2)Tác phẩm :
a)Tập thơ “Quốc âm thi tập”:
-Đây là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn.
-Gồm 254 bài
-Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi : Tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
-Nghệ thuật : Sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường Luật-xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
Đặt nền móng và sự mở đường cho thơ Tiếng Việt.
29 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Cảnh ngày hè bảo kính cảnh giới (Nguyễn Trãi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảnh ngày hè(Bảo kính cảnh giới, bài 43)Nguyễn Trãi KIỂM TRA BÀI CŨ2. Vẻ đẹp của hình tượng con người thời Trần được thể hiện như thế nào trong bài thơ To Long ?Cảnh ngày hè Bảo kính cảnh giới (nguyễn trãi)VĂN BẢNI.Tìm hiểu chung:1.Tác giả: Nguyễn Trãi(1380-1442)-Là anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lớn, đại thi hào của dân tộc Việt NamNGUYỄN TRÃI( 1380 – 1442 )I.Tìm hiểu chung2)Tác phẩm :a)Tập thơ “Quốc âm thi tập”:-Đây là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn.-Gồm 254 bài-Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi : Tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.-Nghệ thuật : Sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường Luật-xen câu lục ngôn với câu thất ngôn. Đặt nền móng và sự mở đường cho thơ Tiếng Việt.-Bố cục:Gồm 4 phần+Vô đề+Môn thì lệnh+Môn hoa mộc+Môn cầm thúb.Bài thơ “Cảnh ngày hè”:-Xuất xứ: Bài số 43 mục “Bảo kính cảnh giới”(Gương báu răn mình)3.Từ khó:III.Đọc hiểu văn bản: Cảnh ngày hèRồi hóng mát thuở ngày trường,Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.II.Đọc hiểu văn bản:1.Thể thơ:-Thất ngôn bát cú Đường luật, xen câu lục ngôn2.Bố cục:-6 câu đầu: Cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè-2 câu cuối: khát vọng của nhà thơIII.Khai thác văn bản:1.Cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè: Rồi / hóng mát/ thuở ngày trường+Câu lục ngôn, nhịp lạ,2 thanh bằng ở cuối câu-Hoàn cảnh: Ung dung, thư thái, dạo chơi ngắmCảnh thiên nhiên. Đây là hoàn cảnh hiếm hoi, bất đắc dĩ của nhà thơ. Hoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hương1.Cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè:+Màu xanh của lá hoè lan thành tán rộng, che rợp cả không gian+Cây lựu trước hiên nhà trổ hoa đỏ rực+Sen hồng trong ao đã ngát mùi hương+Tiếng ve râm ran như tiếng đàn lúc mặt trời sắp lặn Cảnh vật được cảm nhận tinh tế bằng thị giác, thính giác,khứu giác và bằng cả tâm hồn yêu thiên nhiên, ung dung, thư thái của nhà thơ.-Cảnh vật gắn bó với con người, gần gũi với đờithường Vẻ đẹp của tâm hồn bình dị,nặng tình với thiên nhiên, đất nước của Nguyễn Trãi.1.Cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống ngày hè:+Sử dụng các động từ,tính từ gây ấn tượng mạnh mẽ:đùn đùn, rợp, giương, phun.đùn đùn: Cành lá sinh sôi, nảy nở ra trước mắt.phun: Màu đỏ của hoa lựu không phải toả ra, rực lên mà như một sức sống bị dồn nén bên trong đang bật ra, tuôn trào Diễn tả sức sống mãnh liệt, căng đầy bên trong của sự vật.+Màu sắc, âm thanh, hương vị của cảnh vật ngày hè hoà quyện vào nhau và cùng giao cảm với tâm hồn thi nhân-một tâm hồn nghệ sĩ giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật.*Tuy là buổi chiều rồi nhưng cuộc sống vẫn chưa ngừng lại. Cảnh vật hiện lên tràn đầy sức sống, ấm áp, tươi vui.+Cách ngắt nhịp ¾:Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ,Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương.+không theo nhịp thơ Đường luật, gợi sự chú ý, làm nổi bật bức tranh cảnh ngày hè. Lao xao chợ cá làng ngư phủ,-Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. “Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”--Cuộc sống con người:+Từ láy, đảo ngữ, đối ngẫu+ Lao xao chợ cá: Aâm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình+Dắng dỏi cầm ve: Aâm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui. Thi nhân không chỉ vui với cảnh vật mà còn vui với cuộc sống lao động của nhân dân.*Bức tranh ngày hè sinh động, tràn đầy sức sống, có sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh,con người và cuộc sống.2.Khát vọng của nhà thơ: Dẽ có Ngu cầm / đàn một tiếng, Dân giàu đủ / khắp đòi phen. Nguyễn Trãi đã mơ đến cây đàn kì diệu của vua Thuấn để ngợi ca và thể khát vọng về một cuộc sống thái bình, no ấm, hạnh phúc cho muôn dân. Điểm kết tụ trong hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chủ yếu là ở con người, ở nhân dân. Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết đến trọn đời và tinh thần trách nhiệm cao cả. Dẽ có Ngu cầm / đàn một tiếng,Dân giàu đủ / khắp đòi phen.+Sự kết hợp nhịp điệu 4/3 (câu7) và 3/3 (câu8) Tạo ra âm hưởng đều đặn, mạnh mẽ khẳng định khát vọng cao đẹp mà nhà thơ hướng tới.+Câu kết ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc toàn bài thơ.1.Về nghệ thuật:+Bài thơ vừa mang nét trang trọng, cổ điển vừa bình dị, tự nhiên.+Câu lục ngôn xen câu thất ngônIV.Tổng kết:IV.Tổng kết:2.Về nội dung:+Bức tranh thiên nhiên ngày hè đẹp đẽ, sinh động, tràn đầy sức sống.+Qua bức tranh, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống; luôn vươn tới khát vọng hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân. Đó chính là vẻ đẹp của tinh thần nhân nghĩa sáng ngờiV.Luyện tập:1.Gợi ý:+ Qua sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, hương vị của cảnh vật ngày hè+Qua sự cảm nhận tinh tế của nhiều giác quan+Sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh Thiên nhiên ngày hè hiện lên sinh động, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống; tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết của nhà thơ.
File đính kèm:
- ngu van 10(57).ppt