Kiến thức
- Giải thích được chuyển động Bơ-rao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao.
- Nêu được khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 8 - Tiết 24 – Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/02/2012
Ngày dạy:
TIẾT 24 – BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức
- Giải thích được chuyển động Bơ-rao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ-rao.
- Nêu được khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
II. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
III. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
1. Gv: 2 ống nghiệm đựng nước ( nóng, lạnh) hạt quỳ tím
2. Hs: Cốc nước, cốc đựng dung dịch đồng sunfat.
3. Tranh vẽ phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4.
C. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : KTBC – TCTH học tập (5phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
?1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
?2 giải thích hiện tượng. Quả bóng cao su đã được bơm căng, dù buộc thật chặt nhưng vẫn cứ ngày một xẹp dần?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
+ Giáo viên khẳng định lại và đánh giá điểm.
Đặt vấn đề: Trước khi đi vào bài mới thầy sẽ xịt ở góc phòng một ít nước hoa chúng ta hãy xem thử mình có cảm nhận được mùi hương của nó hay không?
+ Lát sau: mời một học sinh nêu nhận xét.
Vậy bằng cách nào các phân tử của nước hoa có thể đến được chỗ của chúng ta?
Dựa vào câu trả lời của học sinh giáo viên vào bài mới.
-HS trả lời
Có cảm nhận được mùi hương của nước hoa.
- Học sinh dự đoán.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Thí Nghiệm Bơ Rao ( 7 phút)
- GV ghi đề bài lên bảng
- Hãy tưởng tượng giữa sân trường có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh từ mọi phía chạy đến xô, đẩy bóng từ nhiều phía khác nhau. Em hãy cho biết lúc đó quả bóng sẽ di chuyển như thế nào?
Slide quả bóng di chuyển
- Trò chơi này tưởng chừng như không liên quan gì đến bài học của chúng ta hôm nay. Thế nhưng nó lại có thể giúp ích cho chúng ta giải thích được một hiện tượng mà cách đây khoảng 185 năm đã làm đau đầu các nhà khoa học. Đó chính là hiện tượng trong thí nghiệm của nhà bác học Bơ-rao.
- Giáo viên cung cấp thông tin về nhà bác học Bơ-rao.
- Nhà bác học Bơ-rao đã làm thí nghiệm như thế nào ?
Hiện slide mô hình thí nghiệm.
- Trong khi quan sát ông đã phát hiện ra điều gì?
è Cho học sinh ghi hiện tượng vào vở.
slide ảnh ghi lại đường chuyển động của phấn hoa.
- Nhận xét đường di chuyển của hạt phấn hoa ?.
Lúc đó ông giải thích hiện tượng này ra sao?
Tại sao ông lại không thể giải thích được ?
- Ngày nay chúng ta đã có lý thuyết về cấu tạo của các chất. Vậy chúng ta hãy thử giải thích hiện tượng hạt phấn hoa chuyển động trong thí nghiệm Bơ-rao.
- Quả bóng sẽ di chuyễn về mọi phía, lúc sang phải lúc sang trái, lúc bay lên, khi rơi xuống.
-HS ghi bài vào vở.
- Thả hạt phấn hoa vào nước rồi quan sát chúng dưới kính hiển vi.
- Chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Học sinh ghi hiện tượng vào vở.
- Ngoằn nghèo, không tuân theo một quy luật nào.
- Ông không giải thích được.
- Vì thời bấy giờ chưa có lý thuyết về cấu tạo của các chất.
Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
I.Thí nghiệm của Bơrao
Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
Hoạt động 3 : Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng (10 phút)
- Em hãy cho biết nước có cấu tạo như thế nào ?
Slide phân tử nước và chú thích.
- Em hãy quan sát sự chuyển động của quả bóng và mô hình của thí nghiệm Bơ-rao để chỉ ra sự tương tự của hai hiện tượng trên bằng cách điền từ còn thiếu vào phiếu học tập.
+ Cho học sinh đọc nội dung phiếu học tập.
Slide phiếu học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lới C1, C2, C3.
- GV điều khiển HS thảo luận chung toàn lớp về các câu hỏi trên.
- Ai là người đầu tiên giải thích được hiện tượng này một cách đầy đủ nhất ?
- Ông đã giải thích như thế nào về hiện tượng này ?
- Giáo viên khẳng định lại phân tử nước chuyển động đến va chạm vào hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nên làm cho hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn.
- Bằng nhiều thí nghiệm với nhiều chất khác nhau ông đã rút ra được kết luận gì về các nguyên tử và phân tử ?
- Giáo viên cho học sinh ghi.
- Vậy chuyển động của các nguyên tử, phân tử và nhiệt độ của vật có liên quan gì với nhau hay không ? nếu có thì liên quan như thế nào ? chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phần tiếp theo.
- Nước được cấu tạo từ các phân tử nước.
-HS thảo luận cho C1, C2,C3.
-HS tghi các câu trả lời vào vở.
- Học sinh đọc nội dung phiếu học tập.
- Nhà vật lý người Đức: Anbe Anhxtanh.
- Do các phân tử nước không dứng yên mà chuyển động không ngừng
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
HS ghi vở kết luận.
II-Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa.
C2: Các HS tương tự với phân tử nước.
C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
Kết luận:
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu chuyển động phân tử và nhiệt độ của vật (6phút)
Trong thí nghiệm Bơ-rao, khi ta tăng nhiệt độ của nước lên thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào?
Hạt phấn hoa chuyển động nhanh hơn điều đó chứng tỏ sự va chạm của các phân tử nước vào các hạt phấn hoa đã thay đổi ra sao?
Nghĩa là các phân tử nước đã chuyển động như thế nào so với lúc trước.
Cho học sinh xem mô hình
Slide 8
Từ những thông tin ở trên em hãy rút ra kết luận về mối liên hệ giữa sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử và nhiệt độ của vật.
Chuyển động này còn được gọi là chuyển động gì?
Các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh.
- Các va chạm này mạnh hơn.
Các nguyên tử, phân tử nước chuyển động càng nhanh.
HS ghi KL
- Chuyển động nhiệt.
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
Kết luận:
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh
(chuyển động nhiệt).
Hoạt động 5 : Vận dụng, củng cố và hướng dẫ về nhà
(17phút)
1. Vận dụng:
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm giữa đồng sun phát và nước
Hiện tượng gì xảy ra giữa dung dịch đồng sunfat và nước?
Giáo viên chiếu kết quả ghi lại được sau những thời gian khác nhau.
Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng đó.
Giáo viên: Hiện tượng tương tự như thế gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Thế nào là hiện tượng khuếch tán?
- Để biết được hiện tượng khuếch tán có xảy ra trong chất khí hay không? Chúng ta sẽ cùng giải thích câu hỏi ở phần đầu bài.
+ Giáo viên chiếu câu hỏi phần đầu bài.
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về hiện tượng khuếch tán trong không khí.
- Lồng ghép giáo dục học sinh về ô nhiễm môi trường.
- Đối với chất rắn hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên vì các nguyên tử, phân tử của chất rắn có liên kết rất mạnh nên các nguyên tử, phân tử chất rắn chỉ chuyển động quanh một vị trí xác định. Vì thế hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu C5: Cá muốn sống dưới nước thì phải có không khí. Vậy tại sao trong nước lại có không khí?
GV làm thí nghiệm thả quỳ tím vào 2 cốc nước: cốc nước nóng và cốc nước lạnh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. Giải thích?
- Đây là nội dung của câu C6 và C7. Yêu cầu học sinh về nhà trình bày lại.
- Có nên phơi quần áo màu ở ngoài trời khi nắng gắt hay không? Tại sao?
- Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm. slide
2. Củng cố:
Hướng dẫn bằng bản đồ tư duy.
- Thế nào là nguyên tử, phân tử?
- Nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
- Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử có thể gây ra hiện tượng gì?
- Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra trong những chất nào?
3. Hướng dẫn vè nhà:
- Hệ thống lại kiến thức về nguyên tử, phân tử dưới dạng bản đồ tư duy theo ý tưởng của mình.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- làm bài tập từ 20.1 à 20.6 SBT.
- Trên tay thầy có một thanh đồng, vậy các nguyên từ đồng có đang chuyển động hay không?
- Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có liên quan gì đến một dạng năng lượng nào của vật? Dạng năng lượng đó có thể thay đổi bằng cách nào? Tiết học hôm sau chúng ta sẽ được tìm hiểu. Về nhà xem trước bài “NHIỆT NĂNG”.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm.
- Giữa dung dịch đồng sunfat và nước có một mặt phân cách rõ ràng.
- do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng về mọi phía nên chúng đan xen vào khoảng cách lẫn nhau nên hòa lẫn vào nhau tạo thành một dung dịch màu xanh nhạt.
- Hiện tượng khuếch tán.
- Là hiện tượng các nguyên tử, phân tử của chất này chuyển động đan xen vào khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử của chất khác và ngược lại.
- Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn đan xen vào khoảng cách giữa các phân thử không khí và ngược lại nên tại mọi vị trí trong phòng này đều có phân tử nước hoa.
- Học sinh cho ví dụ.
- Học sinh trả lời
- Không nên phơi quần áo màu khi trời nắng gắt. Vì khi trời nắng gắt nhiệt độ cao làm các nguyên tử tạo nên màu của áo sẽ khuếch tán ra ngoài không khí nhanh hơn, làm cho áo mau bạc màu.
- Nguyên tử đồng có đang chuyển động.
IV. Vận dụng:
C4. các nguyên tử, phân tử của Đồng sunfat chuyển động đan xen vào khoảng cách của các nguyên tử, phân tử nước và ngược lại làm cho dung dịch dần chuyển sang màu xanh nhạt.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào các phân tử nước.
C6: Có vì các phân tử chuyển động nhanh hơn nên các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn.
C7. Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
File đính kèm:
- Nguyên Tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên.doc