Giáo án ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1+2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm áp lực, áp suất. Viết được công thức tính áp suất, áp suất

chất lỏng

2. Kỹ năng:

- Bài tập về giải thích các hiện tượng liên quan áp suất

- Biết áp dụng các công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng và giải các bài tập

đơn giản.

- Rèn kỹ năng giải bài tập vật lí định lượng.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí.

- Rèn ý thức tự giác, tích cực học tập.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết

vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phiếu học tập Bài 4,5

2. Học sinh: Học và làm bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ

- Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 1+2 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày giảng: 02/12/2019 – 8A4; 05/12/2019 – 8A5; ÔN TẬP THEO KẾ HOẠCH (Tiết 1) (Chủ đề: Áp suất) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm áp lực, áp suất. Viết được công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng 2. Kỹ năng: - Bài tập về giải thích các hiện tượng liên quan áp suất - Biết áp dụng các công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng và giải các bài tập đơn giản. - Rèn kỹ năng giải bài tập vật lí định lượng. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí. - Rèn ý thức tự giác, tích cực học tập. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập Bài 4,5 2. Học sinh: Học và làm bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ - Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” - GV giới thiệu luật chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Câu hỏi: Câu 1 : Áp lực là gì ? Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức ? Câu 2: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? - Y/c HS ghi nhớ được nội dung vận dụng làm bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi Câu 1 : Áp lực là gì ? Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 2: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị? - Nêu đặc điểm bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên? + Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV: Chuẩn kiến thức. Cho HS làm bài tập - Gọi 1 HS lên bảng trình bày Bài 1: Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để người hoặc xe đi? Bài 2: Giải thích tại sao mũi kim thì nhọn cò chân ghế thì vuông? Bài 3: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? I. Lý thuyết. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Câu 1 : - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. - Công thức tính áp suất : S F p = trong đó: p là áp suất (Pa); F là áp lực (N); S là diện tích bị ép (m2) ; Câu 2: Công thức: p = d.h; trong đó: p là áp suất cột chát lỏng (Pa) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h là chiều cao cột chất lỏng (m3) - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực nước ở các mặt thoáng của chất lỏng luôn luôn ở cùng một độ cao. II. Bài tập vận - 1 HS lên bảng trình bày Bài 1: Giải: Để tăng điện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên mặt đường nên khi đi không bị lún. Bài 2: - Mũi kim nhọn làm diện tích tiếp xúc nhỏ, áp suất tăng nên dễ dàng đâm xuyên qua vải - Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gẫy Bài 3: Giải: thích: Để rót nước dễ dàng hơn. Vì có lỗ hở trên nắp thí khí trong ấm thông với khí quyển bên ngoài. Áp suất chất khí trong ấm cộng với áp suất nước trà lớn hơn áp suất khí quyển bên ngoài. HĐ nhóm đôi làm BT theo phiếu học tập (6 phút) Bài 4: Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m2. Bài 5 : Một thùng cao 0,8m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và điểm A cách đáy thùng 0,3m. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 000 N/m3 - Gọi HS tóm tắt - Gọi 1 HS lên trình bày lời giải - Nhận xét Bài 4: Tóm tắt: P = F = 340 000 N; S = 1,5 m2; P = ? Giải: Áp suất của xe tăng tác dụng lên nền đường là: F 340000 p = = = 226666,6 S 1,5 (N/m2) Đáp số: P = 226666,6 N/m2 Bài 5: Tóm tắt: h1 = 0,8 m h2 =(h1 - 0,3)m = 0,8 - 0,3 = 0,5m d = 10 000N/m3 Bài giải Áp suất của nước lên đáy bình là: p1 = h1. d = 0.8. 10000 = 8000(N/m2) Áp suất của nước tại điểm A là: p2 = h2. d = 0,5. 10000 = 5000 (N/m2) HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung ôn tập, kiến thức cần nắm trong giờ. - Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Việc giải BT về áp suất gồm những bước nào? - Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập lý thuyết từ bài 8->12 - Nắm vững các công thức để làm bài tập. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau: Tiếp tục ôn tập học kỳ I Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày giảng: 03/12/2019 – 8A4; 07/12/2019 – 8A5; ÔN TẬP THEO KẾ HOẠCH (Tiết 2) Chủ đề: Lực đẩy Ác – si - mét - Sự nổi I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức - Nêu được điều kiện nổi của vật 2. Kỹ năng: - Bài tập vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = d.V - Giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí. - Rèn ý thức tự giác, tích cực học tập. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập Bài 1 2. Học sinh: Học và làm bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp học tập theo nhóm nhỏ - Phương pháp thực hành luyện tập, Thực nghiệm, trực quan. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật làm TN, thảo luận nhóm IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” - GV giới thiệu luật chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Câu hỏi: Câu 1: Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ác – si - mét? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 2: Nêu điều kiện để vật nổi, lơ lửng, chìm trong chất lỏng ? dụ về mỗi loại lực ma sát. - Y/c HS ghi nhớ được nội dung vận dụng làm bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV hướng dẫn làm bài tập; - 2 HS lên bảng trình bày - GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi Câu 1: Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Ác – si - mét? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 2: Nêu điều kiện để vật nổi, lơ lửng, chìm trong chất lỏng ? + Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV: Chuẩn kiến thức. Cho HS làm bài tập - Gọi 1 HS lên bảng trình bày Bài 1: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 2: Giải thích tại sao viên bi sắt thả vào nước lại chìm trong khi một khối gỗ nặng hơn viên bi sắt rất nhiều lại có thể nổi trên mặt nước? - Nhận xét - Gọi HS tóm tắt - Gọi 1 HS lên trình bày lời giải - Nhận xét I. Lý thuyết. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Câu 1 : Trả lời: Công thức lực đẩy Ác - si - mét: FA = d.V Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N); d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3); V là thể tích phần chấtlỏng bị vật chiếm chỗ (m3). Câu 2: Trả lời: - Vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của hai lực là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: + Vật chìm xuống khi: FA < P (dl < dv) + Vật nổi lên khi: FA > P (dl = dv) + Vật lơ lửng khi: P = FA (dl > dv Bài 1: Tóm tắt: V = 2dm3 = 0,002m3 ; d = 10000N/m3 FA = ? Giải: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt là: Áp dụng công thức: FA = d.V Thay số: FA = 10000 . 0,002 = 20 (N) Đáp số: FA = 20N Bài 2: - Viên bi sắt thả xuống nước bị chìm xuống vì trọng lượng riêng của bi sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước. - Khối gỗ nổi trên mặt nước vì trọng lượng riêng của khối gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt nội dung ôn tập, kiến thức cần nắm trong giờ. - Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Việc giải BT tính toán gồm những bước nào? Việc giải BT giải thích hiện tượng gồm những bước nào? - Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại các bài tập đã chữa. - Ôn tập các nội dung đã ôn , chuẩn bị kiến thức để thi học kì 1

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_on_tap_mon_vat_li_lop_8_tiet_12_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf
Giáo án liên quan