Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tuần 8 - Tiết 19, 20: Ca dao yêu thương tình nghĩa

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức: Hiểu được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu đôi lứa và tình nghĩa đối với quê hương, con người; thấy được những hình ảnh ẩn dụ, hình thức trùng lặp và thể thơ truyền thống của dân tộc.

2. Kỹ năng: Biết cảm thụ cái hay cái đẹp của một bài ca dao yêu thương, tình nghĩa.

3. Giáo dục: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đọc – hiểu văn bản và làm văn.

B. Trọng tâm bài học: truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu đôi lứa và tình nghĩa đối với quê hương, con người qua những hình ảnh ẩn dụ, hình thức trùng lặp và thể thơ truyền thống của dân tộc

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tuần 8 - Tiết 19, 20: Ca dao yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết PPCT: 29, 30 Ngày dạy: 01 / 11 / 2007 Tiết: 1, 2 Lớp: 10C1 Tên bài dạy: CA DAO YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Hiểu được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu đôi lứa và tình nghĩa đối với quê hương, con người; thấy được những hình ảnh ẩn dụ, hình thức trùng lặp và thể thơ truyền thống của dân tộc. 2. Kỹ năng: Biết cảm thụ cái hay cái đẹp của một bài ca dao yêu thương, tình nghĩa. 3. Giáo dục: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đọc – hiểu văn bản và làm văn. B. Trọng tâm bài học: truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu đôi lứa và tình nghĩa đối với quê hương, con người qua những hình ảnh ẩn dụ, hình thức trùng lặp và thể thơ truyền thống của dân tộc C. Chuẩn bị bài dạy: Phương tiện: Giáo án, SGK (tr.102), SGV (tr.124). Tài liệu TK: Bùi Mạnh Nhị. VHDG, những công trình nghiên cứu. Sđd. Đồ dùng: Máy chiếu projector. D. Cách thức tiến hành: Phương pháp trọng tâm: Gợi mở, nêu vấn đề. Phương pháp bổ trợ: Giảng bình, đọc diễn cảm. E. Tiến trình lên lớp: ` 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra HS: nề nếp, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi kt: Đọc thuộc lòng phần đầu của đoạn trích Lời tiễn dặn. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TL I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm ca dao dân ca Ca dao là những tác phẩm trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và nhạc, diễn tả nội tâm của con người. 2. Nội dung: (Xem Sgk) 3. Nghệ thuật: - Sử dụng chủ yếu thể thơ lục bát. - Dùng biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... ngôn ngữ giàu hình ảnh (hình ảnh biểu tượng). - Sử dụng cấu trúc trùng lặp: kết cấu, hình ảnh, câu hoặc từ (cụm từ) mở đầu bài ca dao. * Ca dao yêu thương tình nghĩa: các nhóm bài + Ước muốn gặp gỡ, thương yêu: Bài 1, 2, 3. + Nỗi nhớ thương người yêu của cô gái: Bài 4 + Nghĩa tình của người đi - kẻ ở: Bài 5, 6 II. Đọc - hiểu văn bản 1. Ước muốn gặp gỡ, thương yêu Bài 1 - Nhân vật trữ tình: chàng trai - Hình ảnh: Cành hồng (chiếc cầu) → hình ảnh ẩn dụ, không có thật và đẹp. ð Ước muốn được đến với nhau, thể hiện sự tinh nghịch và tinh tế của chàng trai. Bài 2 - Nhân vật trữ tình: Cô gái - Hình ảnh: Chiếc cầu dải yếm (ẩn dụ): Mềm mại, gần gũi, mang hơi ấm, nhịp đập của trái tim. ð Ước muốn được gần nhau, thể hiện tình cảm một cách táo bạo nhưng cũng thật đằm thắm, đầy nữ tính. Bài 3 - Gương soi: + Gần gũi em hằng ngày + Tôn vinh vẻ đẹp của em + Hình bóng em lồng vào anh. - Cơi - cau tươi - trầu vàng: vật dùng trong hôn nhân - Ước gì: điệp ngữ → thể hiện ước muốn gần gũi, muốn cùng em vun đắp tình yêu và hôn nhân. ð Ước muốn được sống cùng nhau. * Tiểu kết - Nội dung: Tình cảm phát triển theo cung bậc khác nhau: Muốn đến với nhau (bài 1) → muốn được gần nhau (bài 2) → muốn được sống với nhau (bài 3). ð Tình cảm chân thật, sâu nặng, bày tỏ khát vọng yêu thương và được yêu thương. - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, biện pháp tu từ (điệp, ẩn dụ), hình ảnh quen thuộc, giàu sức gợi → Muợn những hình ảnh tượng trưng để bộc lộ tình cảm → tình cảm được bộc lộ kín đáo, tinh tế. 2. Bài 4 - Nhân vật trữ tình: cô gái - Tâm trạng: thương nhớ, ưu phiền - Những hình ảnh thể hiện tâm trạng Thương nhớ + Khăn: rơi, vắt lên vai, chùi nước mắt + Đèn: không tắt → + Mắt: ngủ không yên → Sử dụng nghệ thuật nhân hoá và hoán dụ. - Đại từ phiếm chỉ: ai - Câu hỏi tu từ-liên tiếp: hỏi khăn, đèn, mắt → tự hỏi lòng mình. - Lặp cấu trúc: tô đậm, khắc sâu nỗi nhớ thương. ð Nỗi nhớ thương dằng dặc, khôn nguôi, không sao bày tỏ cùng người thương. - Hai câu lục bát cuối: Giãi bày trực tiếp + Tâm trạng: lo phiền + Đại từ: em ð Lo phiền - nhớ thương: Những lo phiền của cô gái cũng là vì nhớ thương →Tình yêu chân thành, tha thiết. 3. Nghĩa tình của người đi - kẻ ở - Hình thức: Diễn đạt bằng hình ảnh + Cây đa - Ẩn dụ, tượng trưng chỉ người + Bến nước đi - kẻ ở + Con đò - Thân thuộc ở làng quê VN. - Nội dung: Nghĩa tình của người đi - kẻ ở + Nắng mưa cũng chờ: bất chấp hoàn cảnh → Tình và nghĩa luôn gắn bó nhau, nền tảng của lòng thuỷ chung. Nghịch cảnh + Lỗi hẹn hò: + Con đò khác đưa ð Cái nghĩa không còn nhưng cái tình còn rất đậm → tiếc và trách → tâm hồn người Việt Nam. III. Tổng kết 1. Đặc điểm về nghệ thuật - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, hoán dụ, lặp cấu trúc,... - Ngôn ngữ giàu hình ảnh → Ca dao mang đậm màu sắc địa phương dân tộc. 2. Đặc điểm về nội dung Người bình dân xưa rất giàu tình nặng nghĩa. Yêu thương, tình nghĩa đã trỡ thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thống ấy đã trở thành chủ đề lớn của ca dao, nó thể hiện được tài năng và tâm hồn của người dân lao động. 15' 3' 4' 8' 30' 4. Củng cố: + Chốt lại trọng tâm bài học: ..... + Câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học: 5. Nhận xét tiết học: + ..................................................................................................................... + Xếp loại (A, B, C, D):............... 6. Dặn dò: + Học bài cũ: + Soạn bài mới: 7. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCa dao yêu thương, tình nghĩa.doc