Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Vội vàng (Xuân Diệu)

 I. Mục tiêu cần đạt

 * Giúp HS

 - Tìm hiểu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu

 - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt , sống hết mình và quan niệm về thời gian , tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu

 - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt . dồi dào và những sáng tác độc đáo về nghệ thuật thơ Xuân Diệu

 II . Phương tiện dạy học

 SGK , SGV , Thiết kế bài học

 II . Tiến trình lên lớp

• Ổn định lớp

 ● Bài cũ : Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài thơ Hầu trời và phân tích ý nghĩa ?

 ● Bài mới :

 

doc9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Vội vàng (Xuân Diệu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỘI VÀNG ( Xuân Diệu I. Mục tiêu cần đạt * Giúp HS - Tìm hiểu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt , sống hết mình và quan niệm về thời gian , tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt . dồi dào và những sáng tác độc đáo về nghệ thuật thơ Xuân Diệu II . Phương tiện dạy học SGK , SGV , Thiết kế bài học II . Tiến trình lên lớp Ổn định lớp ● Bài cũ : Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài thơ Hầu trời và phân tích ý nghĩa ? ● Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Ghi chú HĐ 1 : HD HS tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu TT1 : Cho Hs đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của XD ● Nêu những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của Xuân Diệu ? ● Nêu những nét chính về sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu ? ● Nội dung thơ Xuân Diệu trước CMT8 ? ● Nội dung thơ Xuân Diệu sau CMT8 ? TT2 : Cho Hs rút ra nhận nhận xét về cuộc đời và nghệ thuật thơ văn XD ● Ta rút ra được điều gì từ cuộc đời và nghệ thuật thơ văn của xuân Diệu ? HĐ 2 : Cho HS tìm hiểu nội dung bài thơ TT1 : GV đọc TT2 : Gọi Hs đọc lại và tìm hiểu bố cục ● Tìm bố cục của bài thơ ? TT2 : Cho Hs tìm hiểu đoạn 1 ● Hãy nêu ý nghĩa và hình thức diễn đạt của 4 câu đầu ? ● Tác giả miêu tả thiên nhiên bởi những chi tiết và hình ảnh nào ? ● Dụng ý của tác giả khi lặp đi lặp lại từ này đây ? TT3 : GV sơ kết đoạn 1 ● Cảm nhận chung về đoạn thơ ? TT4 : HD HS phân tích đoạn 2 ● Vì sao thi nhân đang vui bỗng chợt buồn , đang say sưa ngây ngất bỗng chợt day dứt băn khoăn ? TT5 : GV sơ kết đoạn 2 TT6 : HD HS tìm hiểu đoạn 3 ● Tâm trạng của thi nhân ở đoạn thơ này ? Đoạn thơ này không còn là sự chán nản mà thúc giục mình hãy nắm bắt hương vị của cuộc sống TT6 : GV sơ kết đoạn 3 HĐ3 : HD HS tổng kết bài học ● Củng cố: Nội dung bài học ● Dặn dò: Học thuộc bài thơ và soạn bài mới : Thao tác lập luận bác bỏ I . Tìm hiểu chung 1. Cuộc về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu a. Cuộc đời - Xuân Diệu ( 1916-1985) tên khai sinh Ngô Xuân Diệu - Bút danh Trảo Nha , quê cha ở Hà Tĩnh , quê mẹ ở Bình Định , lớn lên ở Quy Nhơn - Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi - Trước CMT8 Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới ” - Sau CMT8 nhanh chóng hoà nhập với đất nước , nhân dân và nền văn học dân tộc b. Sự nghiệp thơ văn : - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn , là cây bút có sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt ♣ Thơ Xuân Diệu trước CMT8 - Yêu đời tha thiết với cuộc sống , cảnh vật tràn đầy sức sống , thiên nhiên được cảm nhận bằng mọi giác quan - Tình yêu được diễn tả bằng mọi sắc thái cung bậc , từ e ấp dịu dàng đến nồng nàn , mãnh liệt , có khi điên cuồng đến si mê - Tuy nhiên cũng nói lên nhiều chán nản hoài nghi , nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn - Chịu ảnh hưởng phong trào thơ Mới thời kì 1930 – 1945 đặc biệt là chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ ca lãng mạn phương Tây nhất là thơ Pháp ♣ Thơ Xuân Diệu sau CMT8 - Chan chứa niềm tin yêu về cuộc sống về đất nước - Không còn chán nán hoài nghi mà mà nổ lực hoà cái riêng vào cái chung của dân tộc , vào cuộc sống xây dựng xã hội mới 2 . Nhận xét - Là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới ” - Thơ Xuân Diệu thể hiện một tâm hồn khát khao giao cảm với đời - Hồn thơ nhạy cảm với thời gian , là nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu và được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình ” II . Đọc - Hiểu văn bản 1. Đọc – tìm hiểu bố cục - Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn ◘ Đoạn 1 : 13 câu đầu : Tình yêu cuộc sống đến mức say mê tha thiết của nhà thơ ◘ Đoạn 2 : 16 câu tiếp : Nổi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời ◘ Đoạn 1 : 9 câu còn lại : Khát vọng sống và khát vọng yêu cuồng nhiệt hối hả 2 : Đọc - hiểu đoạn 1 : Tôi muốn tắt nắng đi khát vọng mảnh liệt Cho màu đừng nhạt mất của cái tôi , muốn Tôi muốn buộc gió lại thay đổi quy luật tự Cho hương đừng bay đi nhiên à ý tưởng táo bạo - Tuần tháng mật Cảnh sắc thiên nhiên - Hoa cỏ đồng nội xanh rì tràn đầy niềm vui và - Cành tơ phất phơ hạnh phúc - Tháng giêng ngon à Điệp ngữ này đây dồn dập , diễn tả tính chất phong phú , bất tận của thiên nhiên như có chút gì thôi thúc , giục giã , khiến cho ai đó dù có vô tình cũng không thể làm ngơ Ì Đoạn thơ là tiếng reo vui , đó là ước muốn ngăn chặn thời gian , chặn sự già nua , tàn tạ để giữ mãi hương sắc cho cuộc đời . Ý tưởng có vẻ như ngông cuồng nhưng lại xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết si mê 3: Đọc - hiểu đoạn 2 Xuân tới à xuân qua Nhà thơ hoài xuân ,tiếc Xuân non à xuân già xuân ngay cả khi mới Xuân hết à đời tôi mất bắt đầu à băn khoăn à Sự đối lập cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của thiên nhiên à tâm trạng chán nản Ôi chẳng bao giờ , chẳng bao giờ nữa à Cảm nhận rất rõ bước đi của thời gian , những gì đẹp nhất của mùa xuân , của tuổi trẻ , của tình yêu rồi sẽ đi không trở lại Ì Nhà thơ khao khát đến cháy bỏng , giao cảm đến nồng nàn nhưng luôn cảm thấy bơ vơ và có lúc hoảng sợ .Có điều ông không thể hiện nổi tuyệt vọng . Đoạn thơ thể hiện tâm trạng chán nản hoài nghi vì tuổi xuân trôi qua mà đời người thì giới hạn 4: Đọc - hiểu đoạn 3 Mau đi thôi à thúc giục mình nắm bắt tận hưởng cái đẹp của cuộc sống Ta muốn ôm Ta muốn riết khát vọng sống mảnh liệt của Ta muốn say nhà thơ , muốn ngự trị tất cả Ta muốn thâu - Ôm , riết , say , thâu , chuếnh choáng , đã đầy , no nê , cắn : là những động từ và tính từ mạnh được dùng ở mức độ tăng tiến Ì Lòng yêu cuộc sống đến độ cuồng si đó là kiểu giao cảm mạnh mẽ , cường tráng của một trái tim căng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ III. Tổng kết 1. Nội dung : bài thơ thể hiện niềm thiết tha yêu đời , yêu cuộc sống , muốn tận hưởng hạnh phúc tràn đầy . Tuy nhiên nhà thơ cũng cảm thấy chán nản trước cái giới hạn của đời người và cái vô hạn đất trời và thiên nhiên . Từ đó thêm yêu mùa xuân tuổi trẻ 2. Nghệ thuật : Với những cách tân của thơ Mới thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút thể hiện rõ phong cách thơ xuân Diệu THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. Mục tiêu cần đạt * Giúp HS - Hiểu được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ - Biết cách bác bỏ trong bài văn nghị luận - Bước đầu rèn luyện bác bỏ trong văn nghị luận II . Phương tiện dạy học SGK , SGV , Thiết kế bài học II . Tiến trình lên lớp Ổn định lớp ● Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu và phân tích tâm trạng của nhà thơ ? ● Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Ghi chú HĐ1 : Cho HS tìm hiểu mục đích – yêu cầu của thao tác lập luận so sánh TT1 : HD HS tìm hiểu mục đích tác lập luận bác bỏ † Nêu mục đích của thao tác lập luận bác bỏ ? TT2 : HD HS tìm hiểu yêu cầu † Nêu Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ ? HĐ2 : HD HS tìm hiểu cách bác bỏ TT1 : Cho HS tìm hiểu đoạn văn 1 ở SGK † Luận điểm nào cần bác bỏ ? † Hãy đưa ra những dẫn chứng cho việc bác bỏ ? TT2 : Cho HS tìm hiểu đoạn văn 2 ở SGK † Luận điểm nào cần bác bỏ ? † Hãy đưa ra những dẫn chứng cho việc bác bỏ ? TT3 : Cho HS tìm hiểu đoạn văn 3 ở SGK † Luận điểm nào cần bác bỏ ? † Hãy đưa ra những dẫn chứng cho việc bác bỏ ? HĐ3 : HD HS tìm hiểu cách thức bác bỏ † Hãy rút ra kết luận về cách thức bác bỏ từ việc phân tích các ví dụ trên ? HĐ4 : Cho HS luyện tập TT1 : Cho HS làm BT 1 / 26 GV tổ chức HS lần lượt đưa ra những lí do để bác bỏ ● Củng cố: Nội dung bài học ● Dặn dò: Làm các BT còn lại , học bài và soạn bài mới : Tràng giang I . Mục đích – Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ 1. Mục đích Bác bỏ gạt đi , không chấp nhận ý kiến chưa đúng ( Bác bỏ luận điểm , ý kiến không đúng ) 2. Yêu cầu - Nắm chắc những sai lầm quan điểm , ý kiến cần bác bỏ - Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục - Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng , có chừng mực phù hợp hoàn cảnh và đối tượng tranh luận II . Cách bác bỏ 1. Ví dụ : a . Đoạn văn 1 : Viết về Nguyễn Du * Luận điểm : Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh cần bị bác bỏ + Tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng để bác bỏ luận điểm trên là không có cơ sở . Về chứng ngôn của người đồng thời với ND thì không có , còn “Những di bút của thi sĩ ” thì chỉ căn cứ vào mấy câu , mấy bài của ND nói về ma quỷ , về âm hồn thì không có cơ sở để kết luận + Để bác bỏ có sức thuyết phục , tác giả bài viết còn dẫn ra các dẫn chứng để đối sánh như Paxcan , những thi sĩ Anh Cát Lợi + Cơ sở cuối cùng để bác bỏ là : “Kẻ tạo ra truyện Kiều” không thể là “Một con bệnh thần kinh ” b. Đoạn văn 2 : “Tiếng nước mình nghèo nàn” à luận điểm cần bác bỏ † Người viết đã chỉ ra nguyên nhân và tác hại của luận cứ trên : - Là do thiếu hiểu biết về tiếng mẹ đẻ , vốn từ còn nghèo hơn cả những người phụ nữ nông dân - Tác hại của việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ là không có tinh thần dân tộc c. Đoạn văn 3 : Tôi hút thuốc tôi bị bệnh mặc tôi à Lập luận cần được bác bỏ † Người viết xuất phát từ thực tế và kết luận khoa học để bác bỏ : Hút thuốc không chỉ làm hại bản thân mà còn đầu độc những người xung quanh 2 . Cách thức bác bỏ - Có thể bác bỏ một luận điểm , luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại , chỉ ra nguên nhân , hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch , thiếu chính xác của luận điểm , luận cứ ấy - Khi bác bỏ cần diễn đạt rành mạch , sáng sủa , uyển chuyển để người có quan điểm , ý kiến sai lệch và người nghe dễ chấp nhận tin theo III . Luyện tập Bài Tập 1 : † Luận điểm cần bác bỏ : + Cứng quá thì gãy + Thơ là những lời đẹp + Thơ là những đề tài đẹp TRÀNG GIANG ( Huy cận ) I. Mục tiêu cần đạt * Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh trời rộng sông dài và tình cảm của tác giả - Cảm nhận được nổi sầu nhân thế , nổi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn và niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và tình yêu quê hương đất nước II . Phương tiện dạy học SGK , SGV , Thiết kế bài học II . Tiến trình lên lớp Ổn định lớp ● Bài cũ : ● Bài mới : Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Ghi chú HĐ1 : Cho HS tìm hiểu đôi nét về tác giả tác phẩm TT1 : Cho HS đọc phần tiểu dẫn † Nêu vài nét về tác giả ? † Nêu vài nét chính về tác phẩm ? HĐ 2 : Cho HS tìm hiểu nội dung bài thơ TT1 : GV đọc bài thơ Gọi HS đọc lại TT1 : GV diễn giảng nhan đề của bài thơ TT2 : HD HS tìm hiểu khổ 1 của bài thơ † Bức tranh tràng giang được miêu tả qua những hình ảnh nào ? † Tâm trạng con người trong khổ thơ ? GV sơ kết TT3 : HD HS tìm hiểu khổ thơ 2 ● Các từ láy lơ thơ , đìu hiu gợi cho người đọc cảm giác như thế nào ? ● Em có nhận xét gì về không gian tràng giang ở hai câu thơ sau ? GV sơ kết TT4 : HD HS tìm hiểu khổ thơ 3 ● Bèo dạt gợi cảm giác như thế nào ? GV sơ kết TT5 : HD HS tìm hiểu khổ thơ 4 ● Cảnh vật hình ảnh ở khổ thơ 4 như thế nào ? GV sơ kết HĐ3 : HD HS tổng kết bài học ● Củng cố: Nội dung bài học ● Dặn dò: Học thuộc bài thơ và soạn bài mới : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ I . Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật : Cù Huy Cận ( 1919 – 2005 ) - Quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh - Năm 1942 tham gia phong trào sinh viên yêu nước và mặt trận Việt Minh - Sau CMT8 là bộ trưởng thứ trưởng trong chính phủ VNDC cộng hoà 2 Tác phẩm † Xuất xứ : Trích trong tập lửa thiêng ( 1940 ) † Hoàn cảnh sáng tác Vào một buổi chiều thu 1939 tác giả đứng ở sông hồng mênh m,ông sông nước , lòng buồn cảm thương cho kiếp ngươì nổi trôi nên viết bài thơ II . Đọc - Hiểu văn bản 1 : Đọc - hiểu nhan đề - đề từ của bài thơ + Trời rộng sông dài là không gian mênh mông , vô biên + Bâng khuâng , nhớ là tâm trạng buồn , cô đơn giữa trời rộng sông dài 2 : Đọc - hiểu văn bản thơ a. Khổ 1 Sóng à gợn Thuyền à lẻ loi Củi khô à lạc mấy dòng Tâm trạng : buồn buồn điệp điệp : nổi buồn chồng chất lớp lớp , tầng tầng Thuyền : xuôi mái xuôi theo dòng nước bất lực với mái chèo è Không gian mở ra theo chiều rộng , vươn theo chiều dài gợi lên cái không cùng của vũ trụ vô biên . Cái nhỏ nhoi của con người càng nổi bật lên cái mênh mông xa vắng của trời rộng , sông dài . Nó mang nổi sầu lớn vì nó gợi cảm giác chia lìa b. Khổ 2 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ♣ Từ láy : Lơ thơ , đìu hiu : gợi cảm giác thưa thớt buồn vắng , đù hiu , hiu quạnh Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều ◘ Âm thanh xao xác của chợ chiều đã vãn từ một làng xa vọng lại nghe mơ hồ , xa vắng , càng gợi sự buồn bã Nắng xuống , trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu Chót vót là động từ độc diễn chiều cao , tác giả lại dùng để chỉ chiều sâu → Không gian tràng giang vốn bát ngát lại càng nở ra về mọi phía , sông như dài ra , trời như rộng thêm , bến sông càng trở nên cô liêu è Nổi buồn càng thấm vào không gian c. Khổ 3 Bèo dạt về đâu hàng nối hàng → Bèo dạt : gợi sự phiêu dạt lênh đênh Không cầu Không có cầu Không cầu mong hoà nhập Không đò Thiếu vắng sự giao nối đôi bờ Không cầu è Nhà thơ thèm khát dấu hiệu sự sống sự hoà hợp giữa những con người d. Khổ 4 : Mây cao đùn núi bạc → Cảnh vật trở nên rộng hơn , thoáng hơn nhưng vẫn đượm buồn → Khẳng định rất rõ . không có sóng mà nhà thơ vẫn đượm buồn → quê hương thường trực trong lòng nhà thơ è Nổi buồn đau của Huy Cận là nổi buồn đau của một cái tôi cá nhân đối diện với chính nổi cô đơn của lòng mình III . Tổng kết 1. Nghệ thuật : Cảm hứng bài thơ là cảm hứng không gian Ngôn ngữ , nhịp thơ , từ láy 2 . Nội dung Tràng giang là nổi sầu vũ trụ , nhưng chủ yếu vẫn là nổi buồn thương về cuộc đời , kiếp người , là nổi sầu nhân thế . Đằng sau tâm trạng buồn , cô đơn là niềm khao khát sự sống , khao khát hoà hợp , cảm thông . “Tràng giang là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước , do đó nó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc ” ( Xuân Diệu )

File đính kèm:

  • docvoi vang 1.doc