Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 93: Hạnh phúc của một tang gia

n Đây là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, diễn ra nơi buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện.

n Người cho chữ là người tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô những nét chữ. Người nhận chữ là Viên quản ngục. Hình ảnh Huấn Cao trong tư thế uy nghi, lộng lẫy, hiện thân của cái đẹp; Viên quản ngục khúm núm; Thầy thơ lại run run .

 Tác giả thể hiện rõ một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Trong nhà tù - hiện thân của tội ác, không phải chỉ cái xấu, cái ác ngự trị, mà cái đẹp đang làm chủ.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 93: Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết: Cảnh cho chữ diễn ra trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?Đáp ánĐây là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”, diễn ra nơi buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện...Người cho chữ là người tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô những nét chữ. Người nhận chữ là Viên quản ngục. Hình ảnh Huấn Cao trong tư thế uy nghi, lộng lẫy, hiện thân của cái đẹp; Viên quản ngục khúm núm; Thầy thơ lại run run ... Tác giả thể hiện rõ một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Trong nhà tù - hiện thân của tội ác, không phải chỉ cái xấu, cái ác ngự trị, mà cái đẹp đang làm chủ.Hạnh phúc của một tang giaTiết 93:(Trích: Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)I/ Giới thiệu chung:1 - Tác giả: Câu hỏi:Đọc tiểu dẫn và trình bày hiểu biết của em về tác giả Vũ Trọng Phụng?Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939). Quê hương: Làng Hảo, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ra, lớn lên và mất ở Hà Nội. - Gia đình: Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, được người mẹ hiền hậu nuôi cho ăn học. - Bản thân: Từ nhỏ đã có năng khiếu nghệ thuật. Ông học hết bậc tiểu học - đi làm kiếm sống - làm việc quá sức - đời sống gặp nhiều khó khăn - mắc bệnh lao phổi và mất khi mới 27 tuổi. - Vũ Trọng Phụng viết văn sớm - viết nhiều và nhanh chóng nổi tiếng. Ông viết đủ các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói, phê bình văn học... Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu của văn học nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945Câu hỏi:Em hãy kể tên một số tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng? 2 - Các tác phẩm chính: - Phóng sự: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934); Cơm thầy cơm cô (1936)... - Tiểu thuyết: Giông tố (1936); Vỡ đê (1936); Trúng số độc đắc (1938); Số đỏ (in báo 1936, in thành sách 1938)... 3 - Tác phẩm “Số Đỏ”: Câu hỏi:Em hãy tóm tắt tác phẩm “Số đỏ” ? a> Tóm tắt: - Xuân, thường gọi là Xuân tóc đỏ, từ một đứa trẻ mồ côi, sống bụi đời được bà Phó Đoan - một me Tây dâm đãng và vợ chồng Văn Minh (cháu bà Phó Đoan) giúp đỡ kiếm việc làm. - Hắn được gia đình này, hoặc do cố ý, hoặc do hiểu lầm, tôn vinh lên làm “đốc tờ Xuân”, nhà cải cách xã hội, “giáo sư quần vợt”, nhà “chấn hưng Phật giáo”. - Xuân giao thiệp với toàn những bậc “thượng lưu”: bác sĩ, hoạ sĩ, nhà chính trị, nhà báo... - Vinh quang tuyệt đỉnh đến với hắn: trong chuyến tuần du Bắc Kì của vua Xiêm, Xuân tóc đỏ được cử ra đọ tài với nhà vô địch quần vợt Xiêm La (Thái Lan). - Cuộc đấu diễn ra sôi nổi. Vua Xiêm tức giận vì đấu thủ của mình tỏ ra yếu thế hơn Xuân. - Xuân được lệnh phải thua để tránh cho hai nước khỏi thảm hoạ chiến tranh. - Hắn trở thành anh hùng cứu quốc, được hoan nghênh, được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được lấy cô Tuyết con gái yêu của cụ cố Hồng (bố Văn Minh).Câu hỏi:Em hãy cho biết giá trị nội dung của tác phẩm “Số đỏ”? b> Giá trị nội dung: Tác phẩm lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng đồi bại đương thời - lối sống hư hỏng, chà đạp lên đạo đức truyền thống dân tộc.Câu hỏi:Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Số đỏ”? c> Giá trị nghệ thuật: Với ngòi bút trào phúng bậc thầy, bút pháp châm biếm sắc sảo, tác giả đã xây dựng một thế giới nhân vật rất đông đảo, đa dạng... Tác phẩm “Số đỏ” là bức tranh biếm hoạ xã hội tư sản thành thị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. II/ Tìm hiểu đoạn trích: 1 - Vị trí, nhan đề đoạn trích:Câu hỏi:Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích? ý nghĩa của nhan đề? - Vị trí: trích chương XV của tác phẩm (toàn bộ tác phẩm có XX chương). - Nhan đề: do chính tác giả đặt. - ý nghĩa của nhan đề: + Có tính hài hước - một cái chết đem đến niềm vui cho rất nhiều người, trước hết là chính gia đình có người chết. + Niềm vui chung cho cả gia đình: cái gia tài to lớn được phép chia cho mọi người Mọi người trong gia đình chờ đợi phút tắt thở này. + Tuy bận rộn lo lắng cho đám tang nhưng mọi người trong gia đình người chết rất vui, lo lắng để tổ chức cho chu đáo, cho linh đình đúng là ngày hội, một đám rước chứ không phải đám ma.Phần củng cố, luyện tập: - Nêu những nét lớn về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng? - Nắm được cốt truyện của tác phẩm “Số đỏ”? Khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? - Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?Bài học hôm nay kết thúc ở đây. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo đã đến dự. Mời các em nghỉ.

File đính kèm:

  • pptSo do.ppt