Bài giảng môn Toán lớp 7 - Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số

I.Mục tiêu:

-Giúp học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số và trình bày lời giải của một bài toán.

- Rèn kĩ năng tính toán , kĩ năng trình bày cho học sinh

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xác

II. Chuẩn bị :

GV : Máy chiếu , bảng phụ

HS : Phiếu học tập

III. Tiến trình bài dạy:

 1.ổn đinh:

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán lớp 7 - Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại sốI.Mục tiêu:-Giúp học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số và trình bày lời giải của một bài toán.- Rèn kĩ năng tính toán , kĩ năng trình bày cho học sinh- Giáo dục học sinh tính cẩn thận , chính xácII. Chuẩn bị :GV : Máy chiếu , bảng phụHS : Phiếu học tậpIII. Tiến trình bài dạy: 1.ổn đinh: Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi :1)Nêu khái niệm biểu thức đại số? Cho ví dụ?2)Chữa BT5 (SGK- T2)Trả lời: Câu 1: Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số,các kí hiệu phép toán +, - ,x, :, nâng lên luỹ thừa còn có cả các chữ (đại diện cho các số )VD : 2x2 là những biểu thức đại sốBT5: GiảiSố tiền người đó nhận được trong một qúi lao động, đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao được thưởng là: 3.a + m (đồng)b) Số tiền người đó nhận được sau hai qúi lao động và bị trừ vì nghỉ một ngày không phép là: 6.a – n (đồng)Câu hỏi: Nếu với lương một tháng là a =500000 đ và thưởng là m = 100000 đ còn phạt là n= 50000 đ . Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a,bĐáp án: a) Nếu a= 500000, m= 100000 thì 3.a + m = 3.500000 +100000 = 1600000 đVới a= 500000 , n= 50000 thì 6.a – n = 6.500000 – 50000= 2950000 đ Ta nói 1600000 là giá trị của biểu thức 3a +m tại a= 500000 và m =100000Tiết 53: Giá trị của một biểu thức đại số 1. Giá trị của một biểu thức đại số VD1 : Cho biểu thức 2m + n . Hãy thay m= 9 và n = 0,5 vào biểu thức đó rồi thực hiện phép tính Giải : Thay m= 9 và n = 0,5 vào biểu thức đã cho ta được : 2.9 + 0,5 = 18,5 Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m= 9 và n = 0,5 hay còn nói tại m= 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5 VD2: Tính giá trị của biểu thức : 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 và tại x =1/2 Giải: Thay x= - 1 vào biểu thức trên ta có : 3.(- 1)2 – 5 . (- 1) +1 = 9Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 là 9Thay x= 1/2 vào biểu thức trên ta có :3.(1/2)2–5.(1/2)+1=3.(1/4)-5.(1/2)+1=3/4-5/2+1=-3/4Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x =1/2 là -3/4GV: Muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào ? Trả lời : Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến , ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hịên các phép tính .2.áp dụng: ?1 Tính giá trị của biểu thức : 3x2 – 9x tại x = 1/3 và tại x = 1/3 Đáp án: Thay x = 1 vào biểu thức 3x2 – 9x ta được 3.12 – 9 .1 = - 6 Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1 là - 6 Thay x =1/3 vào biểu thức 3x2 – 9x ta được : 3.(1/3 )2 – 9. 1/3 = 1/3- 3 = -8/3Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x =1/3 là -8/3 ?2 Đọc số em chọn để được câu đúng : Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là -48 144 -24 48Trả lời : Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là (-4)2.3 = 48.4.Củng cố:BT7 (SGK- 29): Tính giá trị của biểu thức tại m= -1 và n = 2 a) 3m – 2n b) 7m + 2n – 6Giải :a) Tại m= -1 và n = 2 ta có:3.(-1) – 2.2 = -7.Vậy giá trị của biểu thức 3m – 2n là - 7 b) Tại m =-1 và n =2 ta có:7.(-1) +2.2– 6 = - 9. Vậy giá trị của biểu thức 7m + 2n – 6 là -9BT 6(SGK –T28):Đố: Giải thưởng toán học Việt Nam (dành cho giáo viên và phổ thông ) mang tên nhà toán học nổi tiếng nào?(Quê ông ở Hà Tĩnh . ông là người thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học nước ta trong thế kỉ XX)Hãy tính giá trị các biểu thức sau tại x = 3 , y = 4 và z = 5 rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô trống dưới đây, em sẽ trả lời được câu hỏi trên:N x2 ; Ê 2z2 + 1T y2 ; H x2+y2Ă 1/2 (xy + z) ; V z2 – 1L x2 – y2 ; I Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là y,z ,M Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là x,yĐáp án: N : 9 Ê : 51 T : 16 H : 25 Ă : 8,5 V : 24 L : 7 I : 18 M : 5 -751248,59162518515LêVĂNTHIÊMLÊ VĂN THIÊMThầy Lê Văn Thiêm (1918- 1991) quê ở làng Trung Lễ ,Huyện Đức Thọ ,Tỉnh Hà Tĩnh ,một miền quê rất hiếu học . Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở Châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam.Hiện nay tên thầy được đặt tên cho giải thưởng quốc gia toán học Việt Nam “Giải thưởng Lê Văn Thiêm” 5.Hướng dẫn về nhà -BTVN : 8,9 (SGK- T29) , 8,9,10,11,12 (SBT –T10,11)- Xem và tìm hiểu thêm về GS Lê Văn Thiêm ở cuốn “ Danh nhân sư phạm Việt Nam- Nhà xuất bản trẻ” - Đọc trước bài : Đơn thức

File đính kèm:

  • pptTiet 53DS7 gia tri cua mot bieu thuc.ppt