I. Đọc hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
Nguyễn Công Trứ : 1778 – 1858, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn.
- Quê : Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh ra trong gia đình Nho học. Ông học giỏi, tài hoa, văn võ song toàn.
- Năm 1819 thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. NCT có nhiều tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội: văn hóa, kinh tế, quân sự.
- Con đường làm quan của NCT không bằng phẳng.
17 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 13: Bài ca ngất ngưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4Tiết 13: Đọc vănBài ca ngất ngưởng Nguyễn Công TrứĐền thờ Nguyễn Công TrứI. Đọc hiểu tiểu dẫn:1. Tác giả: Nêu vài nét về cuộc đời của Nguyễn Công Trứ?BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ I. Đọc hiểu tiểu dẫn:1. Tác giả: a. Cuộc đời:- Nguyễn Công Trứ : 1778 – 1858, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn.- Quê : Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.- Sinh ra trong gia đình Nho học. Ông học giỏi, tài hoa, văn võ song toàn. - Năm 1819 thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan. NCT có nhiều tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội: văn hóa, kinh tế, quân sự.- Con đường làm quan của NCT không bằng phẳng. Chân dung Nguyễn Công TrứTượng Nguyễn Công Trứbằng đồngb. Sự nghiệp thơ văn.- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại yêu thích là Hát nói.- NCT là người đầu tiên đem đến cho Hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Viết sau khi về hưu.Nêu vài nét về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ?Bài ca ngất ngưởng được làm theo thể thơ gì? Đặc điểm của thể thơ đó ?b. Thể loại: Thể thơ hát nói Thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ) Thơ hát nói có những đặc điểm sau đây: + Nội dung thể loại: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng. + Hình thức thể loại: Thơ hát nói là loại tổng hợp nhiều thể thơ (lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn, câu đối, câu chữ Hán). Câu thơ có câu dài, câu ngắn khác nhau, vần và nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do. + Thơ hát nói có hai dạng: dạng chính cách và dạng biến cách. Ở dạng chính cách thì một bài thơ hát nói có mười một câu, chia làm ba khổ: khổ đầu bốn câu, khổ giữa bốn câu, khổ xếp chỉ có ba câu và câu cuối cùng chỉ có sáu chữ. Ở dạng biến cách thì một bài thơ hát nói có thể thiếu khổ hoặc dôi khổ ở giữa bài. Bài ca ngất ngưởng của NCT thuộc loại biến cách, dôi khổ, cụ thể là dôi hai khổ giữa. Bài thơ gồm năm khổ: khổ đầu bốn câu, ba khổ giữa mỗi khổ bốn câu và khổ xếp ba câu, tổng số mười chín câu.Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công TrứVũ trụ nội mạc phi phận sự,Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.Khi Thủ khoa, khi Tham tán, Khi Tổng đốc Đông,Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cờ đại tướng,Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Kìa núi nọ phau phau mây trắng,Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.Được mất dương dương người tái thượng,Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,Không Phật, không Tiên, không vướng tục.Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Bài ca ngất ngưởng có thể được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?c. Bố cục: - Phần 1 (6 câu đầu): Nguyễn Công Trứ tự hào về cái “ngất ngưởng” của ông khi còn làm quan.- Phần 2 (câu 7 → 16): Nguyễn Công Trứ tự hào về cái “ngất ngưởng” của ông khi về hưu.- Phần 3 (câu 17 → 19): Nguyễn Công Trứ tự hào vì trước sau ông đều giữ trọn nghĩa vua tôid. Giải thích từ khó và điển cố (xem chú thích)Từ ngất ngưởng xuất hiện mấy lần trong bài thơ? Xác định nghĩa của từ ngất ngưởng qua các văn cảnh sử dụng đó.II. Đọc hiểu văn bản:1. Cảm hứng chủ đạo: Tập trung vào từ ngất ngưởng- xuất hiện 4 lần trong bài thơ Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Viện nghiên cứu ngôn ngữ, 1992) từ “ngất ngưởng” có hai nghĩa: “1. Ở tư thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. 2. cao và gây cảm giác không vững, dễ đổ” Nhưng ở bài thơ này, từ “ngất ngưởng” có nghĩa là chỉ một kiểu người, một lối sống. Đó là lối sống có bản lĩnh, phá cách, coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, sống với tài năng và phẩm chất của mình, sống với những cái mình ưa thích.→ Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình. Xác định nghĩa của câu thơ đầu? Câu thơ đầu thể hiện quan niệm gì của NCT? Ngôn ngữ trong câu 2 có gì đặc biệt? Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng em hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan?2. Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ:a. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan (6 câu đầu) - Câu thơ chữ Hán hết sức trang trọng: Vũ trụ nội mạc phi phận sự → quan niệm làm trai của NCT. Ông có ý thức rất rõ về vai trò, trách nhiệm làm trai trong XHPK. - Ngôn ngữ tự xưng: Ông Hi Văn + tài bộ → thái độ tự tôn cá nhân, bộc lộ cái ngông.- vào lồng: NCT coi công danh là lồng, bị ràng buộc, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là con đường để ông thực hiện hoài bão. NCT ôn lại những công tích gì của mình trong cuộc đời làm quan cho nhà Nguyễn? Các từ khi, có khi được sử dụng nói lên điều gì? (?) Tìm nghệ thuật trong 6 câu thơ đầu? Nghệ thuật đó gợi lên được điều gì? - NCT tự cho rằng cái hơn người của ông là ở tài năng, là đa tài từ văn tới võ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông, chiến công “bình Tây, cờ đại tướng”, Phủ doãn Thừa Thiên, có tài thao lược.* Âm điệu nhịp nhàng của bài hát nói + cách ngắt nhịp linh hoạt + từ Hán Việt + điệp từ, nghệ thuật liệt kê → gợi ra từng bước đường vinh quang mà ông đã trải qua => niềm tự hào của tác giả về tài năng lỗi lạc, xuất chúng của bản thân mình → trở nên ngất ngưởng.
File đính kèm:
- hanh(4).ppt