Bài giảng môn vật lý 7 - Tiết 22 – Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

- Học sinh nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch

chuyển có hướng.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập, giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 7 - Tiết 22 – Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/2012 Ngày giảng:08/02/2012. Tiết 22 – Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nêu được chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Học sinh nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập, giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 bóng đèn, 1 giá đựng pin, 4 pin, 2 mỏ kẹp, 1 số vật cần xác định xem nó dẫn điện hay không. III. Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực IV. Tổ chức giờ học: *, Khởi động – Mở bài (6’) - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm dòng điện và nêu tên được một số nguồn điện, có hứng thú tìm hiểu bài mới - ĐDDH: - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật “động não” + Dòng điện là gì? Dòng điện được lấy từ đâu? Hãy kể tên một số nguồn điện mà em biết? - Giáo viên nhận xét cho điểm. - Mô tả cấu tạo của dây dẫn điện trong gia đình? - Trong dây dẫn điện bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào không dẫn được điện? Ngoài những chất đó ra chất nào dẫn được điện và chất nào không dân được điện? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. * Hoạt động 1: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện (8’) - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm chất dẫn điện, chất cách điện và lấy được ví dụ - ĐDDH: - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp *Bước 1: HĐ cá nhân - Tìm hiểu thông tin: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ + Yêu cầu học sinh quan sát và nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện ở hình 20.1? *Bước 2: HĐ cả lớp + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. I - Chất dẫn điện và chất cách điện HS hoạt động cá nhân, trả lời: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện di qua. C1: 1. lõi dây, hai chốt cắm, dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn. 2. trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa, vỏ dây. * Hoạt động 2: Xác định vật dẫn điện và vật cách điện (10’) - MT: Làm thí nghiệm để xác định được một vật có dẫn được điên không. - ĐDDH: 1 bóng đèn, 1 giá đựng pin, 4 pin, 2 mỏ kẹp, 1 số vật cần xác định xem nó dẫn điện hay không. - Cách tiến hành: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân *Bước 1: HĐ cá nhân - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. *Bước 2: HĐ nhóm + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm ghi kết quả vào bảng?(6’) - Giáo viên theo dõi các nhóm. + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh trả lời C2, C3 + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 3:HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. Thí nghiệm Bảng phụ Vật dẫn điện Vật cách điện HS hoạt động cá nhân, trả lời C2, C3: C2 Nhôm, đồng thép. C3: Khi ta đứng ở gần dây điện trần nhưng không bị điện giật * Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10’) - MT: Nêuđược dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời của các êlectrôn - ĐDDH: Hình 20.3 và 20.4 - Cách tiến hành: Kĩ thuật mảnh ghép, hoạt động cá nhân *Bước 1: HĐ cá nhân + Giáo viên làm việc với cả lớp bằng phương pháp thông báo và phất vấn đề để trả lời C4, C5 + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. *Bước 2: HĐ cá nhân + Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và trả lời C6 bằng cách áp dụng kĩ thuật mảnh ghép (3’) + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong phần kết luận? + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 3: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. II - Dòng điện trong kim loại 1. Êlectrôn tự do trong kim loại C4: Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm C5: Các êlectrôn (-) Phần còn lại của nguyên tử 2. Dòng điện trong kim loại C6: Êlectrôn tự do mang điện tích bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. * Kết luận Êlectrôn tự do ..dịch chuyển có hướng. * Hoạt động 4: Vận dụng (6’) - MT: Vận dụng kiến thức trả lời được một số câu hỏi, giải thích được các hiện tượng liên quan. - ĐDDH: - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân *B1: HĐ cá nhân + Yêu cầu học sinh trả lời C7, C8, C9 + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 2: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. - Giáo viên thông báo: Chất dẫn điện tốt nhất là bạc, chất cách điện tốt nhất là sứ. III - Vận dụng C7 : B C8 : C C9 : C *V. Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’) + Chất dẫn điện là gì, Chất cách điện là gì? Thế nào là dòng điện trong kim loại? + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

File đính kèm:

  • doct22.doc