Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 58: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

Nhận biết được ánh sáng trắng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạn kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, giải thích.

3. Thái độ : Có tính cẩn thận, tỉ mỉ.

II. Đồ dùng dạy học.

GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 58: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :21/3/2012. Ngày giảng :23/3/2012. Tiết 58 Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. Nhận biết được ánh sáng trắng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạn kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, giải thích. 3. Thái độ : Có tính cẩn thận, tỉ mỉ. II. Đồ dùng dạy học. GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 hộp kín trong có đèn phát ánh sáng xanh, đỏ, trắng. Các vật mầu xanh, đỏ, trắng, đen đặt trong hộp. III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm,vtrực quan, HĐ nhóm, đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Kiểm tra bài cũ. - Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về sự trộn các ánh sáng màu. - Thời gian : 4 phút. - Cách tiến hành. + GV yêu cầu HS trả lời : Thế nào là trộn các ánh sáng màu ? Nêu kết luận về sự trộn các ánh sáng màu. + HS trả lời theo chỉ định của GV. + GV nêu nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 1. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng. - Mục tiêu : Nhận biết được ánh sáng trắng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạn kém các ánh sáng màu khác. - Thời gian : 10 phút. - Cách tiến hành : Đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động trợ giúp của học sinh - Yêu cầu HS đọc mục 1 – SGK và trả lời C1. - GV nhận xét câu trả lời. - Lưu ý HS : Khi nhìn vật mầu đen thì có nghĩa là không có bất kỳ ánh sáng nào từ vật đó đến mắt. * Kết luận. Yêu cầu HS trả lời : Các vật màu dưới ánh sáng trắng thì có màu sắc như thế nào ? - Đọc mục 1 – SGK. - Trả lời C1. - Nhận xét cụ thể về mầu sắc của ánh sáng truyền từ các vật mầu đến mắt. - Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận. Hoạt động 2. Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng mầu của các vật. - Mục tiêu : Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu. Vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. - Thời gian : 20 phút. - Đồ dùng dạy học : Hộp tán xạ ánh sáng màu. Cách tiến hành : Thực nghiệm, trực quan, đàm thoại, HĐ nhóm. Bước 1. Thí nghiệm và quan sát. - GV hướng dẫn HS nắm bắt mục đích nghiên cứu. - Hướng dẫn HS làm TN, quan sát và nhận xét. Bước 2. Nhận xét. Tổ chức cho HS phát biểu nhận xét, thảo luận nhóm và rút ra kết luận chung. * Kết luận. Yêu cầu HS trả lời: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào? *Tích hợp môi trường: - Ô nhiễm as đường phố từ kính(đặc biệt là kính phản quang)Hiện nay ơ các thành phố việc sử dụng kính màu trong xây dụng đã trở lên phổ biến.As mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói loá cho người tham gia giao thông. Vậy cách bao vệ môi trường? - HS nêu mục đích nhiên cứu (xuất phát từ việc quan sát mầu sắc các vật dưới ánh sáng khác nhau để đi đến kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng mầu của chúng). - Làm TN và quan sát các vật mầu trắng, đỏ, lục và đen dưới ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ và ánh sáng lục. - Cá nhân rút ra nhận xét và trả lời C2, C3. C2. Khi chiếu ánh sáng đỏ vào các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng thì chỉ có vật màu đỏ mới giữ nguyên màu còn các vật màu khác thay đổi màu,trừ vật màu đen không thay đổi màu. - Nhóm thảo luận và rút ra kết luận chung. HS có thể TL nghe gv TB - Biện pháp GDBVMT khi sử dụng những mảnh kính lớn trên bề mặt các toà nhà trên đường phố, cần phải tính toán về diện tích bề mặt kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách li. * Hoạt động 3. Vận dụng. - Mục tiêu : Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ có vật mầu đỏ mới giữ nguyên được mầu, còn các vật có mầu khác thì mầu ấy sẽ bị thay đổi. - Thời gian : 6 phút. - Cách tiến hành : Phương pháp đàm thoại. - Yêu cầu HS tìm câu trả lời C4, C5, C6, tổ chức cho HS trao đổi trớc lớp câu trả lời. - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. * Kết luuận. GV tiểu kết HĐ 3. - Trả lời câu hỏi C4, C5, C6, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời. C4 : Lá cây tán xạ tốt ánh sáng mầu xanh nên ta thấy chúng có mầu xanh. Ban đêm ta thấy lá cây mầu đen vì không có ánh sáng màu nào chiếu vào nó. - Nghe, ghi nhớ. * Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận về màu sắc các vật dới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. Chỉ định 1 HS đọc phần “Ghi nhớ” của bài. - Dặn HS về nhà : + Học bài theo ghi nhớ SGK. + Trả lời C5 (SGK), 55.1- 55.3 (SBT). + Tìm hiểu bài 56.

File đính kèm:

  • doct58.doc