Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Độc tiểu Thanh ký - Nguyễn Thị Hằng Nga

 I- Tìm hiểu chung

n Là một cô gái Trung Quốc có tà và sắc và am hiểu nghệ thuật thi ca, âm nhạc.

n Năm 16 tuổi cô phải làm vợ lẽ của một nhà quyền quí. Vợ cả ghen bắt cô phải sống một mình trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn nên cô sinh bệnh và chết ở tuổi 18

n Đau buồn và uất ức được cô gửi gắm qua nhiều bài thơ đã bị vợ cả đốt, may mắn một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ ấy và gọi là Phần dư( phần bị đốt còn sót lại)

n Thương xót cho những người phụ nữ tài sắc bị bất hạnh là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. Nhà thơ không chỉ khóc nàng Tiểu Thanh mà còn khóc nang Kiều . Sắc đẹp, tài năng thơ ca, đàn hát là những giá trị tinh thần cao đẹp, nhưng chủ nhân của những giá trị đó lại phảI chịu một số phận bất hạnh. Hiện tượng này được Nguyến Du nêu lên thành một vấn đề lớn trong các sáng tác của ông.

n Về tên bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký có hai cách giải thích: Tiểu Thanh ký là tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Vậy tên của tập thơ có thể hiểu là đọc thơ của Tiểu Thanh, cách thứ hai Tiểu Thanh Ký là tên truyện về nàng Tiểu thanh

 

ppt12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Độc tiểu Thanh ký - Nguyễn Thị Hằng Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độc Tiểu Thanh ký Nguyễn DuNguyễn Thị Hằng NgaTHPT Hoài Đức BNguyen DuDựa vào phần tiểu dẫn em hãy cho biết Tiểu Thanh là ai? I- Tìm hiểu chungLà một cô gái Trung Quốc có tà và sắc và am hiểu nghệ thuật thi ca, âm nhạc.Năm 16 tuổi cô phải làm vợ lẽ của một nhà quyền quí. Vợ cả ghen bắt cô phải sống một mình trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn nên cô sinh bệnh và chết ở tuổi 18Đau buồn và uất ức được cô gửi gắm qua nhiều bài thơ đã bị vợ cả đốt, may mắn một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ ấy và gọi là Phần dư( phần bị đốt còn sót lại)Thương xót cho những người phụ nữ tài sắc bị bất hạnh là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. Nhà thơ không chỉ khóc nàng Tiểu Thanh mà còn khóc nang Kiều . Sắc đẹp, tài năng thơ ca, đàn hát là những giá trị tinh thần cao đẹp, nhưng chủ nhân của những giá trị đó lại phảI chịu một số phận bất hạnh. Hiện tượng này được Nguyến Du nêu lên thành một vấn đề lớn trong các sáng tác của ông.Về tên bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký có hai cách giải thích: Tiểu Thanh ký là tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Vậy tên của tập thơ có thể hiểu là đọc thơ của Tiểu Thanh, cách thứ hai Tiểu Thanh Ký là tên truyện về nàng Tiểu thanhII- Đọc văn bảnPhiên âm Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư Son phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh luỵ phần dư Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố NhưDịch thơ Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương Nỗi hờn kim cổ trời khụn hỏi Cỏi ỏn phong lưu khỏch tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?III- Tìm hiểu nội dung 1-Hai câu đề:Từ “ tẫn”: ở câu thơ đầu là tận nghĩa là đến cùng, triệt để “ tẫn thành khư” nghĩa là tất cả đã biến thành bãi hoang rồi.Cảnh đẹp của vườn hoa bên Tây Hồ ngày xưa đẹp là thế mà nay đã thành bãI hoang rồi -> cốt để nói lên những thay đổi bể dâu trong cuộc đời.Câu thơ thứ 2: nhà thơ nói ông viếng người đã mất bằng cách đọc tập thơ còn sót lại của nàng“ Độc điếu”: điếu nghĩa là viếng, độc có nghĩa là một mình. Nhà thơ chỉ còn một mình viếng người đã khuất -> người chết vốn là kẻ cô đơn, và người viếng cũng là kẻ cô đơn. hai tâm hồn cô đơn gặp nhau. Phải nói bài thơ thực sự bắt đầu từ câu thơ nàyHãy giải thích ý nghĩa của hai từ “ son phấn”, và “văn chương”? 2-Hai câu thực: Hai câu thơ nói về nàng Tiểu Thanh.Son phấn có thần chắc phải xót xa về những việc sau khi chết. Những việc sau khi chết là những việc là những việc gì? Có thể hiểu đó là những việc liên quan đến Tiểu Thanh, sau khi chết người vợ cả vẫn còn ghen vẫn tìm cách trả thù nàng như đốt tập thơ của nàng. Cũng có thể hiểu rộng ra đó là những ngang trái của cuộc đời nói chung, nó không phảI kết thúc với cái chết của nàng, mà nó vẫn cứ tồn tại sau khi chết.Câu thơ thứ 4 cũng có thể hiểu như thế. Văn chương ở đây có thể hiểu là tập thơ của tiểu Thanh, vừa có thể hiểu là tài năng của nàng . Văn chương không có số mệnh như con người mà cũng bị đốt dở?Em hãy cho biết cách hiểu của mình về hai câu luận?3- Hai câu luận “ Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang”“ Nỗi hờn kim cổ” là sự tiếc hận từ xưa đến nay nói chung cho nhiều kiếp người. Nỗi hờn của Tiểu Thanh là xưa (cổ). Còn nỗi hờn nay tuy không nói rõ nhưng bao hàm của cả Nguyễn Du và nhiềukiếp người khác như Nguyễn Du đã nói trong Văn tế thập loại chúng sinh, Người hát rong ở đất Thái Bình, Người ca nữ Đất Long Thành...“ Trời khôn hỏi”: hỏi trời cũng không trả lời nổi, nó là bí hiểm của số phận, và vô lý của kiếp người, đành phải ngậm đắng nuố cay than thở mà thôi.“ cái án phong lưu khách tự mang” là cái án mà số phận khoác vào vai những con người tài hoa như Tiểu Thanh, Thuý Kiều và cả Nguyễn Du và bao kiếp người tài hoa khác nữa. Câu thơ này Nguyễn Du tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnhEm có cảm nhận gì về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết? 4- Hai câu kết Chăng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?Đã chứng tỏ trong cuộc đời mình Nguyễn Du đã sống rất cô đơn, không có bạn bè tri âm, tri kỷ, ông chỉ có thể gửi hy vọng vào đời sau.Câu thơ gửi vào hậu thế như một câu hỏi, một lời trăn trối. Sau Nguyễn Du liệu ai là kẻ thương tài, xót sắc mà khóc cho Tố Như? Câu kết này cũng thổ lộ tâm sự thất vọng cô đơn. tại sao phải 300 năm năm lẻ nữa mà không phải đương thời. Con số 300 năm hiện nay vẫn chưa rõ do đâu mà có, nhưng chắc chắn đó là tâm sự mà Nguyễn Du muốn gửi vào tương lai.Bảo tàng Nguyễn Du tại Hà TĩnhIV- Kết luậnNội dung: Bài thơ chỉ là niềm cảm thông sâu sắc đối với thân phận nàng Tiểu Thanh nói riêng và thân phận những con người tài sắc mà bất hạnh nói chung mà còn là tâm sự sâu kín của chính bản thân Nguyễn Du.Nghệ thuật: bài thơ có ngôn từ cô đọng, đa nghĩa, giàu hình ảnh , có giá trị biểu cảm cao. Kết cấu của thể thơ Đường Luật thất ngôn bát cú chặt chẽ, lôgic, mỗi phần đều hướng về chủ đề tác phẩm tạo nên sức âm vang cho bài thơ.V- Luyện tập củng cố1- Sau khi học xong bài thơ em có suy nghĩ gì về số phận những con người tài hoa, bạc mệnh từ xưa đến nay?2- Em cảm nhận như thế nào về tâm sự của Nguyễn Du đã gửi gắm qua bài thơ?

File đính kèm:

  • pptDoc Tieu Thanh ky(4).ppt
Giáo án liên quan