Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 20: Bài tập nâng cao về văn bản “vợ chồng A Phủ”

A/ Yêu cầu cần đạt:

- Qua một số bài tập giúp HS hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật

B/ Tiến trình bài dạy:

I.Vấn đề thảo luận:

1. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài

2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài

II. Gợi ý:

 

doc13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 20: Bài tập nâng cao về văn bản “vợ chồng A Phủ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2009 Tuần 20 Bài tập nâng cao về văn bản “vợ chồng A Phủ” A/ Yêu cầu cần đạt: - Qua một số bài tập giúp HS hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm - Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật b/ Tiến trình bài dạy: I.Vấn đề thảo luận: 1. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài 2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài II. Gợi ý: Câu 1: - Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pa Tra, Mị là một cô gái trẻ trung, tràn đầy sức sống. Cô giàu lòng tự trọng và có ý thức về cuộc sống thực sự. Sau khi về làm dâu nhà thống lí, tâm hồn Mị đã trải qua bao nhiêu biến đổi. chính sự biến đổi ấy đã cho thấy chiều sâu sức sống trong tâm hồn cô. - Những ngày đầu tiên về làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô phản kháng một cách dữ dội. Sự phản kháng ấy là biểu hiện của sức sống. + Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc + Thậm chí cô còn muốn lấy cái chết để tự giải thoát cho mình - Dần dần, bị đày đoạ trong những đau khổ triền miên, tâm hồn cô, sức sống của cô bị huỷ hoại. + Trái tim cô trở nên tê liệt trước đau khổ bởi cô đã quen với cái khổ + Cô sống lặng lẽ như cái bóng âm thầm không sinh khí + Những dấu hiệu sự sống mất dần đi trong cô. Cô không nói, không cười, không nhớ, không suy nghĩ. + Cô đánh mất cả nỗi phẫn uất ngày nào, cô không còn tưởng đến cái chết nữa + Mị chỉ biết giam mình trong căn buồng như một nhà mồ chôn sống cuộc đời cô - Nhưng sức sống tiềm tàng của Mị không chịu lụi tắt dù bị chà đạp. Bởi thế không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết đã đánh thức sức sống trong cô, lay tỉnh tâm hồn cô. + Cô bắt đầu nhẩm thầm lời bài hát + Cô nhớ lại kí ức xa xưa. những kí ức ấy là hiện thân của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được giữ gìn trong đáy sâu tâm hồn Mị. + Cô lại thấy đau khổ, thậm chí cô lại muốn chết để khỏi phải đối diện với quá khứ + Nhưng trên hết, cô thấy mình còn trẻ, cô muốn đi chơi. Và cô hành động thật khoẻ khoắn chứ không lầm lũi, âm thầm nữa - Nhưng nguồn sống vừa mới trổi dậy trong cô đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử. Từ đây cô chìm sâu vào chai sạn hơn trước + Cô không gắn bó gì với cuộc sống xung quanh nữa. Cô chỉ như cái bóng vật vờ bên bếp lửa + Cô dửng dưng với chính mình + Thậm chí cô vô cảm trước nỗi đau của người khác - Nhưng vẫn có một ngọn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong trái tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt bò trên gò má đã sạm đen của A Phủ. + Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình + Cô thấy thương cho người đàn ông trước mặt và người phụ nữ ngày trước bị trói đến chết ở cái nhà này. + Cô thấy A Phủ phải chết thật phi lí + Sức sống trong Mị trổi dậy cùng sự thức tỉnh của tâm hồn. Nó giúp cô vùng lên cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo anh để tự giải thoát cho chính mình. => Miêu tả quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, Tô Hoài đã khám phá và khẳng định nguồn sức sống mãnh liệt, tiềm tàng trong tâm hồn người lao động. Chính nguồn sức sống ấy đã khiến Mị hồi sinh thực sự và dành lại được cuộc sống mà cô bị cướp mất. Câu 2: * Giá trị hiện thực: - TP đã tái hiện một bức tranh đời sống xã hội của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng + Đó là chế độ PKMN bạo tàn, chà đạp con người bằng cường quyền và thần quyền + Đó là những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng của các dân tộc miền núi - Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả chân thực số phận đau thương, bi thảm của người lao động nghèo miền núi + Họ bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do hạnh phúc + Họ bị đày đoạ, chà đạp đến tàn lụi cả sức sống * Giá trị nhân đạo: - Lòng cảm thương sâu sắc dành cho những số phận bất hạnh bị dày xéo, chà đạp, bị tước đoạt quyền tự do hạnh phúc - Khám phá, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng của họ - Chỉ ra con đường giải phóng thực sự cho con người lao động thoát khỏi cường quyền, thần quyền, đó là con đường đấu tranh. III. Bài tập về nhà: Màu sắc Tây Bắc được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Ngày soạn:15/02/2009 Tuần 21 Bài tập nâng cao về văn bản “vợ nhặt” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua một số bài tập giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật( nhân vật Tràng và người vợ Tràng ) b/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vâth Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? 2.Hình tượng người vợ nhặt trong tac phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân? II.Gợi ý: (GV nêu vấn đề, HS thảo luận nhóm và trả lời, GV khái quát lại) Câu 1: - Tràng là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của nhà văn Kim Lân. Qua nhân vật này, nhà văn đã miêu tả một cách chân thực số phận, cảnh ngộ và phẩm chất của người nông dân nghèo trước Cách mạng. - Tràng là một người nông dân ngụ cư nghèo khổ, thô kệch, xấu xí + Anh có một ngoại hình thô kệch: cái đầu trọc, hai mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra và dáng đi chúi về phía trước. + Tính cách của anh cũng rất thô mộc: anh hay đùa với trẻ con rồi cười hềnh hệch, anh nói với người đàn bà mới quen băng những lời lẽ cộc lốc, thậm chí anh không hề biết an ủi, chia sẽ khi thấy vợ thấy mẹ buồn + Cảnh ngộ của Tràng cũng rất khốn khó: anh kiếm sống bằng nghề đẩy xe thuê, lại phải nuôi mẹ già. Đã vậy anh còn là dân ngụ cư. Cũng như bao người dân khác ở xóm này, Tràng cũng bị đẩy đến miệng vực của sự chết đói - Nhưng ẩn dưới vẻ bề ngoài ấy là một trái tim ấm áp yêu thương và tràn đầy sức sống + Mặc dù bị đẩy đến miệng vực của cái chết nhưng Tràng vẫn không bi quan, tuyệt vọng, anh vẫn vươn lên dành lấy hạnh phúc. Do vậy anh vẫn “nhặt vợ” và cảm trhấy nên người nhờ người đàn bà ấy + Dù lấy vợ một cách quá dễ dàng nhưng chưa dây phút nào anh coi khinh cô vợ theo không mình. Trái lại anh dành cho chị một tình cảm thô mộc nhưng ấm áp. Câu 2: Không phải là nhân vật trung tâm của truyện nhưng chị “vợ nhặt” trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân đã trở thành một biểu tượng cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. - Chị là một người phụ nữ có số phận bất hạnh: + Là một người đàn bà không tên, ngoại hình xấu xí, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, mắt trủng hoáy, khuôn mặt gầy lép. + Cái đói đã cướp mất gia đình, quê hương, đẩy chị ra sống đầu đường xó chợ + Cái chết đang rình rập cuộc sống của chị từng ngày từng giờ + Cái đói cũng đã bóp méo nhân cách của chị, làm cho chị trở nên trơ trẽn - Nhưng trong người đàn bà đói rách như tổ đỉa ấy lại ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ: + Sức sống đã giúp chị theo không Tràng về làm vợ để tìm sự sống + Về đến nhà Tràng chị thay đổi hẳn. Chị trở nên ý tứ, nết na, hiền thục + Sức sống ấy đã giúp chị tìm lại được tất cả những gì mà số phận đã cướp mất của chị: cuộc sống, gia đình, quê hương. + Sức sống trong chị đã mang đến sinh khí cho ngôi nhà của Tràng, mang đến niềm vui cho Tràng và bà cụ Tứ Bằng thái độ nâng niu, trân trọng, Kim Lân đã khám phá ra vẻ đẹp của tình người, của sức sống kì diệu trong tâm hồn người lao động nghèo. III.Bài tập về nhà: Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt của Kim lân? Ngày soạn: 20/02/2009 Tuần: 22 Thực hành nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi A/ Yêu cầu cần đạt: Qua một số bài tập (đề văn) giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trong một bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi. b/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: Đề I: Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, anh Tràng nhặt được vợ trước cáI đói và cáI chết đe doạ là một tình huống vui mà tội nghiệp. Vì sao? Đề II: “Chỉ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấm thía nỗi khổ của người nông dân sống ngắc ngoải sau luỷ tre làng” ý kiến của anh chị như thế nào? II. Gợi ý: Đề I: 1.Tìm hiểu đề: - Nội dung vấn đề: Giải thích vì sao lại là một tình huống vui mà tội nghiệp - Thể loại: Nghị luận tác phẩm văn xuôi: Tình huống truyện - Thao tác chính: giải thích, chứng minh và bình luận. - Phạm vi tư liệu: văn bản “Vợ nhặt” 2.Dàn ý: * Mở bài: * Thân bài: Cần trình bày những ý cơ bản sau: - Tình huống vui vì: + Đã nên vợ nên chồng. Họ đưa nhau về qua xóm ngụ cư, cáI đói, sự thất vọng của những người xung quanh không át được niềm vui của đôI vợ chồng trẻ + Bà cụ Tứ đã nhận dâu, nhận con. Tình người là đáng trọng. + Không khí đầm ấm trong gia đình, dọn nhà dọn cửa. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện làm ăn. Họ tin tưởng vào ngày mai. - Tình huống tội nghiệp vì: + Người con gái heo Tràng vì 4 bát bánh đúc. Thân phận con người quá rẽ rúng. + Bữa cơm đầu đón nàng dâu mơI thật thảm hại + CáI đói và cái hết đang đe doạ mọi người *Kết bài: Đánh giá ý nghĩa tình huống truyện: phơI bày thảm cảnh nạn đói 1945 vơI những số phận bi thảm; khẳng định tình người và nỗi khat khao hạnh phúc của những con người nghèo khổ; niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai Đề II: 1.Tìm hiểu đề: - Nội dung vấn đề: nghệ thuật khắc hoạ nhân vật điển hình - Thể loại: Nghị luận tác phẩm văn xuôi: nghệ thuật xây dựng nhân vật - Thao tác chính: phân tích, chứng minh - Phạm vi tư liệu: văn bản “Chí Phèo” 2.Dàn ý: * Mở bài: * Thân bài: Cần trình bày những ý cơ bản sau: - Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là điển hình tiêu biểu về nỗi khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Chí điển hình cho nỗi đau xót xa vì bị cự tuyệt quyền làm người + Muốn làm người lương thiện không được + Muốn sống như một con quỷ dữ không xong (kẻ thù giai cấp vẫn tìm cách lợi dụng) + Gặp Thị Nở, Chí hoàn lương nhưng định kiến của xã hội không cho Chí thực hiện. chí lại uống rượu, lại vác dao đi đâm chết kẻ thù và tự sát. - So sánh một số tác phẩm viết về cùng đề tài: + Ngô Tất Tố phơi bày cẩnh sống sưu cao thuế nặng, bức tử người lao động(Tắt đèn) + Nguyễn Công Hoan phanh phui nạn cho vay lãi và lợi dụng mánh khoé đòn xóc hai đầu để dồn nén người nông dân đến “bước đường cùng” + Nam Cao đã đặt ra số phận con người, dự báo cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn sẽ quyết liệt, đẫm máu. vì thế nhân vật Chí Phèo trở thành nhân vật điển hình sắc sảo. * Kết bài: +Đánh giá nghệ thuật: - Dựng chân dung nhân vật - Phân tích tâm lí nhân vật + ý nghĩa của hình tượng nhân vật Chí Phèo III. Bài tập về nhà: Suy nghĩ của anh (chị) về “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? Ngày soạn: 25/02/2009 Tuần: 23 Bài tập nâng cao về văn bản “rừng xà nu” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; hình ảnh đôI bàn tay Tnú, để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám pha tác phẩm. b/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: Câu 1: Chất sử thi trong tác phẩm “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Câu 2: Suy nghĩ của em về hình ảnh “ đôi bàn tay” Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành II. Gợi ý: Câu 1: Một trong những vẻ đẹp đặc biệt trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành chính là màu sắc sử thi đậm nét. Biểu hiện: - Đề tài và cốt truyện: + Đề tài: Cuộc nổi dậy và đấu tranh chống Mĩ của dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên nói riêng và của nhân dân Miền Nam nói chung + Cốt truyện: thông qua câu chuyện về số phận một con người (Tnú)ta thấy được số phận của cả cộng đồng - Bức tranh thiên nhiên: Rừng xà nu bạt ngàn, hoành tráng - nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: Tnú - kết tinh số phận, tính cách, phẩm chất con người Tây Nguyên - Ngôn ngữ thấm đẫm chất thơ, nhiều điệp khúc cứ vang lên, trở đi, trở lại - Giọng điệu mang âm hưởng trang trọng, hào hùng Câu 2: HS có thể nêu được một số ý cơ bản sau: - Bàn tay chú bé Tnú dắt cô bé Mai lên rẩy trồng tỉa, xách xà lét giấu vài lon gạo đI nuôI cán bộ Quyết trốn ở rừng. - Bàn tay cầm viên phấn bằng đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về viết lên bảng đen đan bằng nứa hun khói xà nu - Bàn tay cầm đá tự đập vào đầu chảy máu chỉ vì học dốt. - Bàn tay mang công văn đI làm liên lạc. - Bàn tay tín nghĩa không biết phản bội, bàn tay chỉ đường. - Bàn tay ân tình, yêu thương đối với vợ con - Bàn tay (cùng với tiếng thét “giết”) là mệnh lệnh hành động, thôi thúc, kêu gọi cả dân làng Xô Man cầm vũ khí vùng lên tiêu diệt kẻ thù. - Bàn tay còn là nhân chứng tội ác của kẻ thù - Bàn tay của lòng căm thù và ý chí quyết tâm trả thù: chính bàn tay đó Tnú đã bóp chết thằng Dục khi anh tham gia lực lượng( với Tnú thì thằng nào cũng là thằng Dục) III. Bài tập về nhà: Màu sắc, hương rừng Tây Nguyên được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Rừng xà nu Ngày soạn: 06/03/2009 Tuần: 24 Bài tập nâng cao về văn bản “những đứa con trong gia đình” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám phá tác phẩm. b/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Giải thích ý nghĩa hình ảnh “cuốn sổ gia đình” trong truyện “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi? 2.Chất sử thi trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? 3.Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? II. Gợi ý: Câu 1. Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, hình ảnh cuốn sổ gia đình của Việt đã gợi bao suy nghĩ về truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc. - Trong cuốn sổ gia đình ấy hiện lên hình ảnh của bao nhiêu người đã khuất: ông, bà, bác, thím, ba, má Việt. Họ khác nhau vè lứa tuổi nhưng đều bị hành hạ, bị giết chết bởi sự tàn bạo của kẻ thù. Cuộc đời họ trở thành nguồn mạch của truyền thống gia đình. - Cuốn sổ ấy sẽ ghi các thế hệ kế tiếp như Chiến, Việt. Nó cho ta thấy các thế hệ sau không chỉ xứng đáng mà còn phát huy tốt truyền thống gia đình. - Truyền thống gia đình ấy hoà nhập vào truyền thống dân tộc để làm nên bản sắc tâm hồn dân tộc. - “Chuyện của gia đình ta cũng dài như một dòng sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó” Con là sự tiếp nối cha mẹ: tiếp nối huyết thống và tiếp nối truyền thống; đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó, phải hiểu về truyền thống của gia đình đó. Câu 2. - Đậm chất sử thi: + Được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương. Cuốn sổ đó là hiện thân của lịch sử gia đình cũng là lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. + Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. + Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp", con sông của gia đình ta cũng chảy về biển ". + Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Câu3. * Chieỏn- ngửụứi con gaựi anh huứng vụựi nhửừng veỷ ủeùp ủụứi thửụứng. - Coõ mụựi 18 tuoồi, tớnh khớ ủoõi luực coứn raỏt treỷ con: tranh coõng baột eỏch, tranh coõng baộn taứu giaởc vụựi em - Coõ thửụng em neõn cuừng sụựm bieỏt nhửụứng nhũn em, sụựm bieỏt tớnh toaựn lo lieọu vieọc nhà - Thửụng cha meù (taõm traùng coõ khi cuứng em khieõng baứn thụứ ba maự ủi gửỷi trửụực ngaứy toứng quaõn) => Chieỏn laứ moọt hỡnh aỷnh sinh ủoọng cuỷa ngửụứi con gaựi Vieọt nam trong cuoọc soỏng ủụứi thửụứng nhửừng naờm khaựng chieỏn choỏng Myừ. * Chieỏn mang trong mỡnh phaồm chaỏt ngửụứi anh huứng. - Gan goực, duừng caỷm: cuứng em baộn chaựy taứu giaởc. - Quyeỏt taõm leõn ủửụứng traỷ thuứ cho gia ủỡnh vụựi lụứi noựi nhử dao cheựm ủaự: “Tao ủaừ thửa vụựi chuự Naờm roài. ẹaừ laứm thaõn con gaựi ra ủi thỡ tao chổ coự moọt caõu: neỏu giaởc coứn thỡ tao maỏt, vaọy aứ”. - Nhửừng phaồm chaỏt ủeùp ủeừ cuỷa Chieỏn luoõn ủửụùc Nguyeón Thi mieõu taỷ trong sửù soi roùi vụựi hỡnh tửụùng ngửụứi meù. Nhửng, neỏu caõu chuyeọn cuỷa gia ủỡnh Chieỏn laứ moọt “doứng soõng” thỡ Chieỏn laứ khuực soõng sau – Chieỏn raỏt gioỏng meù nhửng coõ ủaừ khaực meù ụỷ haứnh ủoọng quyeỏt ủũnh vaứo boọ ủoọi , quyeỏt dũnh caàm suựng ủi traỷ thuứ cho gia ủỡnh, queõ hửụng. => Chieỏn mang trong mỡnh veỷ ủeùp cuỷa ngửụứi con gaựi Vieọt Nam thụứi choỏng Myừ: treỷ trung, duyeõn daựng, ủaựng yeõu nhửng cuừng raỏt mửùc anh huứng duừng caỷm. Coõ ủaừ tieỏp noỏi vaứ laứm raùng rụừ truyeàn thoỏng ủaựnh giaởc cửựu nửụực cuỷa gia ủỡnh vaứ ủoự cuừng laứ truyeàn thoỏng toỏt ủeùp cuỷa daõn toọc Vieọt Nam. Nguyeón Thi ủaừ raỏt thaứnh coõng trong vieọc xaõy dửùng hỡnh tửụùng nhaõn vaọt nửừ anh huứng trong thụứi ủaùi ủaựnh Myừ. III.Bài tập về nhà: Suy nghĩ của anh (chị) về : “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Ngày soạn: 12/03/2009 Tuần: 25 Một số vấn đề về Văn xuôi kháng chiến chống Mĩ (1965 – 1975) A/ Yêu cầu cần đạt: Cung cấp cho HS một số vấn đề cơ bản để các em hiểu thêm về văn xuôi khấng chiến chống Mĩ; từ đó các em có cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về hai tác phẩm đã học trong chương trình . b/ Tiến trình bài dạy: I. Bối cảnh lịch sử của văn học chống Mĩ GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn 1965-1975 ? - Ngày 5-8-1964 những quả bom đầu tiên của không quân Mĩ đã dội xuống miền Bắc Việt Nam. Một thời kì khốc liệt, dữ dội và oai hùng nhất của dân tộc Việt Nam bắt đầu. Một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra trên toàn bộ dải đất hình chữ S này. Liên tục hơn 10 năm, mấy chục triệu người VN sống dưới bom đạn. - Mảnh đất miền Bắc mới hồi sinh, vết thương chiến tranh chống Pháp chưa kịp hàn gắn xong, lại phảI gánh chịu hàng chục triệu tấn bom đạn, sắt thép của một nền công nghiệp chiến tranh hiện đại nhất hành tinh. - Nhưng trong 10 năm đó dân ta sống trong một thời kì ổn định toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất).Sự ổn định ấy cho phép nền văn hoá tinh thần phát triển toàn diện hơn. vì thế văn học thời chống Mĩ không phảI bận tâm dằn vặt nhiều với chuyện “cơm áo gạo tiền”mà chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân trong chiến tranh, hướng tới những tình cảm cao thượng hơn. - Sự ổn định tương đối về kinh tế chính trị, văn hoá và xã hội ở miền Bắc trong những năm chống Mĩ đã tạo tiền đề cho tinh thần lạc quan cách mạng trong văn học.() - Thời kì lịch sử 1965-1975 là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta liên tục dành được thắng lợi.()Thắng lợi đó cúng là một nguyên nhân gây nên âm hưởng ngợi ca và khẳng định một cách ồn ào và vui vẻ trong văn học thời chống Mĩ. - Thời kì lịch sử 1965-1975 là thời kì đất nước có nguy cơ bị chia cắt lâu dài. nhân dân hai miền luôn hướng về nhau với một ý chí sắt đá: “Nước VN là một.thay đổi”. Cho nên ý chí độc lập tự cường và khát vọng thống nhất Tổ quốc là vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói hoàn cảnh chia cắt đất nước đã chi phối toàn bộ tư duy nghệ thuật thời chống Mĩ.(các TP tập trung viết về đề tài miền Nam, đề tài chống Mĩ) II. Khái quát văn học chống Mĩ (HS xem lại bài khái quát) - Sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, kí.. - Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong văn học chống Mĩ. - Đặc điểm thống nhất của một nền văn học có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. III. Đặc điểm văn xuôi chống Mĩ 1. Văn xuôi chống Mĩ miền Bắc: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là cảm hứng chủ đạo trong những sấng tác văn xuôi ở miền Bắc. Chủ nghĩa xã hội lúc này là nền tảng của chủ nghĩa anh hùng, là sự quyết định sức mạnh của Tổ quốc. + Nhiều TP viết về đề tài xây dựng CNXH nở rộ: “Chủ tịch huyện”-Nguyễn Khải => Đi sâu vào nghiên cứu và tái hiện cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân để nhằm thay đổi cái cũ, cái lạc hậu,phản động trong quá trình XDCNXH. + Thực tế bao trùm nhất của giai đoạn lịch sử này là cuộc chiến đấu của toàn dân bảo vệ độc lập-tự do của Tổ quốc. Hiện thực anh hùng đã nuôi dưỡng cảm hứng lớn lao cho văn xuôi. hàng loạt Tp có giá trị xuất hiện: “Dấu chân người lính”-Nguyễn Minh Châu, “Chiến sĩ”-Nguyễn KhảiCác Tp đều gặp nhau ở một tư tưởng-chủ đề chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội 2. Văn xuôi chống Mĩ miền Bắc: - Năm 1965 với giải thưởng VHNT Nguyễn Đình Chiểu văn học cách mạng miền Nam đã chuyển sang một bước phát triển mới về cả số lượng và chất lượng: “Người mẹ cầm súng”-Nguyễn Thi, “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành - Năm 1966, với sự ra đời của tiểu thuyết “Hòn đất”-Anh Đức, văn xuôi cách mạng MN đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong khả năng phản ánh ngày càng quy mô hơn hiện thực CM vĩ đại. - Đầu những năm 70 xuất hiện hàng loạt tập truyện ngắn, kí có giá trị: “Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”-Nguyễn Trung Thành 3.Đặc điểm chung: GV: Qua hai TP đã học em rút ra được những đặc điểm gì về văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mĩ ? -Phương diện đề tài: Khuynh hướng sử thi và cảm hững lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn xuôI thời chống Mĩ. Các tác giả đã dựng lên bức tranh hoành tráng về lịch sử, tái hiện một thời kì đau thương nhưng hào hùng của lịch sử dân tộc. Trên nền bức tranh ấy là hình tượng người lính với phẩm chất cao đẹp, lí tưởng. - Quan niệm nghệ thuật về con người: + Con người là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực. QNNT về con người là cốt lõi tư tưởng, là cách nhhìn nhận đánh giá con người bằng nghệ thuật của tác giả, thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc thâm nhập các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. + Văn xuôi thời chống Mĩ viết về đời sống chiến tranh thường phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với giai cấp, với dân tộc. Hình tượng trung tâm của văn xuôigiai đoạn này là những người lính gánh vác trên vai những nhiệm vụ nặng nề mà cao cả của dân tộc. Họ mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của một dân tộc anh hùng. 4.Một vài hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đó, văn xuôi thời chống Mĩ còn có những hạn chế nhất định. Theo em, đó là những hạn chế trên những khía cạnh nào ? - Quan niệm đơn giản, một chiều về hiện thực và con người. + Thể hiện con người chủ yếu ở phương diện chính trị, phương diện công dân: đơn giản và phiến diện. + Khẳng định tinh thần lạc quan tin tưởng: tránh nói đến nỗi buồn, nỗi đau, tổn thất=> VH thiên về phản ánh hiện thực một chiều. - Tiêu chí nghệ thuật bị hạ thấp: Vì nhiệm vụ theo sát chính trị buộc VH phải sáng tác nhanh chóng kịp, phê bình phải đề cao giá trị nội dung và “chiếu cố” giá trị văn chương. - Cá tính, phong cách của nhà văn không có điều kiện phát huy mạnh mẽ. Nhà văn tự biến mình “ thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, bao điều suy nghĩ, chiêm nghiệm ngổn ngang, bao kiến thức thâu lượm cả một đời, bao lo âu trăn trở về con người, việc đời đem giấu đi” để “nói niềm vui, nói cáI tốt, cáI xuôI chiều” (Nguyễn Minh Châu) Ngày soạn: 18/3/2009 Tuần: 26 Bài tập nâng cao về văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua tác phẩm giúp HS hiểu thêm một số vấn đề: khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; để các em có kiến thức sâu hơn trong việc phân tích, khám phá tác phẩm. b/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: Câu 1:Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” từ đó khái quát chủ đề tác phẩm ? Câu 2: Cảm nhận của anh (chị ) về người đàn bà vùng biển trong “Chiếc thuyền ngoài xa”của NMC II.Gợi ý: Câu 1: - Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài - Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước - Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật. - TP thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cuộc sống với nghệ thuật. Cái đẹp là bản thân cuộc sống với đầy đủ những gam màu tối, sáng, những quy luật tất yếu lẫn ngẫu nhiên, may rủi kho bề lường hết. Đây là chủ đề cơ bản xuyên suốt TP - Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li ngắm nhìn đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Câu 2: Đó là một người đàn bà không tên. tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm chỉ + Chị khoảng 40 tuổi, mặt rỗ, dáng người thô kệch + Chị suốt đời lam lũ, vất vả vì chồng vì con + Cuộc sống của chị nhiều nỗi buồn hơn niềm vui, nhiều nỗi đau hơn hạnh phúc. - Chị nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ đánh đập của chồng - Chị phải gửi thằng con trai đi xa để ngăn nó chống lại bố - Chị phải giữ gìn hình ảnh đẹp của một người chồng vũ phu trước mặt các con + Nhưng chị vẫn bền bỉ, nhẫn nại, thương con hết mực - Chị không li dị chồng, chị cần một người cha cho các con - Chị hạnh phúc khi nhìn các con được ăn no, được hạnh phúc => Một người đàn bà không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nỗi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị là một người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON 12 day du.doc