Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 4: Ôn tập đầu năm những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

 - Nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.

- Biết được nguyên nhân các lỗi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, các cách chữa cơ bản.

- Nhận diện và chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết 4: Ôn tập đầu năm những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT Bam sát: 4 Lớp dạy:10A6, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng: Lớp dạy:10A7, Tiết .... Ngày dạy:.../ 08/ 2009, Sĩ số:..., Vắng: Ôn tập đầu năm Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. - Biết được nguyên nhân các lỗi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, các cách chữa cơ bản. - Nhận diện và chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn. B. Phương tiện thực hiện - Sgk, sgv. - Hs đọc trước bài học.Gv thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và Hs Yêu cầu cần đạt Khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, cần chú ý tạo lời nói đáp ứng được những yêu cầu? Sử dụng ngôn ngữ ntn phù hợp với tình huống giao tiếp? Cụ thể, khi sử dụng ngôn ngữ, phải chú ý đến các nhân tố giao tiếp nào? I. Những yêu cầu chung về sử dụng tiếng Việt. Khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, cần chú ý tạo lời nói đáp ứng được những yêu cầu sau: 1. Lời nói phải đúng với các quy tắc ngôn ngữ. a. Sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng chính tả: Nghĩa của các từ ngữ và vỏ ngữ âm của chúng gắn bó với nhau chặt chẽ. Để người khác hiểu đúng ý nghĩa muốn diễn đạt, cần phát âm đúng hình thức ngữ âm, viết đúng hình thức chính tả của từ ngữ. Việc phát âm sai, viết sai chính tả dẫn đến người nghe, đọc hiểu sai ý định cần truyền đạt. Ví dụ, so sánh: (1) Đi mua chanh và đi mua tranh. (2) Nghĩ rồi nói và nghỉ rồi nói. Hai cách phụ âm đầu ch và tr trong (1), dấu ghi thanh điệu ngã và hỏi trong (2) diễn đạt các ý nghĩa khác nhau. Do đó, cần có ý thức phát âm đúng và viết đúng, nhất là đối với các từ ngữ có vỏ âm thanh giống nhau hoặc gần giống nhau. b. Sử dụng từ đúng quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp: Các từ trong sử dụng ít khi đứng một mình, chúng thường phải kết hợp với nhau để tạo thành cụm từ. Khi kết hợp các từ với nhau, phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa chúng. Cụ thể: - Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa: Ví dụ: Nghe nói phong phanh Kết hợp nghe phong phanh không đúng về quan hệ ngữ nghĩa. Phong phanh dùng để miêu tả về “ăn mặc”. Kết hợp đúng phải là nghe phong thanh. - Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ pháp. + Các từ khi kết hợp với những từ khác phải tuân theo các quy tắc được mọi người chấp nhận. Chẳng hạn, cùng biểu thị “màu đen”, tiếng Việt sử dụng: mực, ô, thâm, huyền, trong những kết hợp rất hạn chế: chó mực, ngựa ô, quần thâm, nếu kết hợp: chó ô, ngựa mực là không đúng. + Các kết hợp từ theo quan hệ ngữ pháp khác nhau có ý nghĩa khác nhau. So sánh: Nói anh và nói với anh. Kết hợp từ nói anh không có quan hệ từ vớicó ý nghĩa khác nói với anh. Như vậy, việc có mặt/vắng mặt các quan hệ từ khác nhau sẽ làm cho các kết hợp từ có ý nghĩa khác nhau. Xem thêm các ví dụ: sách thiếu nhi, sách cho thiếu nhi, sách của thiếu nhi, sách về thiếu nhi Khi kết hợp từ cần chú ý lựa chọn các quan hệ từ cho phù hợp với ý cần truyền đạt. + Quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong tiếng Việt được thể hiện rõ ở việc sắp xếp trật tự từ. So sánh: Bàn ba và ba bàn Nói giỏi và giỏi nói Việc thay đổi trật tự các từ làm cho ý nghĩa thay đổi. Do đó, khi kết hợp từ cũng cần lựa chọn trật tự sắp xếp các từ sao cho phù hợp với ý cần diễn đạt. c. Đặt câu đúng ngữ pháp. Việc kết hợp các từ với nhau để giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cụm từ mà phải tạo thành câu, đoạn văn, văn bản. Để tập câu đúng ngữ pháp, phải nắm được các kiểu cấu tạo câu tiếng Việt- d. Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, có sự thống nhất về đề tài, về chủ đề phù hợp với các đặc điểm của tình huỗng giao tiếp (xem mục 2 dưới đây) 2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp Các yêu cầu nêu ở mục một là các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ xét theo các quy tắc nội tại của ngôn ngữ. Các yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở việc tạo ra các câu, đoạn văn bản đúng quy tắc ngôn ngữ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu giao tiếp. Cụ thể, khi sử dụng ngôn ngữ, phải chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau: a. Nhân vật giao tiếp Cần xác định rõ: nói, viết cho ai? Người giao tiếp là ai có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn cách diễn đạt, cách lựa chọn các nội dung giao tiếp. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách lựa chọn từ ngữ trong diễn đạt là quan hệ các nhân giữa những người giao tiếp. Các kiểu quan hệ bình đẳng (ngang vai) như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp các kiểu quan hệ không bình đẳng (khác vai) như quan hệ bố – con, thủ trưởng – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh, ông già - thanh niên, cần được chú ý khi sử dụng ngôn từ trong giao tiếp. b. Hoàn cảnh giao tiếp. Khi tạo lời, cần xác định rõ: nói, viết trong hoàn cảnh nào? các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức và nội dung diễn đạt. Cần chú ý phân biệt hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức với hoàn cảnh giao tiếp không nghi thức. Các môi trường giao tiếp khác nhau như: Trong lớp học, ở chùa chiền, nơi công cộng cũng đòi hỏi những người giao tiếp biết cách lựa chọn hình thức và nội dung giao tiếp phù hợp để giao tiếp đạt được hiểu quả mong muốn Giao tiếp trong các lĩnh vực khác nhau như: sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp hành chín, khoa học, giao tiếp chính luận, giao tiếp báo chí, cũng đòi hỏi những người giao tiếp biết cách lựa chọn từ ngữ, đặt câu cho thích hợp (cần chú ý các đặc điểm của phong cách chức năng ngôn ngữ) c. Mục đích giao tiếp Để giao tiếp có hiệu quả, những người giao tiếp phải xác định rõ mục đích giao tiếp, tức phải trả lời các câu hỏi: nói, viết để làm gì? nói, viết nhằm mục đích gì? việc lựa chọn nội dung và hình thức diễn đạt phải nhằm thực hiện được mục đích giao tiếp đặt ra 3. Củng cố, dặn dò: Khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, cần chú ý tạo lời nói đáp ứng được những yêu cầu nào? Sử dụng ngôn ngữ ntn phù hợp với tình huống giao tiếp?

File đính kèm:

  • docT4 On tap Nhung loi thuong gap....doc