Giáo án Ngữ văn 10: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên

TIẾT

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

NGÔ SĨ LIÊN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Gíup học sinh:

Hiểu cảm phục tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc TQT đồng thời hiểu được những bài học đạo đức quý báu cũng là bài học làm người của ông để lại cho đời sau.

Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử của tác giả cũng như hiểu được thế nào là “văn sử bất phân”.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN

SGK

Thiết kế bài học

Các tài liệu tham khảo

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN NGÔ SĨ LIÊN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Hiểu cảm phục tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc TQT đồng thời hiểu được những bài học đạo đức quý báu cũng là bài học làm người của ông để lại cho đời sau. Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử của tác giả cũng như hiểu được thế nào là “văn sử bất phân”. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Em hãy cho biết quá trình phát triển của lịch sử tiếng việt? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT GV: Cho HS đọc và gạch chân trong sgk. PV: Em rút ra được gì qua lời trình bày của TQT với vua về kế sách giữ nước? DG: Oâng hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. DG: khoan thư sức dân: giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo để dân có đời sống sung túc. PV: Chi tiết TQT đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến 2 người gia nô cùng với hai con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào? DG: lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách (mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông, lời dặn dò của cha ông về việc được nắm binh quyền trong tay). Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa trung và hiếu. Nhưng TQT đã đặt trung lên trên hiếu, nợ nưosc trên tình nhà. Hay nói khác đi, ông đã không hiểu chữ hiếu một cách cứng nhắc. Trung cũng như hiếu đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đối với đất nước. PV: Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của TQT? PV: Em hãy chỉ ra sự khéo léo trong NT khắc họa chân dung nhân vật của tác giả? (Nhân vật được đặt trong mqh với những tình huống ntn?). PV: Em có nhận xét gì về NT kể chuyện trong đoạn trích? DG: “ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy”; “thế là dạy đạo trung đó”; “ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy”; “ông lại khéo tiến cử người tài giỏi”. I. TIỂU DẪN. SGK II, VĂN BẢN. 1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương TQT. Kế sách giữ nước của TQT. Nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. Điều kiện quan trọng nhất để thắng được giặc là toàn dân đoàn kết một lòng. Vì thế phải “khoan thư sức dân”. è TQT không những là một vị tướng có tài năng mưu lược có lòng trung quân, mà còn biết trọng dân, lo cho dân. Đối với lời cha dặn TQT đã có suy nghĩ của riêng mình, ông “để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Oâng hỏi ý kiến của 2 người gia nô và 2 con. Đối với lời của Dã Tượng và Yết Kiêu ông “cảm phục đến khóc và khen ngợi 2 người”. Đối với lời của Hưng Vũ Vương, ông “ngầm cho là phải”. Đối với lời của Quốc Tảng ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối. è TQT là người hết lòng trung với vua với nước, không mảy may tư lợi. Oâng cũng là một người có tình cảm chân thành nồng nhiệt thẳng thắn và rất nghiêm trong việc giáo dục con cái. Nhân cách của TQT: trung quân ái quốc, dũng cảm, tài năng, mưu lược, đức độ (khiêm tốn, cẩn thận, thương yêu dân, tận trung với tướng sĩ). Có thể nói ông đã để lại một tấm gương sáng về đạo làm người. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật. Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Nhân vật TQT dược xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách nhờ đó đã nổi bật những phong cách cao quí ở nhiều phwong diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họa nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết đặc sắc chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm. Nghệ thuật kể chuyện: Cách kể chuyện không đơn điệu theo trình tự thời gian. Kĩ thuật kể chuyện không chỉ thể hiện ở sự phức hợp nhiều chiều thời gian, vừa liên tiếp, vừa hồi ức, mà còn ở những nhận xét khéo léo, đan lồng vào chuyện kể đẻ định hướng cho người đọc. è NT kể chuyện trong đoạn trích điêu luyện và đạt hiệu quả cao, giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải. III. GHI NHỚ. SGK CỦNG CỐ: Những phẩm chất của hưng Đạo Đại Vương TQT? NT kể chuyện và khắc họa nhân vật trong đoạn trích? IV. DẶN DÒ. Học bài và sọan bài tiếp theo. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (Trích “Đại Việt Sử kí toàn thư” – Ngô Sĩ Liên) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Gíup HS: Hiểu được nhân cách chính trực chí công vô tư của nhân vật lịch sử nổi tiếng Trần Thủ Độ. Hiểu được phương pháp viết sử, đặc biệt là sử biên niên của “Đại Việt Sử kí toàn thư”. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm lịch sử có nhiều giá trị văn học. II. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. 1. Nhân cách của Trần Thủ Độ. Có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với vua, nhưng Trần Thủ Độ không những không biện minh cho bản thân và tỏ lòng thù oán, tìm cách trừng trị kẻ hặc mình mà ông còn nhận lời nói đó là phải và thưởng cho người dám dũng cảm vạch lỗi của ông à ông là người phục thiện, công minh độ lượng và có bản lĩnh. Khi nghe Linh Từ Quóc Mẫu khóc và mách về tên quân hiệu ngăn không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không bênh vợ bắt tội tên quân hiệu mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp à là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân. Có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc mẫu xin cho làm quan Trần Thủ Độ đã dạy cho tên này một bài học (muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu chặt 1 ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử) à giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. Vua muốn phong chức tướng cho An Quốc, anh Trần Thủ Độ, nhưng ông thẳng thắn trình bày quan điểm à luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi bè cánh. è Trần Thủ Độ là người thẳng thắn cầu thị, độ lượng nghiêm minh. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật. Xây dựng những tình huống giàu kịch tính và biết lựa chọn những chi tiết đắt giá (qua 4 tình huống trên). Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đều có những xung đột, đi dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gây thú vị cho người đọc. Đồng thời có thể tự rút ra những ý nghĩa sâu sắc và hình dung rõ nét chân dung nhân vật. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp. Bước dầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những bài văn thuyết minh có sức thuyết phục cao. Thấy được việc nắm vững kiến thức phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Đoạn trích “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách TQT? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung của tác giả?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT DG: phương pháp thuyết minh là hệ thống cách thức mà thuyết minh để đạt được mục đích mình đề ra. PV: Cho biết tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh? DG: phương pháp thuyết minh giúp chúng ta truyền đạt nội dung tri thức nào đó về sự vật hiện tượng mà mình muốn noi sddeesn một cách có hiệu quả cao. GV: Cho HS đọc từng đọcn một để gợi nhớ và củng cố thêm cho HS tiếp thu những phương pháp thuyết minh mới. GV: gợi ý giúp HS phân tích từng đoạn : Đoạn 1: phương pháp Ví dụ + liệt kê. Ví dụ: để thuyết minh cho luận điểm “TQT là người khéo léo tiến cử người tài giỏi”. Liệt kê: kể tên những người được TQT tiến cử. Đoạn 2: phương pháp liệt kê + chú thích. Liệt kê: kể tên các bút danh của Ba sô. Chú thích: giảng giải từng bút danh. Đoan3: phương pháp dùng số liệu, so sánh, phân tích. Dùng số liệu: nêu số liệu trung bình trong mỗi con người, số liệu phần tử So sánh: số trung bình với số cư dân, số phần tử với số tinh tú.. Phân tích: giả sử về dộ dài của TB ... Đoạn 4: So sánh, nêu ví dụ, phân tích. So sánh: nhạc cụ của hát trống quân với các nhạc cụ khác ... Phân tích: cáu tạo của nhạc cụ hát trống quân và cáh sử dụng để thấy cái hay, cái riêng của nó. Ví dụ: một khúc hát. PV: niềm say mê cây chuối của Ba sô và lai lịch của bút danh Ba sô trong 2 mục đích này mịc đích nào là chủ yếu? Vì sao? DG: Mục đích: niềm say mê cây chuối của ba sô là chủ yếu vì nếu không có niềm say mê đối với cây chuối đem về từ TQ. Nhà thơ không dặt lấy nút danh là Ba sô. PV: các ý của đv có quan hệ nguyên nhân – kết quả không? DG: đoạn trích có mqh nhân – quả. Niềm say mê của Ba sô đối với cây chuối chính là lý do để ông lấy bút danh của mình. GV: Nhờ các thuyết minh ấy, bạn đọc hình dung về Ba sô một cách sinh động cụ thể. PV: vì sao không thể cho rằng tác giả còn đó đã thuyết minh bằng phương pháp định nghĩa? DG: vì thông tin Ba sô là bút danh. Không nêu lên được bản chất giúp người đọc phân biệt được ba sô với các nhà văn thơ khác hay không? PV: so sánh phương pháp định nghĩa và phương pháp chú thích? GV: Giống: cấu trúc cơ bản A là B. Khác: đây là hai phương pháp không đồng nhất. phương pháp định nghĩa có những yêu cầu chặt chẽ hơn là phải đặt ra sự vật hiện tượng cần thuyết minh vào trong loại lớn, chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất sự vật hiện tượng phân biệt nó với sự vật hiện tượng cùng loại khác. phương pháp chú thích không bắt buộc phải thỏa mãn cả hai yêu cầu đó à mức độ chính xác có thể không cao như ở phương pháp định nghĩa, nhưng phương pháp này lại mềm dẻo, dễ sử dụng hơn. PV: khi sử dụng phương pháp thuyết minh cần có những yêu cầu nào?. PV: nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích? I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. Nhu cầu thuyết minh sẽ không thể thỏa mãn, mục đích thyết minh sẽ không đạt dược nếu thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả. II. Một số phương pháp thuyết minh. 1. Các phương pháp thuyết minh đã học. a, Các phương pháp được sử dụng: Ví dụ + liệt kê. Liệt kê + chú thích. Dùng số liệu, so sánh, phân tích. So sánh, nêu ví dụ, phân tích. b, Phân tích tác dụng của từng phương pháp. 2. Một số thuyết minh khác. Thuyết minh bằng cách giảng. Giải nguyên nhân – kết quả. Thuyết minh bằng cáh chú thích. III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh. Viễ lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần phải tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật hiện tượng, làm cho người đọc người nghe tiếp nhận dễ dàng hứng thú. IV. Luyện tập.

File đính kèm:

  • docTUAN 22.23.doc