/4/2012 Ngày giảng:13/4/2012 19/4/2012. Tiết 64. ôn tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Tóm lược được các kiến thức cơ bản đã học. - Vận dụng được các kiến thức đã ôn tập trả lời được các câu hỏi, bài tập đơn giản có liên quan. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng tính toán, kỹ năng trả lời câu hỏi. 3. Thái độ : - Có tinh thần hợp tác, rèn tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học. III. Phương pháp dạy học : Nêu vấn đề, đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Giới thiệu bài. - Mục tiêu : Thông báo nội dung bài học. - Thời gian : 2 phút. - Cách tiến hành. + GV nêu mục tiêu bài học. + HS nghe, ghi nhớ. * Hoạt động 1. Ôn tập. - Mục tiêu : Tóm lược được các kiến thức cơ bản đã học. - Thời gian : 20 phút. - Cách tiến hành : Nêu vấn đề, đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bước 1: HĐ cá nhân tìm hiểu điện học - GV nêu câu hỏi hướng dẫn, định hướng học sinh ôn tập phần điện học. Nêu nội dung định luật ôm và viết hệ thức của định luật. Nêu khái niệm điện trở, cách đo điện trở của dây dẫn. Nêu khái niệm điện năng. Viết công thức tính công của dòng điện chạy qua mạch điện. Nêu nội dung định luật Jun – Lenxơ và viết hệ thức của định luật. Nêu các biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS *Bước 2: HĐ cá nhân tìm hiểu phàn điện từ học - GV nêu câu hỏi hướng dẫn, định hướng học sinh ôn tập phần điện từ học. Mỗi nam châm có mấy cực, đó là những cực nào ? Thế nào là nam châm điện; nêu cách chế tạo nam châm vĩnh cửu. Nêu các điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng được truyền tải như thế nào ? - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. *Bước 3: HĐ cá nhân tìm hiểu phần quang học - GV nêu câu hỏi hướng dẫn, định hướng học sinh ôn tập phần quang học. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Nêu các đặc điểm nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Nêu tính chất của ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Nêu ứng dụng của thấu kính hội tụ và ứng dụng của thấu kính phân kì. Nêu cách phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD, bằng lăng kính. - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. *Bước 3: HĐ cá nhân tìm hiểu phàn chuyển hoá nhăng lượng - GV nêu câu hỏi hướng dẫn, định hướng học sinh ôn tập phần sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Khi nào vật có cơ năng ? Em hãy nêu tên các dạng năng lượng mà em biết. Nêu nội dung định luật bảo toàn năng lượng. Sản xuất điện năng bằng cách nào ? Em hãy nêu sự biến đổi năng lượng trong các nhà máy điện. - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. * Kết luận. GV tiểu kết HĐ 1. 1. Điện học. - Cá nhân ôn lại kiến thức phần điện học bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi GV đưa ra. 2. Điện từ học. - Cá nhân ôn lại kiến thức phần điện từ học bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi GV đưa ra. 3. Quang học. - Cá nhân ôn lại kiến thức phần quang học bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi GV đưa ra. 4. Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng. - Cá nhân ôn lại kiến thức phần chuyển hóa và bảo toàn năng lượng bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi GV đưa ra. - HS nghe, ghi nhớ. * Hoạt động 2. Vận dụng. - Mục tiêu : Vận dụng được các kiến thức đã ôn tập trả lời được các câu hỏi, bài tập đơn giản có liên quan. - Thời gian : 18 phút. - Cách tiến hành : Nêu vấn đề, đàm thoại. *Bước 1: HĐ cá nhân Bài tập. Một vật sáng AB có dạng mũi tên đợc đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 18 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính. b) Cho chiều cao của vật AB là 10 cm. Hãy tính chiều cao của ảnh. - GV hướng dẫn HS cách giải bài toán. *Bước 2: HĐ cả lớp Nêu cách giải bài toán. Nếu HS không nêu được thì GV gợi ý : Bài toán cho biết những đại lượng nào ? Yêu cầu tìm những đại lượng nào ? Nêu cách vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính. Khi biết chiều cao của vật ta dựa vào tỉ số đồng dạng của các tam giác đồng dạng rút ra công thức tính chiều cao của ảnh. - Chỉ định 1 HS lên bảng giải, tổ chức cho lớp trao đổi trước lớp lời giải. - GV chuẩn hóa lời giải của HS. * Kết luận. GV yêu cầu HS trả lời : Nêu cách giải bài toán trên. - Cá nhân đọc đề bài, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm đưa ra cách giải bài toán. a) Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính. B I F A, A o B, - Giải bài toán và trao đổi trước lớp lời giải. - Nêu cách giải bài toán. - HS nhắc lại cách giải bài toán. V. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. - GV tóm lược các kiến thức đã ôn tập trong bài học. - Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • doct64.doc
Giáo án liên quan