. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp hs:- Nắm được khái niệm, đặc điểm, các loại VB phân chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập VB trong giao tiếp.
- Biết phân biệt, sử dụng các loại VB phù hợp, linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sgk, sgv.
- Hs đọc trước bài học.Gv thiết kế dạy- học.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 6: Ôn tập đầu năm tạo lập văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT Bám sát: 6
Lớp dạy:10A6, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng:
Lớp dạy:10A7, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng:
Ôn tập đầu năm
tạo lập Văn bản
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:- Nắm được khái niệm, đặc điểm, các loại VB phân chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập VB trong giao tiếp.
- Biết phân biệt, sử dụng các loại VB phù hợp, linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
B. Phương tiện thực hiện
- Sgk, sgv.
- Hs đọc trước bài học.Gv thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, con người tiếp xúc, tạo ra rất nhiều văn bản. Vậy văn bản là gì? Chúng có những đặc điểm gì? Có các loại văn bản nào? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề đó.
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
- Nêu khái niệm văn bản?
- Đặc điểm của văn bản?
Kể tên các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp?
Tạo lập văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
I. Khái niệm, đặc điểm:
Các vấn đề lí thuyết:
a. Khái niệm văn bản:
Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một, nhiều câu hay nhiều đoạn.
b. Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
II. Các loại văn bản:
Các vấn đề lí thuyết:
Các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
III. Bài tập
Đơn xin phép nghỉ học
a. Người nhận: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm và các thầy (cô) bộ môn.
- Người viết: Học trò.
b. Mục đích: Xin phép được nghỉ học trong một thời gian nhất định.
c. Nội dung:
Cần nêu rõ:
- Họ và tên, lớp, trường.
- Lí do xin nghỉ học.
- Thời gian xin nghỉ.
- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.
d. Kết cấu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên đơn.
- Người nhận, đơn vị công tác của người nhận.
- Họ và tên, lớp, trường của hs.
- Lí do xin nghỉ học.
- Thời gian xin nghỉ.
- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.
- Địa điểm, thời gian viết đơn.
- Kí tên.
- Xác nhận của phụ huynh hs.
3. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu hs:- Học bài, làm bài tập
File đính kèm:
- T2 On tap dau nam Van ban.doc