Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1: Vào phủ chúa Trịnh (trích “thượng kinh kí sự”) Lê Hữu Trác

I. Mục tiêu bài học:

 1. HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm kí.

 3. Giáo dục HS thái độ đúng mực đối với cuộc sống chúa Trịnh ngày xưa cũng như thái độ tôn trọng đối với danh y Lê Hữu Trác.

II. Phương pháp, phương tiện:

 

doc158 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1 - Tiết 1: Vào phủ chúa Trịnh (trích “thượng kinh kí sự”) Lê Hữu Trác, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 1 Tieát 1 Ngaøy soaïn 02.8 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh kí sự”) Lê Hữu Trác I. Mục tiêu bài học: 1. HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm kí. 3. Giáo dục HS thái độ đúng mực đối với cuộc sống chúa Trịnh ngày xưa cũng như thái độ tôn trọng đối với danh y Lê Hữu Trác. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. Lý do: tiết đầu tiên của năm học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Dựa vào phần tiểu dẫn, giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản. - Đọc văn bản. - Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? + Qua nhiều lần cửa, + Vườn hoa lộng lẫy, + Bên trong là những nhà Đại Đường, + Nội cung phải qua nhiều lần trướng gấm, - Nhận xét? - Chỉ ra những chi tiết nói về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? + Đầy tớ hét đường, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, + Lời lẽ nhắc đến chúa hết sức cung kính và lễ độ. + Xung quanh chúa có cung tần mĩ nữ. Nội cung trang nghiêm + Thế tử ốm có 7, 8 thầy thuốc phục dịch, phải quỳ lạy, - Những chi tiết đó nói lên điều gì? - Lê Hữu Trác tỏ thái độ ra sao trước những gì diễn ra nơi phủ chúa? - Trước những tâm trạng và suy nghĩ của lê Hữu Trác, ta hiểu gì về con người này? - Tác giả đã thành công gì về nghệ thuật đối với tác phẩm kí này? I. Giới thiệu chung: sgk II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa: - Quang cảnh trong phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. - Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, kẻ hầu người hạ, cho thấy sự cao sang quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa. 2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả: - Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa nhưng dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời. - Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ. 3. Nét đặc sắc về nghệ thuật: Quan sát tỉ mỉ, lựa chọn chi tiết, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể chuyện khéo léo để tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc. III. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk. 4. Củng cố: Khái quát toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 5. Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Soạn “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”. Tuaàn 1 Tieát 2 Ngaøy soaïn 03.8 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. Mục tiêu bài học: 1. Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. 2. Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân (biết phát huy phong cách ngôn ngữ của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung). 3. Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp, quy nạp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ Chúa? - Thái độ của tác giả trong đoạn trích? - Liên hệ với đời sống của nhân đan ta lúc bấy giờ để thấy được sự bất công của chế độ phong kiến. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1:Giúp HS nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội. - Có nhiều phương tiện giao tiếp. Trong giao tiếp giữa người – người, phương tiện giao tiếp nào là quan trọng nhất? - Để sự giao tiếp diễn ra thuận lợi, bản thân ngôn ngữ phải có những đặc điểm chung nào? HĐ2: Nắm nét riêng trong lời nói cá nhân. GV chuyển ý: Trong giao tiếp, người ta dùng lời nói để cụ thể hóa ngôn ngữ thành phương tiện giao tiếp. Vì vậy nó mang nét riêng của cá nhân. - Biểu hiện của cái riêng trong lời nói của cá nhân? HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập luyện tập trong sgk. Thôi: chấm dứt hành động, I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. - Cái chung trong ngôn ngữ bao gồm: + Các yếu tố chung: âm, thanh, âm tiết, từ, ngữ cố định. + Các quy tắc chung, các phương thức chung. II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ: - Sự biến đổi cái chung đã sẵn có. - Sáng tạo ra các từ ngữ mới, cách kết hợp mới. III. Luyện tập 1. Thôi: chấm dứt cuộc đời. (sáng tạo ngôn ngữ cho từ) 2. Có đảo: - Các cụm danh từ (DT): danh từ trung tâm trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại. - Vị ngữ (VN) đi trước chủ ngữ (CN). => Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ. 3. Cá – cá chép Áo sơ mi – áo cụ thể nào đó. 4. Củng cố: Đã củng cố bằng bài tập.. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 1: Xem lại bố cục bài văn bản nghị luận, lập luận trong văn nghị luận. Tuaàn 1 Tieát 3,4 Ngaøy soaïn 03.8 BÀI VIẾT SỐ 1 (Nghò luaän xaõ hoäi) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiểm tra kiến thức về văn học và x.hội; kiến thức làm văn của HS. Giúp các em tự đánh giá được khả năng làm văn, độ k.thức mà mình có được. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN GA, SGV, SGK III. LÊN LỚP Ổn định lớp: K.tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Không. Lý do: bảo đảm thời lượng làm bài cho HS. Tiến trình k.tra: GV ktra sự chuẩn bị của HS. Y/c HS không được sử dụng sách vở, tư liệu có liên quan. NỘI DUNG ĐỀ: Câu 1 (3 điểm). Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp cần đảm bảo những yêu cầu nào? Câu 2 (7 điểm). Trong cuộc sống, sự cảm thông cần thiết như thế nào đối với mỗi con người? Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề trên. ĐÁP ÁN I. Yêu cầu chung 1. Kĩ năng: biết cách xây dựng lập luận, chọn phương pháp nghị luận. 2. Nội dung: suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. II. Yêu cầu cụ thể Câu 1: Những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt : 1. Về ngữ âm và chữ viết : Cần phát âm theo chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả, về chữ viết nói chung. 2. Về từ ngữ : Câu dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo với ý nghĩa với đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Việt. 3. Về ngữ pháp : Cần cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. 4. Về phong cách ngôn ngữ : Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách. Câu 2: A. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề : lòng cảm thông trong cuộc sống của mỗi con người. Chuyển ý. B. Thân bài: 1. Khẳng định sự cần thiết của lòng cảm thông trong cuộc sống. Đó là biểu hiện của lòng nhân ái, tình người, sự bao dung và hiểu biết của con người. 2. Tác dụng của lòng cảm thông: - Làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. - Ít oan trái hơn trong cuộc đời. - Con người yêu nhau hơn. - Cuộc sống thi vị, hồn nhiên hơn. - Con người trở nên cao thượng hơn. ( Ở mỗi luận điểm cần đưa ra một số luận cứ cụ thể) C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của lòng cảm thông đối với cuộc sống của con người. TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM: - Điểm 10 : Ý tứ đầy dủ, phong phú, diễn đạt tốt, không có lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 7 : Đủ ý, diến đạt khá tốt, có một số lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 5 : Khá đủ ý, có một số lỗi nhỏ về diễn đạt, ngữ pháp và chính tả. - Điểm 3: Đạt 1/3 số ý, mắc một số lỗi về diễn đạt, ngữ pháp và chính tả. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. Củng cố: Giới thiệu qua đáp án để giải quyết thắc mắc của HS sau viết bài. (Nếu có thời gian) Dặn dò: Chuẩn bị bài “Tự tình” (Hồ Xuân Hương) Tuaàn 2 Tieát 5,6 Ngaøy soaïn 04.8 TỰ TÌNH Hồ Xuân Hương I. Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. - Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật. Hiểu và cảm thông tâm trạng Hồ Xuân Hương. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. KT bài cũ: . -Tại sao lại nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ? -Tại sao nói lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: HS nắm được những nét chính về Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình. - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - Gọi HS đọc văn bản. - 2 câu đầu cho thấy tác giả ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? + Trống canh: thời gian rối bời tâm trạng. + Trơ / cái hồng nhan / với nước non. -> rẻ rúng cay đắng xót xa. Kiều bị bỏ rơi: “Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”. - Mối tương quan giữa hiện tượng thiên nhiên và thân phận nữ sĩ trong câu 4? - Hình ảnh vầng trăng khuyết chưa tròn thể hiện điều gì? - Những yếu tố trên nói lên tâm trạng gì của tác giả? - Nhân xét gì về cách dùng từ ngữ trong hai câu 5, 6? Tác dụng? Ngệ thuật nào đã dược thể hiện ở đây? Tác dụng? - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5, 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ nhà thơ như thế nào? Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi bên dưới. Thời gian 4 phút. - Từ ngán nỗi thể hiện tâm trạng gì của tác giả? - Câu thơ thứ 7 có sử dụng nghệ thuật điệp không? Vì sao? - Vì sao tác giả lại dùng mảnh tình mà không là khối tình, cuộc tình? Hãy hình dung tình yêu của người đàn ông trong câu thơ này. - Hai câu cuối nói lên tâm sự gì? I. Giới thiệu chung: sgk. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. 2 câu đề: - Thời gian: Đêm khuya - Không gian: Tĩnh lặng. Âm thanh nhỏ, xa (Văng vẳng) mà rõ (dồn) => dùng cái động để chỉ cái tĩnh. - Trơ – cái hồng nhan > <Nước non Cá thể cô đơn nhỏ bé nhưng đầy thách thức => Tâm trạng: cô đơn, chán chường, bẽ bàng, xót xa. 2. 2 câu thực: - Say lại tỉnh: Buồn, cô đơn -> tìm đến rượu -> say -> tỉnh -> thực tại vẫn phũ phàng -> buồn, cô đơn - Khuyết chưa tròn: Vầng trăng tình duyên mãi mãi không viên mãn -> Ước vọng về tình yêu mãi không tròn. => Tâm trạng cô đơn tột cùng, đau khổ tột độ của một người biết yêu và khao khát tình yêu mãnh liệt. 3. 2 câu luận: NT đảo ngữ: Xiên ngang/ đâm toạc: Thái độ phản kháng mạnh mẽ của tác giả. => Sự phẫn uất trước duyên phận hẫm hiu, khát vọng hạnh phúc cháy bỏng cảu tác giả. 4. Hai câu kết: - Ngán nỗi: Tâm trạng chán chường của tác giả. - Xuân đi – xuân lại lại: Mùa xuân của đất trời đi rồi trở lại (Vũ trụ tuần hoàn theo chu kì), còn mùa xuân của con người chỉ đến một lần (tuyến tính). - Mảnh tình – san xẻ - tí con con: Nghệ thuật liệt kê theo chiều hướng giảm dần: Tình yêu trong lòng người đàn ông vốn đã rất ít ỏi (mảnh tình), còn mang đi san xẻ, còn lại chút con con. => Bi kịch duyên phận của một tâm hồn luôn khát khao yêu thương nhưng không được toại nguyện. III. Tổng kết: Phần ghi nhớ sgk. 4. Củng cố: Bài thơ nói lên tâm trạng gì của tá giả? Thử hình dung ra hoàn cảnh của bà lúc bấy giờ? 5. Dặn dò: Chuẩn bị: Câu cá mùa thu. Tuaàn 2 Tieát 7 Ngaøy soaïn 05.8 CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) Nguyễn Khuyến I. Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ; vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế. - Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. - Học tập cách cảm nhận cuộc sống; cảm thông tâm trạng Nguyễn Khuyến. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ. Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy tác giả thấy được những nét riêng nào của cảnh sắc mùa thu? - Nhân xét về cảnh ấy? - Không gian trong bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng tác giả như thế nào? (Cái se lạnh của mùa thu thấm vào cõi lòng hay chính cái lạnh trong tâm hồn lan tỏa cảnh vật) - Nhận xét gì về ngôn ngữ? - Cách gieo vần có gì đặc biệt? I. Giới thiệu chung: sgk II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh thu: Ao thu lạnh lẽo- trong veo Chiếc thuyền câu- bé tẻo teo Nghệ thuật chấm phá -> không gian rộng lớn. Lá vàng- khẻ đưa vèo => dùng cái động để chỉ cái tĩnh -> Không gian tĩnh lặng -> sự tinh tế của tg. Tầng mây- trời xanh -> Kg được mở ra theo chiều cao. Ngõ trúc quanh co -> Kg mở ra theo chiều rộng. Từ ngữ miêu tả màu sắc, đường nét, chuyển động () cảnh thu hiện lên dịu nhẹ, thanh sơ, rất đồng bằng Bắc bộ: đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn. 2. Tình thu: Con người xuất hiện trong tư thế tĩnh tại -> Cảm nhận cảnh sắc mùa thu với cõi lòng yên ắng, tĩnh lặng, cô quạnh, uẩn khúc -> tình yêu thiên nhiên của tg. 3. Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng . Vần “eo”sử dụng tài tình. Lấy động nói tĩnh. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk. 4. Củng cố: Những NT được sử dụng trong bài thơ? Phân tích. 5. Dặn dò: Chuẩn bị: “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”. Tuaàn 2 Tieát 8 Ngaøy soaïn 05.8 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học: 1. HS nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập luận dàn ý cho bài viết. 2. Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ, pt cảnh thu? Pt tình thu và trình bày NT bài thơ?. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Hướng dẫn HS nắm vững kỹ năng phân tích đề thông qua thực hành 2 đề ở sgk. - Đọc đề. - Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai? - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 đề. Yêu cầu trả lời câu hỏi (1 HS trình bày). + Vấn đề cần nghị luận? Xác định các luận điểm? + Sử dụng thao tác lập luận nào? Dẫn chứng ở đâu? Cuối cùng: tóm tắt kỹ năng cơ bản của việc phân tích đề. - Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày, các HS khác có thể bổ sung. - Nhóm còn lại nhận xét. - GV hướng dẫn đưa đến kết luận cuối cùng. HĐ2: Hướng dẫn HS lập dàn ý. - Dựa vào kết quả phân tích đề, những câu hỏi và gợi ý ở sgk, lập dàn ý cho đề 1 và đề 2. HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập. I. Phân tích đề: - Đề 1: có định hướng cụ thể. - Đề 2: tự do sáng tạo. * Đề 1: - Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra: + Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận, bình luận, giải thích, chứng minh. Dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu. * Đề 2: - Vấn đề cần nghị luận: Tâm sưj của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II. - Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: cô đơn chán chường, bẽ bàng xót xa – phẫn uất trước duyên phận, khát vọng được sống hạnh phúc – cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu. II. Lập dàn ý: HS tự lập dàn ý. * Luyện tập: Bài tập 1 sgk. - Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh. - Yêu cầu về nội dung: + Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sịnh khí trong phủ chúa Trịnh. + Thái độ không đồng tình cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng trong Vào phủ chúa Trịnh. Bài tập 2 sgk. - Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH. - Yêu cầu về nội dung: + Dùng chữ Nôm. + Sử dụng từ ngữ thuần Việt rất độc đáo. + Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu. - - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ. Dẫn chứng thơ HXH. 4. Củng cố: Đã củng cố bàng bài tập. 5. Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Làm dàn ý cho 2 bài tập luyện tập. - Chuẩn bị: “Thao tác lập luận phân tích”. Tuaàn 3 Tieát 9 Ngaøy soaïn 05.8 THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương I. Mục tiêu bài học 1. Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hy sinh vì chồng con. Thấy được tình cảm thương yêu, quí trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự hào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự hào. 2. Rèn kỹ năng phân tích thơ trữ tình thất ngôn bát cú. 3. Thương yêu, quí trọng đối với người phụ nữ, người mẹ. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Kiểm tra bài tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Giúp HS nắm được những nét chính về Trần Tế Xương và tác phẩm của ông. - Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu vài nét về tiểu sử, sự nghiệp và đề tài người vợ trong thơ TTX? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - Gọi 1 HS đọc, lưu ý nhịp của câu 2, âm điệu trữ tình của bài thơ. - Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú qua những câu thơ đầu? - Em hiểu thế nào là “nuôi đủ”? Tại sao Tú Xương lại đếm “ 5 con với1 chồng”? - Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú? - Những hình ảnh, thành ngữ trong bài thơ có tác dụng gì? - Qua hình ảnh bà Tú, ta hiểu gì về tình cảm của ông Tú đối với vợ? - Tiếng chửi và tiếng rủa trong 2 câu thơ cuối? - Điều đó thể hiện tình cảm gì của Tú Xương đối với vợ? - Lời chửi và rủa trong hai câu cuối là lời của ai? I. Giới thiệu chung: sgk. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hình ảnh bà Tú: - Thời gian: quanh năm - Công việc: Buôn bán. - Không gian: mon sông. => Công việc vất vả, không có ngày nghỉ ngơi, làm việc trong hkông gian bấp brrnh, nhiều nguy hiểm. - Nuôi đủ: + Không thiếu cũng không thừa. + Nuôi không thiếu một ai. - Năm con với một chồng: Người chồng cũng là một kẻ ăn bám → đứa con sau cùng của bà Tú. → Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con. - Lặn lội thân cò/ eo sèo mặt nước → Sự tần tảo, chịu thương chịu khó của bà Tú. - Một duyên hai nợ/ năm nắng mười mưa: Đến với ông Tú niềm vui thì ích mà nỗi buồn thì nhiều. - Âu đành phận/ dám quản công: Thái độ chấp nhận, cam chịu → đức hy sinh âm thầm của bà Tú. Vất vả, đảm đang, thương yêu là lặng lẽ hy sinh vì chồng con. 2. Tình cảm của ông Tú đối với bà Tú: - Tiếng chửi: Cha mẹ thói đời: Chủi thói đời bạc bẻo, không công bằng với bà Tú. - Tiếng rủa: Có chồng hờ hững cũng như không. -> Tự trách mình. Tác giả mược lời bà Tú để thể hiện tình yêu thương chân thành và lòng biết sâu sắc dành cho vợ Tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của con người trí thức TTX. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk. 4. Củng cố: Khái quát toàn bộ nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 5. Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Soạn 2 bài đọc thêm. Tuaàn 3 Tieát 10 Ngaøy soaïn 07.8 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ I. Mục tiêu bài học: 1. Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại. Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thé kỉ XIX. 2. Rèn khả năng phân tích thơ. 3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, sự tự ý thức về bản thân. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học: 1. Bài cũ:Pt hình ảnh của bà Tú?. 2. Bài mới: Các nhà nho ngày xưa thường đề cao đạo trung hiếu (tuy trọng tài nhưng vẫn đề cao đức hơn). Họ giấu cái riêng tư, uốn mình theo lễ giáo cho nên hạn chế sự năng động sáng tạo cá nhân. Từ thế kỷ XVIII -> nửa đầu thế kỷ XIX trong văn học đã xuất hiện dấu hiệu của con người cá nhân mà Nguyễn Công Trứ là một trường hợp điển hình. Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ đã phô trương sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho trong Bài ca ngất ngưởng. HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Giúp HS nắm được những nét chính về Nguyễn Công Trứ và tác phẩm của ông. - Dựa vào tiểu dẫn ở sgk, hãy giới thiệu những nét chính về Nguyễn Công Trứ và tác phẩm của ông? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản. - Đọc và xác định bố cục bài hát nói. - Câu thơ đầu (Hán), tác giả quan niệm về kẻ làm trai? Điều đó thể hiện thái độ gì của NCT? - Những câu tiếp theo nói gì về NCT? (vì nó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão) - NCT có phong cách sống như thế nào? (GV giới thiệu về nghi lễ cởi mũ áo quan, thơ tiễn, phẩm vật). - Em nghĩ gì về việc một nhà nho đi nghe hát ả đào? - Muốn thể hiện phong cách sống và bản lĩnh độc đáo, con người cần có những yêu cầu gì? - Khái quát toàn bộ bài thơ. HĐ3: Củng cố: Âm điệu, giọng điệu bài? Ý nghĩa? HĐ4: Dặn dò: Soạn “Bài ca ngắn đi trên cát”. I. Giới thiệu chung: sgk II. Đọc hiểu văn bản: 1 Quan niệm về kẻ làm trai và tài năng của NCT: - “Vũ trụ phân sự” -> thái độ tự tin trong việc nhận trách nhiệm với đời. - “Khi Thủ KhoaThừa Thiên” -> NCT tỏ ra tự bằng lòng với bản thân. => NCT ý thức rõ về tài năng và trách nhiệm của mình nên làm quan là “vào lồng” nhưng ông vẫn chấp nhận. 2. Về phong cách sống của NCT: - Ngày đô môn giải tổ, ông: “Đạc.ngưởng” -> cá tính. - Về hưu, lên chùa, NCT: “Gót đôi dì”-> ngược đời. - Và ông còn đi hát ả đào: “Khi catùng” -> hành động thực tiễn, không uốn mình theo dư luận. => Ngất ngưởng: cá tính, bản lĩnh vượt ra ngoài khuôn khổ lễ, coi thường lễ. - Không quan tâm chuyện được mất, không bận lòng chuyện khen chê, cuối cùng ông vẫn là một con người của cuộc đời, có nhân cách, bản lĩnh và là một nhà nho chân chính -> “Trongnhư ông”. III. Tổng kết: Bài thơ xây dựng một hình tượng có ý vị trào phúng nhưng đằng sau nụ cười là một quan niệm nhân sinh ít nhiều mang màu sắc hiện đại, nó khẳng định một cá tính không đi theo con đường chính thống sáo mòn. Tuaàn 3 Tieát 11 Ngaøy soaïn 07.8 KHÓC DƯƠNG KHUÊ – Nguyễn Khuyến VỊNH KHOA THI HƯƠNG – Trần Tế Xương I. Mục tiêu bài học 1. Hiểu được tình cảm chân thực, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê cũng như một số nét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mà bài thơ đạt được. Hiểu được cảnh trường thi ngày trước và thái độ của TTX trước tình cảnh của nước nhà. 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu thơ trung đại. 3. Giáo dục tình bạn cao đẹp; thái độ phù hợp đối với đất nước. II. Phương pháp, phương tiện: Diễn giảng, vấn đáp Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Em có nhận xét gfì về phong cách sống của Nguyễn Công Trứ?. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Hướng dẫn HS đọc thêm bài Khóc Dương Khuê. - Dựa vào tiểu dẫn, giới thiệu về Dương Khuê và bài thơ Khóc Dương Khuê? - Đọc – xác định bố cục. - Phân tích nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi Dương Khuê qua đời trong đoạn 1? - Kỷ niệm giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê được tái hiện như thế nào? - Điều đó chứng tỏ gì về tình cảm giữa 2 người? - Tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê được thể hiện như thế nào trong đoạn 3? - Phân tích những biện pháp tu từ đặc sắc thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc

File đính kèm:

  • docgiao an BT11.doc