Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 76: Thuốc - Lỗ Tấn (Tiếp theo)

Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ”

- Cây si là một biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của Hà Nội

- Hình ảnh cây si cổ thụ bị bão đánh đổ nói lên qui luật khắc nghiệt của sự vận động xã hộ: những giá trị lâu bền vẫn có thể bị mai một, mất đi theo những biến động của đời sống.

- Hình ảnh cây si hồi sinh lại trổ cành xanh lá có ý nghĩa ẩn dụ: nếu con người có ý thức bảo vệ, gìn giữ thì các giá trị truyền thống vẫn trường tồn.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 76: Thuốc - Lỗ Tấn (Tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HÀ GIANGTRƯỜNG THPT ĐỒNG YÊNNHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG Thứ 5, ngày 23 tháng 02 năm 2012KIỂM TRA BÀI CŨ Trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa gì ?Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ” - Cây si là một biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của Hà Nội- Hình ảnh cây si cổ thụ bị bão đánh đổ nói lên qui luật khắc nghiệt của sự vận động xã hộ: những giá trị lâu bền vẫn có thể bị mai một, mất đi theo những biến động của đời sống.- Hình ảnh cây si hồi sinh lại trổ cành xanh lá có ý nghĩa ẩn dụ: nếu con người có ý thức bảo vệ, gìn giữ thì các giá trị truyền thống vẫn trường tồn.TiÕt: 76 (Theo PPCT).I- Tiểu dẫn.1, Tác giả.- Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc TK XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”  Lỗ Tấn - ngọn cờ của cuộc vận động văn hóa mới Trung Quốc, người mở đường của phong trào văn nghệ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại.- Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thuỵ) và chữ cái Tấn hành, nghĩa là Đi nhanh lên!- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Nhà tưởng niệm Lỗ Tấn ở Thiệu HưngTƯỢNG ĐÀI MẸ CON LỖ TẤN TẠI QUÊ NHÀLỖ TẤN VÀ GIA ĐÌNH- Lỗ Tấn là người yêu nước thương dân với mong muốn cứu nước, cứu dân (cuộc đời 4 lần đổi nghề: Hàng hải  khai mỏ  y (ôm ấp nguyện vọng từ 13 tuổi khi phải chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, không thuốc mà chết)  văn nghệ). Lỗ Tấn thời học ở Nhật Bản- Quan điểm, mục đích sáng tác của Lỗ Tấn nhất quán. Ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. - Lỗ Tấn là nhà văn được Bác Hồ hết sức kính yêu và tìm đọc từ tuổi thanh niên- Lỗ Tấn được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (1981)- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, Cỏ dạiBìa “AQ chính truyện”BÌA TÁC PHẨM “CỎ DẠI”Nhật kí người điên2, Truyện ngắn “Thuốc”. Truyện ngắn Thuốc được ra đời trong hoàn cảnh nào ? Xuất xứ ?- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ (04/5/1919) bùng nổ. Thời kì Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục.- Thuốc rút từ tập truyện ngắn Gào thét.Hình ảnh HS - SV Bắc Kinh biểu tình, mở đầu phong trào Ngũ Tứ (04/5/1919) Nội dung của truyện ngắn Thuốc đề cập đến vấn đề gì ?- Nội dung: nói về căn bệnh đớn hèn của nhân dân Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân.  Nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.II- Đọc, hiểu văn bảnTÓM TẮT TRUYỆN NGẮN THUỐC (LỖ TẤN) Một buổi sáng mùa thu, có người tử tù bị chém. Bố mẹ thằng Thuyên dồn tiền bạc cho tên đao phủ để mua chiếc bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh lao cho con. Ăn rồi, thằng Thuyên vẫn không khỏi bệnh và chết. Đến tiết thanh minh, hai người mẹ (mẹ của tử tù Hạ Du và mẹ thằng Thuyên) đều đi thăm mộ con, gặp nhau ở nghĩa địa. Trước nỗi đau mất con, họ bắt đầu có sự cảm thông, bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa hai nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để an ủi nhau.II- Đọc, hiểu văn bản Văn bản có bố cục như thế nào ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?1, Bố cục: - Đoạn 1: Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc chữa bệnh cho con.- Đoạn 2: Cảnh vợ chồng lão Hoa cho con uống thuôc (ăn bánh bao tẩm máu người).- Đoạn 3: Cuộc bàn luận trong quán trà vợ chồng lão Hoa về phương thuốc chữa bệnh lao, về Hạ Du (cháu cụ Ba).- Đoạn 4: Cảnh một buổi sáng mùa xuân ở nghĩa trang.4 đoạn.2, Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” (dược).Em có nhận xét gì về nhan đề truyện ? * Nhan đề: ngắn gọn, chỉ có một từ “Thuốc” để chỉ chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa mua về chữa bệnh lao cho thằng Thuyên “đứa con của gia đình mười đời độc đinh”.* Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:Hình ảnh minh họa bánh bao tẩm máu người Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người được miêu tả như thế nào ? * Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:- Khi ở pháp trường: chiếc bánh bao bằng bột mì trắng, nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt, bọc trong tờ giấy chao đèn bẩn thỉu- Khi mang về nhà:+ Được ông bà Hoa Thuyên lấy lá sen bọc lại, dúi vào bếp+ Mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà- Khi thằng Thuyên ăn: đen thui; bẻ đôi ra, một làn hơi trắng bốc ra; ăn vào bụng mùi vị thế nào cũng đã quên rồi. Nhận xét cách miêu tả chiếc bánh bao tẩm máu người của Lỗ Tấn ? Cách miêu tả ấy gây được cảm giác gì đối với người đọc ?  Chiếc bánh bao được miêu tả rất cụ thể, tạo cho người đọc cảm giác ghê rợn. Thái độ, tâm trạng của ông bà Hoa Thuyên ?* Thái độ, tâm trạng của ông bà Hoa Thuyên:- Từ lúc đi mua: không ngủ được, hồi hộp, xúc động, ông Hoa “cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại...”, “ để hết tinh thần vào cái gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh, không chú ý đến gì nữa..., và lão sung sướng biết bao!” - Đến lúc mang về chế biến và cho con ăn: tỏ ra đầy vẻ bí mật, tin tưởng, hy vọng “như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì”; khẳng định hai lần “sẽ khỏi ngay”.Ông bà Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu tử tù (Ảnh minh họa) Kết quả: Thằng Thuyên vẫn chết, phải chết.CÂU HỎI THẢO LUẬNNhan đề truyện ngắn Thuốc có những ý nghĩa gì ? * Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:- Thuốc chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Tác giả phê phán sự ngu muội, mê tín dị đoan của người dân Trung Hoa đương thời.- Thuốc độc. Vì ăn bánh bao tẩm máu người mà thằng Thuyên vẫn chết, phải chết. Thức tỉnh, lay gọi người dân Trung Quốc khi họ đang mê mệt “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.- Tác giả muốn gọi ra căn bệnh thờ ơ, vô cảm, không hiểu cách mạng và người cách mạng của dân chúng; mặt khác, người cách mạng xa rời quần chúng, không hiểu quần chúng, hi sinh trong cô đơn. Sự thờ ơ, vô cảm của người dân Trung Hoa.CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP- HS cần nắm được kiến thức bài học.- HS tóm tắt lại truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp- Giờ sau học Đọc văn: Thuốc (tiếp theo)XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

File đính kèm:

  • pptTiet 76 Thuoc Lo Tan.ppt