Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương m phẳng

2. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

3. Năng lực :

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính có giá đỡ, 2 chiếc pin, 2 viên phấn giống nhau, 2 nến, diêm.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT.

1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát, trình bày, hỏi đáp.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:03/10/2020 Tiết 4 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương m phẳng 2. Phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ. 3. Năng lực : a) Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý. b) Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính có giá đỡ, 2 chiếc pin, 2 viên phấn giống nhau, 2 nến, diêm. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát, trình bày, hỏi đáp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? xác định tia sáng SI. - HS: lên bảng trả lời theo yêu cầu của GV - GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - GV cho HS đọc phần tình huống đầu bài - Yêu cầu HS suy nghĩ dự đoán trả lời: Vì sao lại có cái bóng lộn ngược đó? - GV đặt vấn đề vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như H5.2 và quan sát ảnh trong gương ? - HS: Bố trí thí nghiệm như H5.2 . - Làm việc cá nhân. Quan sát thấy ảnh giống vật Dự đoán : + Kích thước ảnh so với vật. + So sánh khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảnh cách từ vật đến gương . HS: nêu phương án - Làm thế nào để kiểm tra được dự đoán đó? - Nhìn vào kính : có ảnh Nhìn vào màn chắn : không có ảnh - GV: nêu C1 - HS: trả lời C1 ? Hãy hoàn thành kết luận ? - GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm H5.3 ( thay pin bằng hai cây nến đang cháy) HS: hoạt động cá nhân Đốt nến Nhìn vào tấm kính à thấy ảnh Đưa cây nến thứ 2 váo vị trí phia sau gương ? Cây nến 2 như đang cháy à kích thước của cây nến 2 và ảnh cây nên 1 như thế nào? - HS: kích thước 2 bằng kích thước cây nến 1à ảnh của cây nến 1 bằng cây nên 1. ? Hãy rút ra kết luận ? - GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm H5.3. - đánh dấu vị trí ảnh (cây nến 2) cây nến 1, gương. - HS: Đo khoảng cách qua vật (ảnh) đến gương và vuông gãc với gương. - GV: nêu C3 GV: yêu cầu rút ra kết luận I, Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng 1.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn ko? C1: không hứng được ảnh * Kết luận 1 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng trước màn chắn, gọi là ảnh ảo . 2, Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? * Kết luận 2: độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật . 3, So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. C3: A và A, có cách đều MN. * Kết luận : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng cách bằng nhau. - GV: yêu cầu Hs làm theo C4. - Ý a, b làm việc cá nhân. - Ý c, d họat động nhóm trong 5 phút. - Gọi HS lên bảng vẽ hình, - Hướng dẫn các nhóm làm việc, thảo luận để trả lời c, d. - HS các nhóm báo cáo kết quả. - GV cùng HS nhận xét. - GV: yêu cầu rút ra kết luận - HS: Đọc trong SGK II, Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng C4: a, Vận dụng tính chất của ảnh . b, Vẽ tia phản xạ: IRvà KM. c, Mắt đặt trong khoảng cách 2 tia IRvà IM sẽ thấy điểm S d, Không hứng được ảnh trên màn chắn là vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta có đường kéo dài qua S, * Kết luận : Ta nhìn thấy ảnh ảo vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S, HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - GV: yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trong bài. - GV: yêu cầu làm C5. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng vẽ C5: - Vẽ hình vào vở bằng bút chì, nhận xét. HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C6. C6: Chân tháp ở sát đất , đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG - Các mặt hồ trong xanh tạo cảnh quang đẹp, các dòng sông xanh ngoài t/d đối với nông nghiệp và SX còn có vai trò điều hòa khí hậu - trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật, hẹp có thể bố trí thêm các gương phẳng trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn. - Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài theo vở ghi kết hợp SGK - Trả lời lại các câu C 1 đến C6 - làm bài từ 5.1 đến 5.5 SBT. - Chuẩn bị báo cáo thực hành. - Tiết sau thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.  ____________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_4_anh_cua_mot_vat_tao_boi_guong_ph.docx
Giáo án liên quan