Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tình yêu và thù hận (trích: “Rô-Mê-ô và giu-li-ét” của w. sếch-pia)

I. Giới thiệu chung.

1. Thời đại Phục hưng.

- Thế kỉ XV và XVI ở châu Âu được gọi là thời đại Phục hưng.

- Phục hưng là cuộc vận động tư tưởng văn hóa mới ở châu Âu (Cuộc vận động làm sống lại văn hóa Hi Lạp và La Mã cổ đại và phát huy nó trong thời đại mới).

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 11 - Tình yêu và thù hận (trích: “Rô-Mê-ô và giu-li-ét” của w. sếch-pia), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC, QUẢNG NAMMôn: NGỮ VĂN 11Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Văn HiếuTÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN(Trích: “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của W. Sếch-pia)I. Giới thiệu chung.1. Thời đại Phục hưng.- Thế kỉ XV và XVI ở châu Âu được gọi là thời đại Phục hưng.- Phục hưng là cuộc vận động tư tưởng văn hóa mới ở châu Âu (Cuộc vận động làm sống lại văn hóa Hi Lạp và La Mã cổ đại và phát huy nó trong thời đại mới).2. Chủ nghĩa nhân văn.- Là trào lưu tư tưởng đấu tranh cho tự do của con người, giải thoát con người ra khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến và nhà thờ.Leonardo da VinciMo na Li za3. Tác giả Uy-li-am Sếch- xpia.a. Nước Anh đến với thời đại Phục hưng muộn hơn nước Ý, nước Pháp.- Văn học Anh phát triển mạnh mẽ.b.Uy-li-am Sếch- xpia. - Sinh tại thị trấn Stratford on Avon, ở miền Tây nước Anh trong một gia đình bình dân.- Ông đã từng làm nhiều nghề để kiếm sống (Giữ ngựa, người nhắc vở, diễn viên, nhà biên kịch, tác gia lớn).  Từ bóng tối cuộc đời Sếch- xpia vươn lên để chiếm đỉnh cao trong nghệ thuật.- Ông để lại gồm 37 vở kịch, gồm: Bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử.Tác phẩm của Sếch- xpia là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái, của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện, vươn lên để khẳng định quyền sống của con người. Sếch- xpia là người khổng lồ của thời đại Phục hưng.4. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tóm tắt (SGK).II. Đọc hiểu đoạn trích.1. Tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô.- Chàng bộc lộ tâm trạng đắm say trước vẻ đẹp của Giu-li-ét:+ Chấp nhận sự liều lĩnh có thể nguy hại đến tính mạng “Kẻ chưa hề bị thương thì há sợ gì sẹo”.+ Chàng ví Giu-li-ét như “Vầng dương”, Rô-mê-ô nói: “Vừng dương đẹp tươi ơi! Hãy hiện lên đi và giết chết ả hằng nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt”.+ Rô-mê-ô nói với chính mình: “Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu: vậy là gì thế? Đôi mắt nàng lên tiếng”. Phải chăng đôi mắt lấp lánh khiến Rô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy. Rô-mê-ô đã cảm nhận đôi mắt Giu-li-ét rất đẹp.+ Rô-mê-ô đã so sánh đôi mắt của Giu-li-ét như “Các vì sao”, “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Ánh sáng long lanh, lấp lánh của các vì sao được dùng để so sánh với ánh sáng rực rỡ của ban ngày rọi khắp không gian: “Như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng”.  Phép so sánh đã làm nổi bật tâm hồn đắm say của Rô-mê-ô.- So sánh đặt ra dưới nhiều góc độ hoặc tương đồng (Đôi mắt và hai vì sao) hoặc tương phản (So sánh sắc đẹp như mặt trời mới mọc) Sự so sánh không mang tính khuôn sáo, so sánh rất chân thực thể hiện được thế giới nội tâm của Rô-mê-ô. Rô-mê-ô đắm say trước vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét.+ Ngoài sự so sánh Rô-mê-ô còn sử dụng các giả định: “Ừ nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ”. Chi tiết này làm nổi bật đôi gò má rực rỡ của Giu-li-ét.+ Ngoài so sánh và giả định, Rô-mê-ô còn thần tiên hoá vẻ đẹp của Giu-li-ét. Nàng hiện ra dưới đôi mắt của Rô-mê-ô như “Một nàng tiên lộng lẫy”, đang “Toả ánh hào quang” “Như một sứ giả nhà trời có cánh”.  Đối với Rô-mê-ô, nàng Giu-li-ét là người đẹp nhất.- Hình ảnh vầng trăng.+ Vầng trăng làm đẹp cho cảnh vật: “Mảnh trăng thiêng liêng đang dát bạc trên ngọn cây trĩu quả”.+ Trăng làm tăng thêm cảm xúc mê đắm của Rô-mê-ô. + Trăng chứng kiến lời thề ước. Trăng tạo ra sự đồng cảm, đồng tình. Trăng tạo ra bối cảnh thiêng liêng chứa chan tình thương. 2. Diễn biến tâm trạng Giu-li-ét.- Giu-li-ét đã thể hiện nỗi niềm riêng:+ “Ôi Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉchàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi và sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa”.  Cách thổ lộ tình yêu thật hồn nhiên, trong trắng, bất chấp thù hận. Hãy nghe những lời nàng bộc lộ: “Chỉ có tên chàng là thù hận của em thôi”. - Nàng tự hỏi rồi lại tự trả lời: “Cái tên nào có nghĩa lí nào đâu”. Nàng tự đề xuất giải pháp “Chàng hãy từ bỏ tên họ đi”. Giu-li-et có suy nghĩ thật táo bạo: “Cái tên kia đâu có phải xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”.  Lời độc thoại này khẳng định Giu-li-ét đã chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô. - Lời đối thoại thể hiện tâm trạng của đôi tình nhân. Rô-mê-ô khẳng định tình yêu của mình đối với Giu-li-ét. Giu-li-ét thì thể hiện sự lo lắng tràn đầy tình yêu thương mà nàng dành cho Rô-mê-ô.+ Lúc đầu Giu-li-ét không biết, không ngờ rằng người đứng dưới bóng cây là Rô-mê-ô: “Người là ai mà lại khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng”. - Khi biết người đó là Rô-mê-ô, Giu-li-ét nhắc đến dòng họ Môn-ta-ghiu: “Chẳng phải anh Rô-mê-ô là họ nhà Môn-ta-ghiu đó ư?”, và: “Chàng ơi! Hãy mang tên họ khác đi”, “ Rô-mê-ô chàng ơi! hãy vứt bỏ tên họ của chàng”.  Mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn ám ảnh trái tim nàng. - Vì yêu Rô-mê-ô nên Giu-li-ét sợ người nhà bắt gặp chàng. Giu-li-ét đã nói với Rô-mê-ô: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”. Lời nói đó thể hiện tình yêu của Giu-li-ét đối với Rô-mê-ô. - Giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét có tình yêu nồng nàn, đắm say.- Tình yêu của họ đến từ hai phía, không phải tình yêu đơn phương. Tình yêu song phương nên có sức mạnh rất lớn. Tình yêu giữa hai người đã vượt lên trên hận thù.Hình tượng bức tường đá.- Chỗ đứng của Rô-mê-ô là bức tường bao quanh nhà Giu-li-ét. Bức tường ấy kiên cố che chắn cho gia đình Ca-piu-lét. Gia đình ấy có thể đe dọa đến tính mạng của chàng.- Chỗ đứng của Giu-li-ét là cửa sổ căn phòng riêng của nàng, có bức tường che chở. Đó chính là bức tường ràng buộc của lễ giáo.- Không gian giữa họ bị ngăn cách. Họ chỉ có thể nói về nhau và hướng về nhau mà không thể nào nắm tay nhau. Sự im lặng của không gian ẩn chứa mối thù hận của hai dòng họ. Khoảng cách do lòng thù hận đang rình rập họ. Nếu họ hàng nhà Cam-piu-lét bắt gặp Rô-mê-ô nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết.- Thời gian rất ngắn ngủi, chỉ một đêm. Đêm tối tức là khoảnh khắc của tình yêu, che chở cho tình yêu. Ban ngày với họ là thù địch.  Nỗi ám ảnh dự báo tình yêu giữa hai người có kết thúc không tốt đẹp.- Qua 16 lời thoại, xung đột được giải quyết: + Rô-mê-ô thực sự dũng cảm vượt qua thù hận. Giu-li-ét khẳng định tình yêu với Rô-mê-ô. Nàng chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được không. Điều này được chứng minh ở lời thoại 13: “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu. Vậy người nhà em làm sao có thể ngăn nổi tôi”.+ Lời thoại 16: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”, lời Giu-li-ét đã giải tỏa nỗi băn khoăn của Rô-mê-ô.- Lời Rô-mê-ô: “Mấy bức tường thì làm sao ngăn cách được tình yêu; cái mà có thể làm là tình yêu dám làm. Vậy người nhà em sao ngăn nổi tôi”, “ Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại ngần gì lòng hận thù của họ nữa đâu”. Tình yêu có sức mạnh nối kết con người với nhau, xoá đi mọi thành kiến lạc hậu hay thù hận chia rẽ con người.III. Tổng kết.1. Nội dung.- Đoạn trích đề cao tình yêu lứa đôi.2. Nghệ thuật.- Ngôn ngữ Sếch- xpia điêu luyện, sử dụng: “Lời nói có cánh”.

File đính kèm:

  • pptTinh yeu va thu han(3).ppt