Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thu hứng - Đỗ Phủ

 1- Tác giả

- Đỗ Phủ( 712-770) tự là Tử Mĩ

- Quê ở huyện Củng- Hà nam

- Xuất thân trong một gia đình

nho học có truyền thống thơ ca lâu đời

cả đời ông sống trong nghèo khổ

và chết trong bệnh tật.

- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại

của Trung Quốc, được người Trung Quốc

mệnh danh là “ Thi Thánh”

- Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài,

được gọi là “ Thi Sử” ( lịch sử bằng thơ)

chan chứa tình yêu con người quê hương

đất nước

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thu hứng - Đỗ Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu hứng Đỗ PhủNguyễn thị Hằng NgaTHPT Hoài Đức BI- Tìm hiểu chung 1- Tác giả- Đỗ Phủ( 712-770) tự là Tử Mĩ- Quê ở huyện Củng- Hà nam- Xuất thân trong một gia đìnhnho học có truyền thống thơ ca lâu đờicả đời ông sống trong nghèo khổvà chết trong bệnh tật.- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đạicủa Trung Quốc, được người Trung Quốcmệnh danh là “ Thi Thánh”- Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài,được gọi là “ Thi Sử” ( lịch sử bằng thơ)chan chứa tình yêu con người quê hươngđất nướcEm hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 2- Hoàn cảnh ra đời của bài thơThu hứng là chùm thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ gồm 8 bài, trong đó bài số một được coi là tiêu biểu nhất. Bài thơ này được sáng tác vào năm 766 (sau đó 4 năm thì nhà thơ qua đời), trong thời gian diễn sự biến An Lộc Sơn và Sử Tư Minh,cuộc sống của nhân dân Trung Quốc cũng như gia đình Đỗ Phủ vô cùng điêu đứng. Nhà thơ đã phải đưa ra gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh phía Tây nam Trung Quốc. Do một người bạn thân- một người có quyền thế ở Thành Đô qua đời, không còn chỗ nương tựa, Đỗ Phủ đưa gia đình theo sông Trường Giang về Đông, tìm cơ hội quay về quê ở Phương Bắc, nhưng giữa đường gặp trắc trở nên Đỗ Phủ phải ở lại Quì châu. trong thời gian này Đỗ Phủ đã sáng tác chùm thơ Thu hứng II- Đọc –hiểu văn bảnNguyên tác: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châmPhiên âm Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn thu hiu hắt khí thu loà Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà Chiều chiều giục kẻ tau dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tàEm hãy cho biết:bốn câu thơ đầu đã làm hiện lên bức tranh thu như thế nào 1- Bốn câu thơ đầu: Bức tranh mùa thuTầm nhìn của Đỗ Phủ thể hiện sự quan sát từ xa đến gần:Trước hết là tầm nhìn trải rộng ra xa với Vu Sơn Vu Giáp, ở đây nhà thơ hướng tới một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ( đối tượng có tính cách đặc thù) để từ đó nhận ra vẻ khác thường của nó Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâmMùa thu đến làm cho cảnh vật thay đổi: Sương thu trắng xoá làm tiêu điều cả rừng phong Núi Vu, Kẽm Vu hơi thu làm cho hiu hắt->Một cảnh thu buồn mang nét bi thương tàn tạ trong sự tiêu điều, xơ xác của rừng phong bị gió sương vùi dập,trong cái lạnh lẽo của sương móc trắng xoá và cái hiu hắt của hơi nước lạnh mùa thu - Cảnh vật bất thường bởi trong cảm nhận của nhà thơ cảnh vật khác với cảnh vật trong các mùa thu trước: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng ( giữa sông sóng vọt lên tận lưng trời) - Tức là vẫn dòng nước chảy ấy thôi, song nó như cũng cảm nhận được sự đổi mùa,nó muốn vươn lên,vượt lên, muốn bứt phá để vượt lên trên cái khắc nghiệt của mùa thu đang làm thay đổi đất trời. Tới mức: Tái thượng phong vân tiếp địa âm - Đối chiếu với bản dịch của Nguyễn Công Trứ: “ mặt đất mây đùn cửa ải xa” để thấy sự vận động của mây trong thời điểm mùa thu đến. Bình thường ở vùng này mây vẫn che phủ song mây đùn lại là hiện tượng đặc biệt mà có lẽ chỉ có ở mùa thu và chỉ được cảm nhận môt cách tinh tế bởi nhà thơ-> Cảnh sắc vừa hùng vĩ, vừa dữ dội, với những nét tạo hình mạnh mẽ dứt khoát Tự thân cảnh vật mùa thu ở vùng núi Vu Sơn đã mang nét buồn bã, tàn tạ bi thương mà còn đầy dấu ấn hùng vĩ man dại. Không đơn thuần chỉ là tả cảnh. Bốn câu thơ đầu đã hé mở tâm trạng nhà thơ: mùa thu buồn và dữ dội, vận động lưu chuyển không ngừng như che dấu điều bất ổn( luôn luôn dao động không bình yên) bên trong tâm hồn người ngắm cảnhEm hãy cho biết tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua 4 câu thơ cuối? 2- Bốn câu cuối: Nỗi lòng nhà thơ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâmHai câu thơ rất hàm súc, chứa đựng nhiều tầng nghĩa - “ Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lê.”Nhìn khóm cúc nhà thơ nhớ hai lần cúc đã nở hoavà đã hai lần nhìn cúc nở mà nhỏ lệ, bởi vì tính từ khi rời quê cũ chạy loạn tính đến nay đã hai năm. - Cũng có thể hiểu nhìn hoa cúc nở mà tưởng chừng cúc cũng rơi lệ bởi người ngắm hoa đang nhỏ lệ trong tim. Nước mắt của hoa hay nước mắt của người.Cho dù ở lớp nghĩa nào thì câu thơ cũng diễn tả một niềm đau xót đến khôn cùng. Khóm cúc không chỉ là người bạn tâm tìnhtại nơi đất khách từng chứng kiến cảnh lẻ loi, cô đơn đau khổ, nỗi niềm nhớ quê đau đáu, xót xa của kẻ tha hương, mà còn gợi nhớ đến khóm cúc thân thương của quá khứ nơi vườn cũ quê nhà cách xa vời vợi.Dòng nước mắt đâu chỉ tuôn rơi từ ngày hôm nay mà đã có từ ngày trước( tha nhật lệ) và sẽ còn ướt đẫm trong ngày mai bởi niềm đau thân phận ấy.thời gian lưu lạc được tính bằng màu cúc nở hoa, tình cảm đau thương được đo bằng số lần nhỏ lệ Câu thơ: “ cô chu nhất hệ cố viên tâm” cũng có nhiều cách hiểu - Chiếc thuyền bị buộc chặt nơi đây vì loạn lạc lan tràn không thể đi đâu được - Hình ảnh chiếc thuyền đơn độc cũng còn là hình bóng một số phận cô đơn, lẻ loi. Tấm lòng thương nhớ quê hương nơi vườn cũ không hề được giải toả( giải thoát) mà vẫn bị giữ chặt nơi đây. như ta đã biết, cuối cùng Đỗ Phủ đã chết trong cảnh đói rét, bênh tật trên chính con thuyền này nơi đất khách quê người để vĩnh viễn là kẻ tha hương - “ Buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ”, có gì đau đáu và uất nghẹn: tại sao lại thế ? Sợi dây neo thuyền cũng là sợi dây vô hình buộc thắt bóp chặt trái tim người Thời gian hai chiều( quá khứ và hiện tại), không gian mở rộng( Vườn cũ- quê người), hình ảnh chập chùng ( cái hữu hình của hoa hôm nay, và cái vô hình của ảo ảnh hoa và giọt lệ ngày trước, cái lẻ loi của con thuyền, và nỗi cô đơn của số phận)... Tất cả hoà nhập tạo thành sự hàm súc cao độ của lời thơHai câu thơ cuối: Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm - Đó là không khí rộn ràng của cảnh mọi người nô nức may áo và giặt áo đón mùa đông với những âm thanh đầy sức sống. Nếu bốn câu thơ đầu thiên về tả cảnh mang dư vị buồn, hai câu thơ luận diễn tả nỗi u hoài đau đớn của thân phận cô đơn thì hai câu thơ này hướng về cuộc sống hiện thực thường nhật với những tình cảm chan hoà vào sự sống chung với những ý nghĩa hiện thực tích cực. -> Tuy nhiên, cái rộn rã của cảnh đời ấy liệu có làm ấm thêm chút lòng người hay chỉ làm thêm não lòng khách tha hương. câu thơ không chỉ diễn tả nỗi lòng của Đỗ Phủ mà còn là nỗi lòng của tất cả những kẻ xa quêÂm thanh của tiếng chày đập áo ở câu thơ cuối có ý nghĩa gì?Trong thơ cổ Trung Quốc, tiếng chày đập áo vốn có sức gợi cảm rất lớn, đã trở thành hình ảnh thẩm mĩ mang tính truyền thống. Nó gợi cảm vì khi những đợt gió thu lanh bắt đầu tràn về , mọi người đem áo ấm ra phơi, vừa rộn ràng may áo mới, tiếng chày đập áo không chỉ là âm thanh không chỉ là đời sống thường nhật báo hiệu mỗi độ thu về mà còn là điểm nhấn vào chỗ sâu thẳm của lòng người: Nỗi khao khát về một mái ấm gia đình, nỗi nhớ người thân ở phương xa giờ này đã có áo rét chưa?ấm lạnh thế nào? Tiếng chày càng dồn dập, càng rộn rã bao nhiêu lại càng tăng thêm nỗi xót xa, cô lẻ của khách xa quê: không biết nơi quê nhà ấm lạnh ra sao?có ai đang biết rằng mình đang lẻ loi, cô quạnh biết chừng nào trong bóng chiều ở nơi xa xứ này không? câu thơ chỉ tả cảnh mà dường như thấm đẫm nước mắtIV- Kết luậnThể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Kết cấu chắt chẽ.Mối quan hệ giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối là mối quan hệ giữa cảnh thu và cảnh đời, tình thu và tình đời: + Cảnh thu gắn với mùa thu: từ rừng thu, khí thu đến hoa thu, tiếng thu... Tất cả là những nét đặc thù của mùa thu phương Bắc. +cảnh đời cũng gắn với mùa thu: giọt lệ khi nhìn hoa nở mùa thu, nỗi cô đơn khi nghe tiếng chày đập áo mùa thu.Tình thu tự nó đã pha lẫn nỗi buồn, còn tình đời, tình người trong bài, khi mùa thu đến lại dậy những cảm xúc tuôn trào: đó là tình cảm thiết tha mong mỏi khôn nguôi được trở về quê cũ, được sống trong mái ấm gia đình của nhà thơ Đỗ Phủ trong những tháng ngày loạn lạc.V- Luyện tập củng cố1- theo em mối quan hệ giữa cảnh thu và tình thu, cảnh đời và tình đời trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào?2- Bài thơ đã thể hiện tâm sự gì của nhà thơ Đỗ Phủ?

File đính kèm:

  • pptthu hung(5).ppt