I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:- Qua những hoài niệm về quá khứ , thấy được tự hào cảu dân tộc và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử .
-Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về mặt kết cấu , hình tượng nghệ thuật , lời văn , đồng thời thấy đượcnhững đặc sắc nghệ thuật của phú sông Bạch Đằng .
2-Kĩ năng : Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại phú của văn học Trung đại
3-Thái độ: Ý thức được tinh thần tự hào dân tộc , tình yêu đất nước con người Việt Nam .
II/ CHUẨN BỊ: - GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,.
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
54 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 19 đến tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19
Tiết : 55 – 56
Ngày dạy:......................
Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
( Bạch Đằng giang phú )
Trương Hán Siêu
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:- Qua những hoài niệm về quá khứ , thấy được tự hào cảu dân tộc và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử .
-Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về mặt kết cấu , hình tượng nghệ thuật , lời văn , đồng thời thấy đượcnhững đặc sắc nghệ thuật của phú sông Bạch Đằng .
2-Kĩ năng : Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại phú của văn học Trung đại
3-Thái độ: Ý thức được tinh thần tự hào dân tộc , tình yêu đất nước con người Việt Nam .
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,..
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,..
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1 :
HS: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn.
GV : Hãy giới thiệu vài nét về tác giả qua sự hiểu biết của em ?
GV : Nêu đặc điểm của thể phú ? Sự khác nhau giữa phú cổ thể và phú Đường luật ?
GV : Hòan cảnh ra đời của bài phú ?
GV : Nêu bố cục và đại ý của mỗi phần ?
Hoạt động 2: Đọc hiểu
GV : Cảm hứng và tư thế của nhân vật khách khi dạo chơi phong cảnh ntn ?
GV : Loại địa danh thứ nhất mà khách đi qua là lọai địa danh nào ?
Qua đó em hiểu thêm điều gì về khách?
GV : Loại địa danh thứ hai mà tác giả trực tiếp mô tả là loại địa danh nào ?
GV : Em có nhận xét gì về cảnh sắc nơi đây ?
GV : Trước cảnh sắc ấy tâm trạng của khách ra sao ?
GV : Các bô lão đến với khách với thái độ ntn ?
GV : Chiến tích trên sông BĐ đã được gợi lên ntn qua lời kể của các bô lão ?
( lực lượng ta và địch, thái độ của giặc, kết quả)
GV : Thái độ và giọng điệu của các bô lão trong khi kể ntn ?
GV : Ta thắng địch bởi những nguyên nhân nào ? Nhân tố nào giữ vai trò quyết định ?
GV : Lời tuyên ngôn khẳng định chân lí của các bô lão là gì ?
GV : Lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì ?
Họat động 3:
GV : Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của bài phú ?
( GV tổng kết)
I-Tìm hiểu chung :
1- Tác giả : Trương Hán Siêu (? – 1354)
- Tự là Thăng Phủ, quê ở xã Phúc Thành huyện Yên Ninh ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình).
- Là nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng được mọi người kính trọng.
2- Tác phẩm:
a. Thể loại: Phú cổ thể.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288)
c. Bố cục: 4 phần
- P1: “Từ đầu còn lưu”: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông BĐ.
- P2: “Bên sông. Ca ngợi”: lời kể của các bô lão về những chiến công trên sông BĐ.
- P3: “Tuy nhiên lệ chan”: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công.
-P4: (Còn lại): lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
II. Đọc hiểu.
1- Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách.
- Khách – Tác giả: Giương buồm..chơi vơi mải miết
à tư thế ung dung phóng khóang.
- Địa danh TQ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng.
à Khách là người đi nhiều, biết rộng mang tráng chí làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết.
- Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. -> Cảnh thực, cụ thể với:
+ Bát ngát sóng kình muôn dặm
+ Thướt tha đuôi trĩ một màu
+ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu
+ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
à Cảnh hiện lên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng song cũng ảm đạm và hắt hiu.
- Tâm trạng khách:
+ Lúc vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ.
+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu hoang quạnh.
+ Lúc tiếc thương những người anh hùng đã khuất.
àTâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.
* Đọan văn là cảm xúc nhiều chiều của tác giả nhưng ẩn sâu bên trong là niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.
2- Lời kể của các bô lão về những chiến công xưa.
- Thái độ các bô lão đối với khách: nhiệt tình, hiếu khách, trân trọng khách.
- Kể cảnh chiến trận:
• Lực lượng: + Thuyền tàu muôn đội
+ Giáo gươm sáng chói
àQuy mô lực lượng hùng hậu, khí thế dũng mãnh quyết liệt.
• Thái độ của giặc: + Những tưởng..một lần
+ Quét sạch . Bốn cõi
àKiêu ngạo, khóac lác.
• Kết quả: + Khác nào khi xưa:
+ Trận Xích Bíchtro bay
+ Trận Hợp Phì .chết trụi.
à Mượn tích xưa để nói lên sự thất bại nhục nhã ê chề của kẻ thù và những chiến công oanh liệt của ta.
* Đoạn văn với nhịp điệu, âm hưởng và giọng văn thay đổi linh họat đã góp phần diễn đạt tâm trạng, thái độ của người kể: khi trang nghiêm trầm lắng, lúc sảng khóai tự hào, lúc buồn thương nuối tiếc.
3- Lời bàn của các bô lão.
- Nguyên nhân ta thắng, địch thua: Cũng nhờ
+ Trời đất cho nơi hiểm trở
+ Nhân tài giữ cuộc điện an
à 2 nhân tố dẫn đến chiến thắng nhưng vai trò và vị trí con người là nhân tố quyết định.
* Đọan văn khẳng định sức mạnh và trí tuệ con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
4- Lời ca khẳng định vai trò và đức độ con người.
- Lời ca của các bô lão: + bất nghĩa: tiêu vong.
+ anh hùng: lưu danh.
à Tuyên ngôn, chân lí vĩnh hằng bất biến, là quy luật từ ngàn xưa đến nay.
Lời hòa ca của khách :
+ Anh minh hai vị thánh quân
+ Bởi đâu , cốt mình đức cao.
àKhẳng định nguyên nhân chiến thắng là lẽ sống, đạo đức, là khát vọng hòa bình và đường lối giữ nước tài tình của nhà Trần.
* Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
III. Tổng kết.
+Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm.
+Nội dung: Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc VN.
* Ghi nhớ : (Sgk)
Họat động 4:Củng cố - Hướng dẫn học bài
- Nêu lại những chiến công qua lời kể của bô lão?
- Lời khẳng định vai trò và đức độ của con người?
V. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO ( Nguyễn Trãi )
- Tìm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi?
- Tìm hiểu thể cáo?
- Hãy tóm lược từng đoạn và nêu nội dung của từng đoạn? Nội dung của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?
Tuần:19 - 20
Tiết : 57 – 58 – 59
Ngày dạy:......................
Đọc văn: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
( Bình Ngô đại cáo )
Nguyễn Trãi
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi –một nhân vật lịch sử , một danh nhân văn hoá thế giới , thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc , nhà văn chính luận kiệt xuất , nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.
-Hiểu rõ bình Ngô đại cáo có ýnghĩa trọng đại của bản tuyên ngôn độc lập , khẳng định sức mạnh dân tộc , lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa , là kiệt tác văn học kết hợphài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương .
-Nắm vững những đặc trưng cơ bản củathể cáo , đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô .
2-Kĩ năng : Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại phú của văn học Trung đại
3-Thái độ: Ý thức được tinh thần tự hào dân tộc , tình yêu đất nước con người Việt Nam .
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,..
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng, phân tích,...
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Trong lịch sử văn học dân tộc thường có những hình tượng một thời điểm lịch sử dẫn tới một thời điểm văn học. Đó là một trường hợp chiến đấu trên sông Như Nguyệt thời lí với bài “Nam quốc sơn hà”,cuộc kháng chiến chống Nguyễn lần thứ hai thời trần với bài “Hịch tướng sĩ”và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng với “Đại cáo bình ngô”. Nhắc đến “Đại cáo bình Ngô” ta không thể nào quên được nhà chính trị kiệt xuất ,nhà thơ trữ tình sâu sắc Nguyễn Trãi. Vậy ta hãy cùng tìm hiễu kĩ về cuộc đời và sự nghiệp và áng thiên cổ hùng văn muôn “ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ” sẽ rõ.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1:
HS Đọc tiểu dẫn .
GV : Hãy trình bày vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi ?
GV: nêu vấn đề để học sinh trình bày kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, GV có thể giải thích việc đổi tên của cha Nguyễn Trãi.
GV: Qua phần “Cuộc đời” nêu trong SGK và kiến thức đã học ở cấp II. GV có thể hỏi học sinh : Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể chia làm mấy chặng đường ? Chia từng mốc thời gian ?
Hoạt động 2:
HS Hướng dẫn hs tìm hiểu phần II.
Nhận xét chung ?
Những loại thể được tác giả sáng tác ?
Những tác phẩm tiêu biểu ?
Vì sao lại viết “Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc ?”
GV yêu cầu học sinh nêu những dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định trên.
GV gọi học sinh trình bày những ý chính về luận điểm : “Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc”
GV bình 1 vài câu thơ giúp học sinh cảm nhận
GV phân tích, bình 1 số câu tiêu biểu trong SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs kết luận.
Học sinh đọc phần “Kết luận” & “Ghi nhớ” à GV kết luận, củng cố.
Tiết 59:
Hoạt động 1:
HS đọc tiểu dẫn
GV: Cho biết phần “Tiểu dẫn” nêu những vấn đề gì ?
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác ? Ý nghĩa nhan đề ? Thể loại ? Bố cục ?
Hoạt động 2:
GV: có thể cho học sinh đọc toàn văn bản hoặc cho đọc từ đoạn , hướng dẫn cách đọc ( đoạn 1 : giọng trang trọng, hào hùng; đoạn 2 : vừa xót xa, vừa căm thù; đoạn 3: ..; đoạn 4 : ).
Đọan này học sinh đã học ở cấp II,
GV: Cảm hứng trong đoạn này là gì ? (Về lý tưởng nhân nghĩa và tự hào dân tộc).
GV: Như thế nào là nhân nghĩa ? Theo Nguyễn Trãi : nhân nghĩa là như thế nào ?
GV: Nhận xét về cách lập luận của Nguyễn Trãi? à Nêu nhận xét về câu thơ ? Qua đó, học sinh nhận xét về tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi đã nêu
GV: Nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
Có thể nói những chi tiết trên là định nghĩa về dân tộc của Nguyễn Trãi.
Em có nhận xét gì về định nghĩa này của tác giả.
àNhận xét chung.
GV: Nguyên nhân nào (dẫn đến) giặc Minh xâm lược (gây tội ác trên đất nước Đại Việt) ta?
GV: Nêu những tội ác mà giặc Minh thực hiện trên đất nước Đại Việt ta ? những câu thơ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu ?
GV: Nhận xét về nghệ thuật ? Qua đó thể hiện điều gì?
àNhận xét chung về đoạn văn
GV: gợi ý, hướng dẫn học sinh :
Tìm hiểu mối quan hệ giữa đoạn 1 và 2 với đoạn 3.
Sự khác nhau trong bút pháp nghệ thuật khi nói về 2 giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.
GV: Hình tượng người anh hùng Lê Lợi ?
GV: Sức mạnh giúp dân ta chiến thắng.
Tìm những câu thơ, từ ngữ, chi tiết về hình tượng người anh hùng, vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn?
Thể hiện ý nghĩa gì ?
Nêu những khó khăn của ta gặp phải trong cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược ?
Thuận lợi của dân tộc ta ? Nhận xét chung về thuận lợi trên ?
GV: nhấn mạnh một lần nữa về tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến.
Tìm những câu thơ, hình ảnh, chi tiết về bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? - Thể hiện gì ?
GV: lựa chọn 1 số trận đánh với hình ảnh tiêu biểu : Trận Bồ Đằng, miền Trà Lân, Lạng Giang, Lạng Sơn )
GV: Bên cạnh khí thế của quân ta, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào nói về kẻ thù? à Thể hiện điều gì ?
GV: Nêu nghệ thuật? à ý nghĩa gì ?
GV: Hình ảnh quân địch như thế nào ? qua đó tác giả cho thấy sự nhục nhã đớn hèn của bọn chúng .
GV: yêu cầu học sinh đọc đọan kết và nêu câu hỏi . Giọng văn ở đoạn kết có gì đáng chú ý ? (ung dung, trang trọng, gợi niềm vui trong không khí thanh bình và những suy tư sâu sắc )
GV : những hình tượng thiên nhiên & qui luật vũ trụ “Kiền khôn lực minh“ có tác dụng biểu đạt nội dung như thế nào ?
Nêu chủ đề của tác phẩm ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết bài học
Tổng kết : ( Ghi nhớ /SGK )
Phần một : TÁC GIẢ
I-Cuộc đời :Nguyễn Trãi (1380-1442)
-Hiệu Ức Trai, quê làng Chi Ngại sau dời về Nhị Khê. Cha Nguyễn Ứng Long (sau đổi Nguyễn Phi Khanh) một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán.
-Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể chia làm 3 chặng đường :
1-Thời kỳ trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1380-1420).
-5 tuổi mẹ mất, ông ngoại qua đời khi ông tròn 10 tuổi.
-1400, ông đỗ Tiến sĩ và ra làm quan cùng thời với cha dưới thời nhà Hồ (Hồ Quí Ly).
-1407, giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi sống trong cảnh nước mất nhà tan, nghe lời cha, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dặn “ Đền nợ nước, trả thù nhà” à ông sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
2-Thời kỳ giúp Lê Lợi & triều đình nhà Lê (1421 - 1437)
- Trong kháng chiến, ông dốc hết tài năng của mình giúp Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi à ông trở thành quân sư tài ba, lỗi lạc của Lê Lợi & của cuộc kháng chiến.
-Sau kháng chiến, ông tiếp tục giúp Lê Lợi khôi phục chính quyền, xây dựng nhà Lê và xây dựng đất nước vững mạnh à ông đem hết tâm và lực giúp nước.
3-Thời kỳ ở ẩn tại Côn Sơn (1438-1442)
-Vì tính tình cương trực, thẳng thắng nên ông bị bọn gian thần ghen ghét dèm pha à 1438 ông bị bắt giam, bị cách chức & cáo quan về quê.
-1440, Lê Thái Tông mời ra giúp nước à ông vẫn hăng hái tham gia dù đã 61 tuổi.
-1442, ông bị ghép vào tội mưu hại vua à bị án “ tru di tam tộc “.
-1464, Lê Thánh Tông minh oan cho ông
è Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một
c con người chịu nhiều oan khiên thảm khốc đến
mức hiếm có trong lịch sử dân tộc à cũng là
cuộc đời của một con người suốt đời hết lòng vì
nước vì dân và vẫn giữ được nét thanh cao của
một tấm lòng sắc son cương trực.
II- Sự nghiệp thơ văn :
1-Những tác phẩm chính :
-Sáng tác nhiều loại thể : chữ Hán, chữ Nôm; chính trị; trữ tình; địa lý.
Những tác phẩm tiêu biểu : SGK /10
2-Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất:
-Khối lượng tác phẩm khá lớn.
-Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong văn chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
3-Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc :
-Chứa chan tình cảm thiết tha với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân & ca ngợi vẽ đẹp người anh hùng vì dân, vì nước.
-Dành nhiều tình yêu đằm thắm cho thiên nhiên và cuộc sống.
-Chứa chan tình cảm với con người, với quê hương : tình nghĩa vua tôi, tình cha con, tình bạn bè, tình quê hương.
III- Kết luận : ( Sgk)
IV-Ghi nhớ: ( Sgk)
Phần 2 : TÁC PHẨM
I-Tìm hiểu chung :
Hoàn cảnh sáng tác. (Sgk)
Ý nghĩa nhan đề. (Sgk)
Thể loại. (Sgk)
Bố cục. (Sgk)
II-Đọc - hiểu văn bản :
1-Nêu cao tư tưởng (lập trường) chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
a-Cảm hứng, lý tưởng nhân nghĩa.
*Nhân nghĩa :
-“Yêu dân”: lo cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- “Trừ bạo” : tiêu diệt kẻ tàn bạo (cướp nước & bán nước)
à lập luận rất chặt chẽ và sức thuyết phục cao à câu thơ khẳng định lập trường chính nghĩa của kháng chiến chống quân minh – là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân à tư tưởng tiến bộ.
b-Cảm hứng tự hào về nước, về dân tộc.
*Dân tộc :
- gắn với tên gọi : Đại Việt
- có nền văn hiến lâu đời.
- có cương vực lãnh thổ, có chủ quyền.
- có phong tục tập quán khác nhau.có lịch sử các triều đại lần lượt xuất hiện , thay thế nhau xây dựng và bảo vệ đất nước.
- có giống nòi : tự hào anh hùng thời nào cũng có.
à Từ ngữ chính xác, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng từ thực thế. Định nghĩa trên rất đầy đủ và hoàn chỉnh về một dân tộc - một quốc gia độc lập có tư thế ngang hàng với các nước khác.
è Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc , qua đó thể hiện ý thức niềm tự hào dân tộc.
2- Tố cáo tội ác của giặc ( Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh.
a-Nguyên nhân :
- Nhà Hồ chính sự phiền hà và nhân dân oan hận, gây mất lòng tin ở nhân dân.
-Quân Minh thừa cơ gây tai họa và sang xâm lược nước ta
-bọn gian tà bán nước để cầu vinh.
b-Tộc ác của giặc Minh
-Khủng bố tàn sát dã man “ Nướng dân đen”
-Dối trời lừa dân.
-Bóc lột thuế khóa nặng nề “ Nặng thuế khóa”
-Vơ vét tài nguyên sản vật “ Người bị épcạm đặt ”
-Phá hoại môi trường sống “ Tàn hại cả “
- Đày đọa phu dịch“ Nay xây nhà mai phu phen “
-Phá hoại nghề truyền thống ( đời sống) nhân dân “ Tan tác cả nghề canh củi ”
àBằng những hình ảnh có thật tiêu biểu vừa khái quát vừa cụ thể, độc lập tương phản. Với giọng văn thống thiết, vừa đau đớn, xót xa, vừa danh thép => Tác giả đã phơi bày được tội ác của kẻ thù một cách tập trung sinh động và man rợ nhất của giặc Minh đến nổi “ Trời không dung đất hông tha, thần và người đều căm giận”.
=> Đoạn văn đã làm sống lại một thời kỳ đau thương đen tối của dân tộc => qua đó thể hiện nỗi căm giận ngút trời và nổi đau xé lòng của tác giả.
3-Quá trình của cuộc kháng chiến.
a-Buổi đầu của cuộc kháng chiến
* Hình tượng vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn
Ngẫm thù lớn căm giặc nước
Đau lòng, nhức óc.
Nếm mật, nằm gai
Quên ăn
Đắn đo, trằn trọc, băn khoăn
=> Lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc. Đây tâm trạng của Lê Lợi cũng là tâm trạng chung của toàn dân.
* Những khó khăn :
- Binh lực yếu hơn kẻ thù “ Vừa khi thù đương mạnh”.
- Người tài quý, hiếm “ Tuấn kiệt .. lá mùa Thu”.
- Quân thiếu, lương thực cạn “ Khi linh sơn một đội”.
à quyết tâm vượt qua hoàn cảnh để tiến hành cuộc kháng chiến “ Trời thử lòng ta gắn chí khắc phục gian nan”
*Những thuận lợi : ( sức mạnh giúp dân ta chiến thắng)
- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. “ Nhân dân bốn cỏi tưởng những một lòng phụ tử”
-Đường lối chiến lươc, chiến thuật “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh. Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” à chú trọng mưu cơ hơn binh lực.
è đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt, cứng cỏi.
b-Lược thuật cuộc chiến đấu
*Quân ta :
-Tư tưởng chỉ đạo của cuộc kháng chiến “đem đại nghĩa lấy chí nhân à thắng hung tàn, cường bạo”.
-Bức tranh toàn cảnh, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : “Sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sĩ khí đã hăng, hăng lại càng hăng, đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn, sạch không bình ngạc, tan tác chim muôn”
èKhí thế tiến công mãnh liệt, dồn dập, ào ạt, tỏ rõ thế tất thắng.
*Quân địch :
“ nghe hơi mà mất via, nín thở cầu thoát thân, đành bỏ mạng, trí cùng lực kiệt, thất thế cụt đầu, tử vong, tự vẫn, lê gối dâng tờ tạ tội tự xin hàng, xin cưu mạng ”
à sự thất bại nhục nhã, thảm hại của kẻ thù
è Với nghệ thuật tường thuật, gợi tả, liệt kê sinh động, hình ảnh thực, tiêu biểu, lối so sánh, cường điệu, nhịp điệp nhanh, dồn dập à Khắc sâu chiến thắng oanh liệt của dân tộc , phơi bày sự thất bại nhục nhã của kẻ thù à Qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc .
4-Lời tuyên bố hòa bình độc lập
“ Xã tắc từ đây vững bền ()
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu “
à Gợi khung cảnh tuyên bố chiến thắng đất nước được độc lập, thanh bình, khép lại 1 giai đoạn lịch sử hào hùng đã qua & mở ra một kỷ nguyên mới với tương lai tươi sáng
à Từ đó nêu cao lòng quyết tâm xây dựng đất nước tươi đẹp vững bền .
III-Chủ đề : Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, niềm tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta và tài lãnh đạo vững mạnh của nghĩa quân trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc .
IV-Tổng kết (ghi nhớ) SGK/23
Hoạt động 4:Củng cố - Hướng dẫn học bài :
- Kể lại tội ác của giặc?
- Quá trình của cuộc chiến? Lời tuyên bố độc lập?
- Học thuộc lòng đoan mở đầu của bài cáo.
V. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?
- Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
Tuần: 20
Tiết : 60
Ngày dạy:......................
Làm văn: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN
THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức:-Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chính xác
2-Kĩ năng : Làm văn thuyết minh
3-Thái độ: Ý thức đúng đắn về cách làm văn thuyết minh .
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu liên quan,..
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,..
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1 :
HS đọc mục 1
GV : Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là gì ?
GV : Để đạt độ chuẩn xác trong văn bản thuyết minh cần những vấn đề gì?
GV : Kiểm tra độ chuẩn xác của các văn bản sau :
Hoạt động 2:
GV : Tính hấp dẫn và những biện pháp tạo tính hấp dẫn như thế nào ?
GV : Đọc văn bản và phân tích tính hấp dẫn của văn bản .
GV : hướng dẫn HS làm bài luyện tập .
I-Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:
1-Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
a-Mục đích của văn bản thuyết là cung cấp những tri thức về sự vật khách quan nhằm giúp cho người đọc(người nghe)thêm chính xác và phong phú .
b-Để đạt được tính chuẩn xác cần :
+Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết
+Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề cần thuyết minh.
+Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật thông tin mới và sự thay đổi thường có .
2-Luyện tập :
Câu a : chưa chuẩn xác (chỉ được học VHDG)
Câu b :chưa chuẩn xác (viết ra từ nghìn năm trước )
Câu c : không thể sử dụng trong văn bản thuyết minh vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách là nhà thơ .
II-Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh :
1-Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh :
-Những biện pháp để làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn :
+Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng mơ hồ .
+So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe).
+Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
+Khi cần nên phối hợp với nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều phía .
2-Luyện tập :
Đọc đoạn văn và phân tích tính hấp dẫn .
-Văn bản 1 : tác giả đưa ra nhiều chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của conchuột bị nhốt trong hộp rỗng ..luận điểm trở nên khái quát và dễ hiểu , hấp dẫn sinh động .
Văn bản 2 : Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho rùa vàng . Ta không những hiểu sâu hơn vẻ đẹp phong cảnh Hồ Gươm hôm nay mà còn hiểu văn hoá, lịch sử , đời sống tâm linh của dân tộc .
Ghi nhớ : (Sgk)
III- Luyện tập :
Hoạt động 3:Củng cố - Hướng dẫn học bài :
Ôn lại kiến thức và làm một số bài tập phần luyện tập
V. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương .
- Nguyên nhân nào khiến Hoàng Đức Lương cho rằng sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
- Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm..
..
.
Tuần: 21
Tiết : 61
Ngày dạy:......................
Đọc thêm: TỰA “TÍCH DIỄM THI TẬP”
Hoàng Đức Lương
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I-Mục tiêu bài học: Giúp HS.
1-Kiến thức:-Hiểu được niềm tự hào dân tộc sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân .
2-Kĩ năng : Đọc – hiểu văn bản .
3-Thái độ: Ý thức trân trọng giá trị văn học dân tộc .
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: sgk, sgv, giáo án, một số tài liệu lien quan,..
- HS: sgk, vở ghi chép,
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, vấn đáp, diễn giảng,..
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 1 :
HS đọc tiểu dẫn
GV : Hãy trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm ?
HS đọc văn bản
GV : Văn bản có thể chia thành mấy phần ? ý chính của mỗi phần ?
Hoạt động 2:
GV : Theo Hoàng Đức Lương nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau ? cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả ?
GV : Hoàng Đức Lương làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân ?
GV : Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này ? Anh (chị ) cảm nhận như thế nào về công việc biên soạn thơ văn của ông ?
GV : gọi Hs đọc ghi nhớ
GV : hướng dẫn giải bài luyện tập .
I-Tìm hiểu chung :
1-Tác giả : Hoàng Đức Lương chưa rõ năm sinh năm mất , người ở tỉnh Hưng Yên , thi đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478)
2- Tác Phẩm :
Trích diễm thi tập là tuyể tập những bài thơ hay được ông sưu tầm , tuyển chọn, biên soạn .
Viết vào năm 1479 .
Tựa : là lời nói đầu cho một tác phẩm
3-Bố cục:
-Phần 1:động cơ sưu tầm, biên soạn sách
-Phần 2:quá trình sưu tầm biên soạn sách
-Phần 3:lạc khoản(niên hiệu, thông tin tác giả)
II-Đọc- hiểu văn bản :
1-Động cơ sưu tầm, biên soạn sách:
-Nguyên nhân:
+Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực, kiên trì
+Chính sách in ấn của nhà nước còn hạn chế
+Thời gian huỷ hoại sách
+Binh hoả
-Thực trạng: Thơ văn Lí-Trần thất lạc nhiều, một nước văn hiến mà không có mà không có một cuốn sách nào làm căn bản để đời sau khảo cứu, người làm thơ chủ yếu phải học thơ văn đời Đường
-Tâm trạng HoàngĐức Lương: đau xót, lòng tự hào dân tộc bị tổn thươngàđộng cơ sưu tầm sách
àCách lập luận chặt chẽ, logíc kết hợp nghị luận với biểu cảm, tự sự, làm bài tựa có tính thuyết
File đính kèm:
- tiet 55-84 van 10.doc