Bài giảng Ngữ văn 10 - Sóng - Tác giả: Xuân Quỳnh

 - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

 - Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Sóng - Tác giả: Xuân Quỳnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sóng Xuân QuỳnhTác giả Xuân QuỳnhXuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ  Dựa vào tiểu dẫn hãy nêu những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. - Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.Hoàn cảnh sáng tác - Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). - Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.“Những ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau – rạn vỡNếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anhEm chỉ còn bão tố”.Thuyền và biểnThơ tình cho bạn trẻ“Vẫn con đường, vạt cỏ tuổi mười lămMặt hồ rộng, gió đùa qua kẽ láLời tình tự trăm lần trên ghế đáBiết lời nào giã dối với lời yêu Tôi đã qua biết mấy buổi chiềuBao hồi hộp, lo âu và hạnh phúcTôi trăn trở nhiều đêm cùng hoa cúcĐợi tiếng gà đánh thức sự bình yên”.Âm điệu, nhạc điệu bài thơ  Em có cảm nhận thế nào về âm điệu, nhạc điệu của bài thơ? Bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, tha thiết, gợi ra nhịp các con sóng ngoài biển khơi liên tiếp gối nhau, lúc sôi nổi, lúc dịu êm. Đó cũng là âm điệu của những con sóng lòng của tình yêu dào dạt, sôi nổi, tha thiết và sâu lắng. - Thể thơ năm chữ, ngắt nhịp linh hoạt. - Các cặp câu đối xứng, câu sau thừa tiếp câu trước như những đợt sóng xô bờ. - Hình tượng song hành “sóng” và “em”. Để diễn tả tình yêu, ca dao có rất nhiều hình tượng: - “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” - “Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa” - “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai” - “Mình về có nhớ ta chăng/ Ta như lạc buộc khăng khăng nhớ mình/ Ta về ta cũng nhớ mình/ Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao”Biển – Xuân Diệu Anh muốn làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho mãi đến muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt Hình tượng “sóng” Sóng là một hình tượng đẹp của thiên nhiên. Các thi nhân thường mượn hình tượng “sóng” để diễn tả tình yêu. Nếu như Xuân Diệu mượn “sóng” để diễn tả tình yêu mãnh liệt của người con trai thì Xuân Quỳnh lại mượn “sóng” để nói lên tình yêu da diết, sôi nổi, chân thành trong trái tim rạo rực của người phụ nữ đang yêu.  “Sóng” là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân của “em”.  Giữa sóng và em có mối quan hệ thế nào? Em có nhận xét gì về kết cấu nghệ thuật bài thơ? - Hai nhân vật trữ tình “sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra (để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật lên sự tương đồng), có lúc lại hoà nhập vào nhau (để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng). Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. - Kết cấu vừa song hành vừa trùng phứcDữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ  Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh miêu tả những trạng thái nào của sóng? - Hai đối cực của sóng “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng biển khơi: + Khi trời yên biển lặng, sóng dịu êm, lặng lẽ. + Khi trời nổi phong ba, sóng dữ dội, ồn ào.  Hai trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng. Đó cũng là những cung bật tình cảm trái ngược trong tình yêu. “Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em, Puskin) “Con gái nói có là không, Con gái nói không là có, Con gái nói một là hai, Con gái nói hai là một, Con gái nói ghét là thương, Con gái nói thương là ghét đó, Con gái nói giận là giận yêu, con gái còn yêu là còn giận Đừng nghe những gì con gái nói, Đừng nghe những gì con gái nói. Con gái nói nhớ là quên, Con gái nói quên là nhớ, Con gái nói buồn là vui, Con gái nói vui là buồn, Con gái nói không biết ghen, Là ghen như điên đấy nhé, Con gái nói không biết yêu, Là yêu đến quên đường về”  Tính khí người con gái trong tình yêu vốn mang nhiều đối cực, mâu thuẫn.  Người phụ nữ đang yêu mượn hình tượng sóng để bộc bạch những trạng thái cảm xúc: lúc giận dữ, hơn ghen, khi dịu hiền, sâu lắng.  Hai câu sau miêu tả hành trình gì của sóng? - Hành trình của sóng: Từ sông ra biển cả. + Sông: không gian chật hẹp, nhỏ bé. + Biển: không gian rộng lớn, bao la vô tận.  Cũng giống như sóng, tâm hồn người phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà khát khao vươn đến chân trời bát ngát, vươn đến một tình yêu đích thực, vững bền.  Xuân Quỳnh đã có những phát hiện gì về quy luật vĩnh hằng của con sóng, tình yêu, nhất là trái tim tuổi trẻ? - Con sóng muôn đời vẫn không bao giờ thay đổi, vẫn mang trong mình những đối cực, vẫn khát khao cháy bỏng gặp bờ để được âu yếm, vuốt ve. - Khát vọng tình yêu mãi mãi là một khát khao cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ “Làm sao sống được mà không yêu - Không nhớ, không thương một kẻ nào”  Đứng trước biển cả, nhà thơ có những suy nghĩ thế nào? - Trước biển cả, em nghĩ về anh, về chính mình, về cuộc đời  Điệp ngữ “em nghĩ” thể hiện một tâm hồn sâu sắc, đa cảm.  Xuân Quỳnh dựa vào đâu để lý giải tình yêu? Và kết quả thế nào? - Xuân Quỳnh mượn sóng để lý giải tình yêu nhưng chỉ có thể trả lời “sóng bắt đầu từ gió” còn “gió bắt đầu từ đâu?” thì không thể nào hiểu được. - Không thể lý giải được tình yêu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” vì tình yêu rất diệu kỳ.  Câu hỏi tu từ, cách lý giải ngập ngừng thể hiện sự bất lực, cái bối rối rất đáng yêu và nữ tính.  Tuy đã thất bại trong việc lý giải tình yêu, nhưng Xuân Quỳnh đã có cách định nghĩa thế nào về tình yêu? - Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời làm sao mà hiểu được. Nó rộng lớn, sâu thẳm như như thiên nhiên mà cũng khó hiểu, bất ngờ như thiên nhiên.  Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một tín hiệu cơ bản nào gắn liền với tình yêu? Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng đó như thế nào? “Sầu đông càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) “Bửa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!” (Tương tư chiều, Xuân Diệu) “Nhớ ai nhớ mãi thế này Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn Nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai? Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa như ngồi đống than?” (Ca dao) - Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. + Bốn câu đầu: Sóng nhớ bờ da diết, cháy bỏng. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian (dưới lòng sâu, trên mặt nước) và thời gian (ngày và đêm)  Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi  Điệp cấu trúc, điệp ngữ, cường điệu. + Hai câu cuối: em nhớ anh, nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức (không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ)  Nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào.  Xuân Quỳnh còn hướng đến phẩm chất nào trong tình yêu? Trực tiếp khẳng định tấm lòng chung thuỷ: dù có ở nơi nào, phương nào, dù có đi về nơi chân trời góc biển “xuôi về phương bắc” hay “ngược về phương nam”, nơi nào em cũng hướng về anh một phương “phương anh”. - Đại dương bao la với “muôn vời cách trở” nhưng không làm sao ngăn nổi quyết tâm của sóng, tình yêu của sóng đối với bờ vẫn vĩnh hằng, bất diệt  Em cũng khát khao được như con sóng quyết vượt qua mọi chông gai thử thách để đến với bến bờ hạnh phúc, đến với một tình yêu đẹp, trọn vẹn, thuỷ chung.  Xuân Quỳnh có cảm nhận thế nào về thời gian, cuộc đời? - Xuân Quỳnh có cảm nhận tinh tế về thời gian và cuộc đời. + Cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng vẫn đi qua, thời gia vẫn trôi chảy hết ngày rồi lại đêm. + Biển dẫu rộng nhưng vẫn có bờ, mây không thể ngừng trôi.  Đời người hữu hạn. Tất cả đều phải tuân thủ theo những quy luật khắc nghiệt của tạo hoá “sinh - lão – bệnh – tử”.  Đời người hữu hạn, vậy nhà thơ đã chọn cách sống thế nào để tình yêu trở nên bất tử? - Xuân Quỳnh đã chọn cho mình một cách sống tích cực, thể hiện khát khao được sống hết mình trong tình yêu. - “Làm sao” là ước muốn hóa thân thành “trăm con sóng nhỏ” để hòa vào biển lớn tình yêu, để sóng mãi cùng thời gian, nhịp bước cùng năm tháng. Bài thơ “Sóng” là một bài thơ tình rất hay và mới. Hay ở nhạc điệu bồi hồi, thiết tha, say đắm. Hay ở hình ảnh kép: Sóng nhớ bờ, em nhớ anh, em yêu anh. Nói tình yêu là khát vọng của tuổi trẻ, đó là một điểm nới. Thiếu nữ bày tỏ tình yêu, thể hiện một ước mong chân thành đi tới một tình yêu đằm thắm, thủy chung, đó cũng là điểm mới. Tình yêu của lứa đôi không bé nhỏ và ích kỷ, tình yêu của lứa đôi như con sóng nhỏ được “tan ra” - giữa “biển lớn tình yêu” của đồng loại; đó cũng là một điểm mới nữa.

File đính kèm:

  • pptBai tho Song.ppt