Cuộc đời:1491-1585
+Học giỏi,đỗ trạng nguyên,làm quan dưới triều Mạc
+ Dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần, không được,cáo quan về quê, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ.
+Ông dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học.
15 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 40: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô đến dự giờ thăm lớp Câu hỏi kiểm tra bài cũ: chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sauCâu1: Nội dung chính của bài thơ cảnh ngày hè-Nguyễn Trãi là gì? A. Miêu tả bức tranh mùa hè đặc sắc,tràn đầy sức sống B. Thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn chấn của thi nhân C. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người của tác giả.Câu2: câu thơ lục ngôn cuối bài có ý nghĩa gì? A. Tạo giai điệu hài hoà, êm ái C. giãn nhịp cho dòng thơ B. Ngắn gọn, dồn nén cảm xúc D. Tạo nhịp điệu mạnh mẽ Câu3: Hai câu thơ cuối thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi. A. Đúng B.Sai CBATiết 40. Đọc văn Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) -Cuộc đời:1491-1585 +Học giỏi,đỗ trạng nguyên,làm quan dưới triều Mạc + Dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần, không được,cáo quan về quê, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ. +Ông dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học.I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: + phần lớn là thơ +Hầu hết thơ viết về thú thanh nhàn2.Tác phẩm a.Đọc-giải nghĩa từ : +Nhàn:ít, không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ +Chốn lao xao:nơi ồn ào, bon chen danh lợi +Dại: chưa đủ trí khôn, chưa có khả năng suy xét, phán đoán. +Khôn: thông minh, khéo, tinh, biết tránh cái dở,cái có hại.b.Xuất xứ -thể thơ - Xuất xứ: Trích Bạch Vân quốc ngữ thi-bài 73 -Sáng tác:-Thể thơ: +Thơ Nôm, thất ngôn bát cú Đường luật +Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, cô đọngc.Bố cục: +4 phần: Đề, thực, luận, kết*Đọc hiểu theo 2 cách: -Kết cấu -Những vấn đề toát lên từ tác phẩm: +Vẻ đẹp cuộc sống(C1-2;C5-6) +Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ(C3-4;C7-8) II.Đọc hiểu nội dung và nghệ thuật 1.Hai câu đề: Một mai,một cuốc,một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.-Câu mở đầu: +Liệt kê 3 danh từ mai,cuốc, cần câu kết hợp 3 số từ một cho thấy dụng cụ của công việc lao động đã sẵn sàng, chu đáo. +Nhịp thơ:2/2/3- khoan thai, nhàn tản, chắc khoẻ.-Câu2: +Từ láy thơ thẩn diễn tả trạng thái thảnh thơi, không lo toan mưu tính sự đời. +Dầu ai vui thú nào:kiên định lối sống đã chọn .~Hoàn cảnh sống đơn sơ, thuần hậu .~Tâm trạng ung dung, tự tại, thanh thản2.Hai câu thực Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.-Nghệ thuật: +Đối:Ta/người; dại/khôn; nơi vắng vẻ/chốn lao xao Đối lập hai loại người, hai cách sống trong xã hội +Nhịp thơ: 2/5, giọng điệu tự tin, pha chút mai mỉa. +Từ láy:lao xao-tượng thanh, vắng vẻ-tượng hình, mang ý nghĩa tượng trưng.-Nơi vắng vẻ:ít người qua lại, không cầu cạnh, nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.-Chốn lao xao: nơi ồn ào đô hội,bon chen danh lợi, cơ mưu hiểm độc.~Tác giả chọn nơi thư thái của tâm hồn, xa lánh chốn quan trường thủ đoạn, hiểm ác. Đây là cách nói ngược hóm hỉnh, trí tuệ: dại thực chất là khôn, khôn mà hoá dại.*Tác giả khẳng định lối sống hoà hợp với tự nhiên, khước từ danh lợi,để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt Đó là lối sống nhàn- sống thoải mái, không trói buộc về thể xác cũng như tâm hồn.3.Hai câu luận Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. -Nghệ thuật: + Đối chỉnh tề: thu/xuân, măng trúc/giá,.nổi bật niềm thích thú của con người trong cuộc sống thanh nhàn + Ngắt nhịp:1/3/1/2 + Các chữ xuân,hạ, thu, đông ngắt thành một nhịp, kết hợp với điệp từ ăn diễn tả nhịp sinh hoạt hài hoà giữa con người với tự nhiên .-Cuộc sống quê mùa, đạm bạc mà thanh cao, mùa nào thức ấy, chẳng nhọc lòng tìm kiếm. *Nhà thơ tìm thấy cái thú của tâm hồn mình giữa thiên nhiên 4 mùa, giữa sinh hoạt đời thường đơn sơ mà thanh quí. 4. Hai câu kết Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống , Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.-Vận dụng sáng tạo điển cố: +Mất đi tính chất bi quan +Nổi lên ý nghĩa coi thườngvinh hoa phú quí-Ngắt nhịp:1/3/3;4/3 diễn tả hình ảnh một con người ung dung thưởng rượu nhưng rất tỉnh táo.-Nhìn xem: + Một thế đứng cao hơn,ở bên ngoài danh lợi. +Nhắc nhở người đời: phú quí chỉ là giấc mơ dưới gốc hoè mà thôi.*Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định một lần nữa: lối sống thanh cao, hoà hợp với tự nhiên, không chạy theo danh lợi.Đó là chân dung một cuộc sống đẹp, một nhân cách cao khiết, đáng ngợi ca.III.Tổng kết.-Nội dung: +Đề cao lối sống nhàn, sống tự nhiên,xa lánh lợi danh, giữ khí tiết sạch trong +Nhàn là một triết lí sống-Nghệ thuật: +Ngôn ngữ giản dị tự nhiên mà sâu sắc,trí tuệ +Kết cấu nhịp điệu luôn biến đổi, phù hợp với mục đích diễn tả. Câu hỏi củng cố. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau.Câu1:Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Không làm gì vất vả, khó nhọc B. Không lo lắng, suy nghĩ nhiều. C. Sống yên ổn, không quan tâm đến ai. D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng công danh. Câu2: đặc sắc nghệ thuật về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là ? A. Cô đọng, hàm xúc B. Cầu kì, trau truốt C. Tự nhiên, mộc mạc, ý vị D. Chân thực, gần với ca dao.DC Bài tập về nhà. Cảm nhận chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ NhànKính chúc sức khoẻ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em
File đính kèm:
- Nhan Nguyen Binh Khiem(3).ppt