1. Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)
a. Cuộc đời:
- Quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và sinh sống tại Hà Nội, chứng kiến sự chuyển mình của xã hội tư sản.
- Bệnh tật và nghèo khó
=> sống chật vật bằng nghề viết.
- Năm 1939 mất ông mất vì bệnh lao
Hiểu rõ bản chất xã hội =>căm ghét =>gửi gắm qua trang viết.
19 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 41, 42: Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨCâu 1: Ngôn ngữ báo chí có những phương tiện diễn đạt nào? Nêu những đặc diểm cơ bản của các phương tiện đó?Câu 2: Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng nào? Nêu rõ từng đặc trưng?SỞ GD – ĐT BÌNH DƯƠNGTRUNG TÂM GDTX TỈNHGIÁO ÁN GIẢNG DẠYTIẾT 41+42 (Trích “Số đỏ”) Vũ Trọng Phụng Giáo viên: Lê Thị Xiêm Hạnh phúc của một tang giaI.Tìm hiểu chungKẾT CẤU BÀI HỌC1. Tác giả2. Tác phẩm - đoạn tríchII. Đọc - hiểu văn bản1. Đọc đoạn trích2. Tìm hiểu đoạn trícha. Nhan đềb. Chân dung các nhân vậtc. Cảnh đám tang d. Nghệ thuật trào phúng e. Ý nghĩa văn bản III. Tổng kếtI.Tìm hiểu chung1. Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) a. Cuộc đời: - Quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và sinh sống tại Hà Nội, chứng kiến sự chuyển mình của xã hội tư sản. - Bệnh tật và nghèo khó=> sống chật vật bằng nghề viết. - Năm 1939 mất ông mất vì bệnh laoHiểu rõ bản chất xã hội =>căm ghét =>gửi gắm qua trang viết. 1. Tác giảb. Sự nghiệp sáng tác: - Nội dung sáng tác: Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đên tối, thối nát đương thời. Quan điểm sáng tác: “tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Các tác phẩm chính: (SGK/122) Bút lực dồi dào, có tài năng và nghị lực => Là đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước cách mạng.2. Tác phẩm - đoạn trích a. Tác phẩm *Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1936 bắt đầu mặt trận dân chủ Đông Dương chế độ kiểm duyệt sách báo được nới lỏng, tạo điều kiện cho nhà văn công khai tố cáo hiện thực xã hội thực dân.- Xã hội tư sản rầm rộ các phong trào Văn minh, Âu hoá, thể thao, vui vẻ - trẻ trunggiẫm đạp lên các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống.- Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” tháng 10 năm 1936, in thành sách lần đầu tiên năm 1938. a. Tác phẩm- Tóm tắt: (SGK/123)- Giá trị nội dung: + Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước Cách mạng tháng Tám -> tính thời sự và tính chiến đấu. + Xây dựng được một loạt chân dung biếm hoạ xuất sắc.- Đặc sắc nghệ thuật: thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.-> một bộ tiểu thuyết “ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải) b. Đoạn trích: - Vị trí: Thuộc phần chính của chương XV. - Nhan đề: do nhà biên soạn sách đặt.II. Đọc - hiểu văn bản1. Đọc đoạn trích2. Tìm hiểu đoạn trích: a. Nhan đề: Hạnh phúc của một tang giaVui mừng, sung sướngĐau buồn, thương tiếc> gợi sự hấp dẫn cho độc giả.Ngày hội của đám ma=>Giá trị mỉa mai, châm biếm đả kích mạnh mẽ.2. Tìm hiểu đoạn trích b. Tâm trạng - Chân dung các nhân vật trước cái chết của cụ cố tổ: * Các thành viên trong gia đình:- Niềm vui chung: Mọi người đều sung sướng vì “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa.”- Niềm vui riêng: + Cụ cố Hồng – con trai trưởng:Ung dung hút thuốc phiện, lảm nhảm một câu vô nghĩa:“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”Mơ màng đến lúc được diễn trò già cả, để thiên hạ trầm trồ khen ngợi. Bất hiếu, háo danh, ngu dốt, quái gở.+ Vợ chồng Văn Minh:Ông Văn Minh – cháu đích tôn: Lo mời luật sư để cái chúc thư chia gia tài được thực hành.Lo lắng không biết xử trí thế nào với 2 cái tội nhỏ,1 cái ơn to của Xuân Tóc đỏPhân vân, vò đầu bứt tóc, vẻ mặtđăm đăm chiêu chiêu hợp với nhà có tang. Bản chất giả dối, bất nhân, vô đạo. Bà Văn Minh:Sốt ruột vì chưa được mặc đồ xô gai tân thời.Sung sướng vì đây là dịp lăng xê các mốt tang phục của tiệm may Âu Hoá. Đám ma mở ra cơ hội kiếm lời.+ Cô Tuyết: Vẻ mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt vì chưa nhìn thấy người tình. Được dịp mặc bộ y phục “Ngây thơ”Cơ hội để gỡ lại danh dự của một cô gái “vẫn còn nửa chữ Trinh”.+ Cậu Tú Tân Sướng điên người lên vì có dịpdùng cái máy ảnh, được “tập làm đạo diễn”. Đám ma trở thành nơi biểu diễnthú chơi thời thượng.+ Ông phán mọc sừng Sung sướng vì được bố vợ chia thêm vài nghìn đồng. Tự hào về giá trị của đôi sừng hươu vô hình.Trù tính một kế hoạch trả công và thương lượng với Xuân Tóc đỏ. Kẻ trục lợi, hám tiền, vô liêm sỉ.Những đứa con cháu vô lương tâm, bất hiếu; tình huyết thống, máu mủ trong gia đình tư sản đã suy thoái, nhạt nhẽo; đạo đức gia đình đang bị băng hoại.*Những người ngoài gia đình:- Ông TYPN: + Vui mừng phấn khởi, có dịp lăng xê các mốt tang phục để “những ai có tang đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút hạnh phúc ở đời.”- Hai cảnh sát Minđơ – Mintoa: + Đang thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang.Sung sướng cực điểm.- Xuân Tóc đỏ: +Danh dự của Xuân càng được đề cao.- Bạn của Cụ Cố Hồng: + Có dịp khoe huân chương, các loại râu, cảm động khi nhìn thấy làn da trắng của Tuyết.- Sư cụ Tăng Phú: + Chớp thời cơ để kiếm lời. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền, danh lợi; chỉ coi trọng cái tiếng tăm, “danh giá”; chạy theo thói giả dối, hợm hĩnh, rởm đời.* Hình thức:- Quy mô: Đám tang to tát, theo cả lối ta – tây – tàu. Có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, kèn bú dích, vòng hoa, câu đối- Không khí: Đi đến đâu làm huyên náo đến đó.Hình thức vừa to tát, vừa bát nháo, lộn xộn. Đám ma trở thành đám rước, đám hội.* Điệp khúc: “Đám cứ đi”Nhắc nhở người đọc đây là một đám ma “gương mẫu”.Thái độ: mỉa mai, chua xót.Đám ma: linh đình >< bất nhân, bất nghĩac. Cảnh đám tangc. Cảnh đám tang* Cảnh hạ huyệt:- Cậu Tú Tân như một nhà đạo diễn đang chỉ huy màn hài kịch.- Cụ Cố Hồng: mếu máo, khóc ngất đi.- Ông Phán Mọc sừng: + Khóc “hứthứt hứt” + Bí mật dúi vào tay Xuân tờ năm đồng gấp tư. Đó là những tiếng khóc giả, để trang trí chứ không mảy may có cảm xúc đau đớn hay chút lòng thương tiếc chân thành. Lật tẩy sự giả dối, vô liêm sỉ. d. Nghệ thuật trào phúng: - Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác. - Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. - Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, được sử dụng một cách linh hoạt. - Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật. e. Ý nghĩa văn bản: - Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là một bihài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại củamột gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xãhội thượng lưu thành thị trước Cách mạng thángTám.III – Tổng kết: Ghi nhớ (SGK/128) CỦNG CỐChọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:1. Cách đặt tên chương của Vũ Trọng Phụng – nhất là cụm từ Hạnh phúc của một tang gia trong nhan đề chương XV– có ý nghĩa gì đặc biệt trong việc tạo thêm giá trị của tiếng cười phê phán trong Số đỏ? A. Chỉ ra cái nghịch lí bi hài của quan hệ tình cảm, đạo đức trong xã hội thượng lưu. B. Phê phán cả một “tang gia” vô đạo đức. C. Chế giễu thứ “hạnh phúc”quái gở của đám con cháu. D. Chế giễu cái “số đỏ” kì lạ của những kẻ như Xuân2. Dòng nào khái quát đủ và đúng nhất những điều kì quặc, khác thường mà tác giả phát hiện, miêu tả trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia? A. Tang gia thường bất hạnh, tang gia này ai ai cũng hạnh phúc. B. Tang gia thường đau buồn, tang gia này vui như mở cờ mở hội. C. Đám tang thường trang nghiêm, đám tang này thật ồn ào, bát nháo. D. Người đưa đám thường chân thành đến chia buồn, người ở đây phần nhiều vờ vịt, giả dối.DẶN DÒ- Nắm được mâu thuẫn trào phúng, chân dung của các nhân vật và nghệ thuật trào phúng của đoạn trích.- Chuẩn bị bài mới: Bài Bản tin và luyện tập bản tin. + Yêu cầu: Mỗi HS tự viết một bản tin.
File đính kèm:
- thao giang.ppt