I. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ .
1/ Tác giả. ( 1868- 1936),
M.Gorki , tên thật là Alêchxây Măcximôvich Pêscôp.
Ông sinh tại Tp Nigiơni Nôpgôrôt ven sông Vônga trong gia đình lao động nghèo.
- Cuộc sống của ông chịu nhiều đau khổ, bất hạnh: sớm mồ côi cha mẹ, làm nhiều nghề nặng nhọc kiếm sống.Ông có vốn sống phong phú.
- Ông là tấm gương tự học: từ đứa trẻ chịu nhiều bất hạnh, ông đã vươn lên trở thành nhà văn lớn.
- Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và là người bạn chiến đấu của Lênin.
18 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Một con người ra đời (Mắcxim Gorki), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THpt việt yên Một con người ra đời Mắcxim Gorkingữ văn 12I. Khái quát về tác giả .1/ Tác giả. ( 1868- 1936), -M.Gorki , tên thật là Alêchxây Măcximôvich Pêscôp. Ông sinh tại Tp Nigiơni Nôpgôrôt ven sông Vônga trong gia đình lao động nghèo.Cuộc sống của ông chịu nhiều đau khổ, bất hạnh: sớm mồ côi cha mẹ, làm nhiều nghề nặng nhọc kiếm sống.Ông có vốn sống phong phú.- Ông là tấm gương tự học: từ đứa trẻ chịu nhiều bất hạnh, ông đã vươn lên trở thành nhà văn lớn.- Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và là người bạn chiến đấu của Lênin.I. Khái quát về tác giả .2/ sự nghiệp văn chương.Sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú:+ kịch: 20 vở kịch.+Truyện ngắn, Tiểu thuyết: Người mẹ, Thời thơ ấu, Kiếm sống,Các trường Đại học của tôi.- ông là người đặt nền móng cho văn học Xô viết “ là đại diện vĩ đại nhất cho nghệ thuật vô sản”( Lênin)- Nhiều sáng tác của Gorki được dịch ra tiếng Việt ( người mẹ) và có ảnh hưởng tích cực tới nền văn học của chúng ta.II-Tìm hiểu tác phẩm.1/ Hoàn cảnh sáng tác.-Truyện ngắn “ Một con người ra đời” được viết năm 1912.- Truyện viết dựa trên cơ sở một sự thật diễn ra ở Kapkaz năm 1892.2/ phân tích.a/ Nỗi đau của người mẹ khi sinh con.- Nhà văn đặc tả quá trình sinh nở của người mẹ: chi tiết, chân thực.Cảnh mùa thu nước Nga“ Tôi vạch bụi rậm ra thì trông thấy cái chị trùm khăn vàng ngồi tựa lưng vào thân một cây hồ đào, đầu ngả xuống một bên vai, miệng bè ra, méo xệch, mắt trợn ngược lên, như mắt người điên; hai tay ôm lấy cái bụng chửa to tướng, chị thở dữ dội khác thường, đến nỗi cái bụng chị rung lên bần bật; chị lấy hai tay giữ lấy bụng, khẽ gầm gừ, miệng để lộ hàm răng vàng vàng như nanh chó sói”.a/ Nỗi đau của người mẹ khi sinh con.+ trạng thái bắt đầu đau đẻ:Tìm những từ ngữ nhà văn dùng diễn tả nỗi đau của người sản phụ?“ Người đàn bà quằn qoại như miếng vỏ bach dương hơ lửa, hai tay cứ đập đập xuống đất ở hai bên mình, rồi nhổ một bụi cỏ úa, cố nhét nó vào mồm, làm đất cát vãi đầy lên khuôn mặt đẽ sợ, trông không còn ra mặt người nữa, với đôi mắt đã dại hẳn ra, chạy đầy những tia máu, trong khi cái ối đã vỡ và đầu cái thai đã nhú ra. Tôi phải giữ lấy đôi chân đang giãy giụa, đỡ lấy đứa bé và trông chừng cho chị đừng đút nắm cỏ vào cái mồm méo xệch đang gầm gừ.”a/ Nỗi đau của người mẹ khi sinh con.+ khi CHUYểN dạ:Nhà văn đặc tả từng biểu hiện đường nét trên cơ thể, vẻ mặt. Sử dụng hình ảnh so sánh ( sói, gấu, miếng vỏ bạch dương hơ lửa), nhiều tính từ và động từ chỉ trạng thái ( Nét mặt, thân hình,)- Con người trải qua nhiều nỗi đau, không nỗi đau nào giống nỗi đau nào. Nhưng nỗi đau của người mẹ khi sinh nở là không gì sánh nổi. đó là nỗi đau tột cùng về thể xác, khủng khiếp như trong ngày “ tận thế”. Từ đó nhà văn biểu dương sự vĩ đại của người mẹ. đấng sáng tạo ra cả Anh hùng và Nhà thơ.a/ Nỗi đau của người mẹ khi sinh con.- Nghệ thuật miêu tả:b/ Niềm vui của người mẹ sau khi sinh con.- Nỗi đau đớn tột cùng của người mẹ tương phản làm nổi bật niềm vui làm mẹ. Cái cao cả của người mẹ là ở chỗ dám chấp nhận đau đớn để đứa con ra đời.- Nhà văn thể hiện niềm vui của người mẹ qua nụ cười và ánh mắt.+ Khi thằng bé khóc rống lên bằng cái giọng ồ ồ vùng Oren thì người mẹ nở những nụ cười: “chị mỉm cười, nụ cười của chị mỗi lúc thêm rạng rỡ, nụ cười ấy đẹp đẽ, chói lọi đến nỗi tôi gần như loá mắt”.Đôi mắt của chị còn ánh lên nụ cười hoan hỉ biết ơn.+ ánh mắt của chị cũng được nhắc đến hơn 10 lần: 7 lần thể hiện niềm vui: “ đôi mắt sâu thẳm của chị tươi rói lên một cách kì lạ, cháy bừng lên ngọn lửa xanh biếc”. - Khi nghe tiếng con khóc chào đời: “cặp mắt của chị đẹp vô cùng, đôi mắt thần thánh của người sản phụ”. đôi mắt phản ảnh tấm lòng bao la của người mẹ: “ chị nhìn khuôn mặt bé tíđôi mắt phát ra những luồng sáng ấm áp, chan chứa tình thương”.- Khi cùng đứa con lên đường: “ đôi mắt ấy lại trong trẻo và sáng bừng lên ngọn lửa biếc của tình thương không bao giờ cạn.”Tg đặc tả đôi mắt của người mẹ là cách xử lí nghệ thuật hợp lí; vì đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn” và cũng từ đó Tg thể hiện được bút pháp lãng mạn khi ca ngợi con người.c / Người kể chuyện.- Người kể chuyện là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn: nó đóng vai kể chuyện, dẫn chuyện; đồng thời cũng là nhân vật.- Anh là chàng trai có tấm lòng nhân ái, biết cảm thông với nỗi đau và chia sẻ niềm vui với người sản phụ.- Khi đỡ đẻ, anh là một chàng trai tháo vát,hóm hỉnh.Em có nhận xét như thế nào về người kể chuyện trong tác phẩm?Cho biết yếu tố tự thuật của truyện?-Tác giả ghi lại câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 ở vùng Kapkaz.d/ Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.Thảo Luận NhómQuan niệm nghệ thuật của nhà văn GorKi về con người ?d/ Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.- Nhà văn nghĩ về số phận con người một cách thiết thực và tích cực.Theo nhà văn, số phận không hẳn là những gì đáng lo âu mà là điều đáng để mà tin. Con người sinh ra không phải thụ động, chờ đón sự áp đặt của số phận, mà con người phải tự quyết định lấy số phận của mình, vượt lên số phận ( tiếng khóc : YaYa – “tôi”). Được làm con người là một niềm hạnh phúc lớn. Nhà văn cổ vũ cho con người.- Con người là một sinh thể tự do có quyền đứng ngang hàng cùng trời đất và đối thoại cùng vũ trụ.Bà mẹ nghĩ gi vê tương lai của đứa con?-Bà mẹ băn khoăn “ chẳng biết đời nó sẽ ra sao?”- Với niềm lạc quan, bà mẹ nghĩ về điều tốt lành: “Lạy chúa tôi, chúa ơi! Sung sướng quá, thích quá đi mất! Ước gì cứ thế này mà đi, đi mãi cho đến cùng trờicuối đất.”- Niềm hi vọng cuộc đời đứa bé sẽ tốt đẹp, và cuộc sống tự do cho toàn xã hội.III- kết luận- Truyện ngắn thể hiện quan niệm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn về con người- Nhà văn bày tỏ niềm tin yêu, trân trọng con người.- Bay bổng trong ước mơ lãng mạn, song nhà văn vẫn tỉnh táo nhìn rõ khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mà con người phải vượt qua để vươn tới hạnh phúc.Một con người ra đời I. Khái quát về tác giả .1/ Tác giả: ( 1868- 1936). 2/ sự nghiệp văn chương.II-Tìm hiểu tác phẩm.1/ Hoàn cảnh sáng tác.2/ phân tích.a/ Nỗi đau của người mẹ khi sinh con.b/ Niềm vui của người mẹ sau khi sinh con.c / Người kể chuyện.d/ Quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.III- kết luận Vào năm 1892, ở niền nam nước Nga, một đoàn người thất nghiệp, đói khổ kéo nhau đi Otsemtsiry kiếm việc làm. đến vùng ven biển, trong dòng người này có một phụ nữ trẻ, khoẻ mạnh mang thai đến ngày sinh nở. Chị chuyển dạ và lên cơn đâu dữ dội. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của một chàng trai vừa nhanh nhẹn, khéo tay vừa vui tính, người phụ nữ đã vượt qua đau đớn, sinh được một bé trai đầu lòng khoẻ mạnh và kháu khỉnh. Như có sức mạnh diệu kì, cháu bé đã khiến cho người mẹ và chàng thanh niên quên đi những đau khổ trước mắt và họ cùng vui sướng, tự hào. Đứa bé đã đem đến cho những người đang sống trong hoàn cảnh cực khổ chỗ dựa tinh thần để họ có thể vượt qua mọi gian lao, vất vả.* Tóm tắt :Một con người ra đời
File đính kèm:
- Mot con nguoi ra doi(2).ppt