Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Truyện Kiều - Nguyễn Du

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này HS có thể:

Nắm được một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông

Nắm được những đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Du.

Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện Kiều qua các đoạn trích

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Truyện Kiều - Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀUNGUYỄN DUTRUYỆN KIỀU PHẦN 1 TÁC GIẢMỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau khi học xong bài này HS có thể:Nắm được một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ôngNắm được những đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Du.Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện Kiều qua các đoạn trích I. CUỘC ĐỜI 1. Nhận xét về cuộc đời: - Nguyễn Du từng trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần; nhận các chức vụ khác nhau: từ chức quan nhỏ đến Chánh sứ. - Tiếp nhận văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau cộng với vốn Hán học uyên bác. 2. Các đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lý giải sự nghiệp sáng tác của ông: THẢO LUẬN NHÓM Tìm những yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành tài năng Nguyễn Du: Nhóm 1: yếu tố gia đình và thời đại Nhóm 2: yếu tố các vùng văn hóa 2. Các đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lý giải sự nghiệp sáng tác của ông: a. Quan hệ gia đình và thời đại: - Được sinh ra trong gia đình quý tộc, có điều kiện thuận lợi trong học tập, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc  Để lại dấu ấn trong sáng tác văn học về hình tượng người ca nhi, kỹ nữ với tiếng đàn, giọng hát và thân phận đau khổ của họ. - Từng trải qua hơn 10 năm sống long đong vất vả giữa thời đại loạn lạc  Vốn sống thực tế phong phú thôi thúc ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người từ đó khái quát về bản chất xã hội một cách sâu sắc, thấm thía: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.  Tạo tiền đề cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của Nguyễn Du.b. Quan hệ vùng văn hoá: - Có điều kiện tiếp thu văn hoá dân tộc ở nhiều vùng miền: + Quê cha Hà Tĩnh: anh kiệt, khổ nghèo. + Quê mẹ Bắc Ninh: cái nôi của dân ca quan họ. + Nơi sinh và lớn lên kinh thành Thăng Long: nghìn năm văn hiến, hào hoa. + Quê vợ Thái Bình: đồng lúa. - Học tập văn học Trung Quốc khá sâu sắc:  Tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của đại thi hào dân tộc. Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.  Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời của ông dù phải trải qua lắm nỗi thăng trầm nhưng nhờ đó mà những mầm mống thiên tài trong ông đã được nảy nở và phát triển, nói như Mộng Liên Đường chủ nhân: “Nếu không có con mắt trông khắp sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì không có được bút lực ấy”II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC1 Các sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán: - “Thanh Hiên thi tập” -“Nam trung tạp ngâm” -“Bắc hành tạp lục”  Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của Nguyễn Du. b. Sáng tác bằng chữ Nôm: - “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh)  Là kiệt tác trong văn học trung đại. -“Văn chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh)  Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Một số tranh bìa tác phẩm của Nguyễn DuHình ảnhBản dịch tiếng ĐứcHình ảnhMột trang bản kiều 1870 2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du: a. Đặc điểm nội dung: - Đề cao xúc cảm (tình): Tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả với cuộc sống và con người (thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn)  Ý nghĩa xã hội gắn liền với tình người, tình đời và lên án bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến. - Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc: Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại nêu vấn đề về thân phận bất hạnh của những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương  Xã hội phải trân trọng giá trị tinh thần của con người  Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu. b. Đặc điểm về nghệ thuật: - Thơ chữ Hán: Làm thơ theo thể ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ) - Thơ chữ Nôm: góp phần trau dồi ngôn ngữ dân tộc, làm giàu cho Tiếng Việt bằng cách Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. - Truyện Kiều: thể thơ lục bát  Tự sự, trữ tình.III. TỔNG KẾTGhi nhớ (SGK)

File đính kèm:

  • pptNguyen Du va Truyen Kieu(1).ppt