Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt; thực hành sửa lỗi (4 tiết)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

 - Nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.

- Biết được nguyên nhân các lỗi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, các cách chữa cơ bản.

- Nhận diện và chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn.

B. Nội dung cơ bản:

I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT.

Khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, cần chú ý tạo lời nói đáp ứng được những yêu cầu sau:

 

doc55 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 3181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt; thực hành sửa lỗi (4 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt; thực hành sửa lỗi (4 tiết) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. - Biết được nguyên nhân các lỗi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, các cách chữa cơ bản. - Nhận diện và chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn. B. Nội dung cơ bản: I. những yêu cầu chung về sử dụng tiếng Việt. Khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, cần chú ý tạo lời nói đáp ứng được những yêu cầu sau: 1. Lời nói phải đúng với các quy tắc ngôn ngữ. a. Sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng chính tả: Nghĩa của các từ ngữ và vỏ ngữ âm của chúng gắn bó với nhau chặt chẽ. Để người khác hiểu đúng ý nghĩa muốn diễn đạt, cần phát âm đúng hình thức ngữ âm, viết đúng hình thức chính tả của từ ngữ. Việc phát âm sai, viết sai chính tả dẫn đến người nghe, đọc hiểu sai ý định cần truyền đạt. Ví dụ, so sánh: (1) Đi mua chanh và đi mua tranh. (2) Nghĩ rồi nói và nghỉ rồi nói. Hai cách phụ âm đầu ch và tr trong (1), dấu ghi thanh điệu ngã và hỏi trong (2) diễn đạt các ý nghĩa khác nhau. Do đó, cần có ý thức phát âm đúng và viết đúng, nhất là đối với các từ ngữ có vỏ âm thanh giống nhau hoặc gần giống nhau. b. Sử dụng từ đúng quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp: Các từ trong sử dụng ít khi đứng một mình, chúng thường phải kết hợp với nhau để tạo thành cụm từ. Khi kết hợp các từ với nhau, phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa chúng. Cụ thể: - Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa: Ví dụ: Nghe nói phong phanh Kết hợp nghe phong phanh không đúng về quan hệ ngữ nghĩa. Phong phanh dùng để miêu tả về “ăn mặc”. Kết hợp đúng phải là nghe phong thanh. - Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ pháp. + Các từ khi kết hợp với những từ khác phải tuân theo các quy tắc được mọi người chấp nhận. Chẳng hạn, cùng biểu thị “màu đen”, tiếng Việt sử dụng: mực, ô, thâm, huyền, trong những kết hợp rất hạn chế: chó mực, ngựa ô, quần thâm, nếu kết hợp: chó ô, ngựa mực là không đúng. + Các kết hợp từ theo quan hệ ngữ pháp khác nhau có ý nghĩa khác nhau. So sánh: Nói anh và nói với anh. Kết hợp từ nói anh không có quan hệ từ vớicó ý nghĩa khác nói với anh. Như vậy, việc có mặt/vắng mặt các quan hệ từ khác nhau sẽ làm cho các kết hợp từ có ý nghĩa khác nhau. Xem thêm các ví dụ: sách thiếu nhi, sách cho thiếu nhi, sách của thiếu nhi, sách về thiếu nhi Khi kết hợp từ cần chú ý lựa chọn các quan hệ từ cho phù hợp với ý cần truyền đạt. + Quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong tiếng Việt được thể hiện rõ ở việc sắp xếp trật tự từ. So sánh: Bàn ba và ba bàn Nói giỏi và giỏi nói Việc thay đổi trật tự các từ làm cho ý nghĩa thay đổi. Do đó, khi kết hợp từ cũng cần lựa chọn trật tự sắp xếp các từ sao cho phù hợp với ý cần diễn đạt. c. Đặt câu đúng ngữ pháp. Việc kết hợp các từ với nhau để giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cụm từ mà phải tạo thành câu, đoạn văn, văn bản. Để tập câu đúng ngữ pháp, phải nắm được các kiểu cấu tạo câu tiếng Việt- d. Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, có sự thống nhất về đề tài, về chủ đề phù hợp với các đặc điểm của tình huỗng giao tiếp (xem mục 2 dưới đây) 2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp Các yêu cầu nêu ở mục một là các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ xét theo các quy tắc nội tại của ngôn ngữ. Các yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở việc tạo ra các câu, đoạn văn bản đúng quy tắc ngôn ngữ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu giao tiếp. Cụ thể, khi sử dụng ngôn ngữ, phải chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau: a. Nhân vật giao tiếp Cần xác định rõ: nói, viết cho ai? Người giao tiếp là ai có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn cách diễn đạt, cách lựa chọn các nội dung giao tiếp. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách lựa chọn từ ngữ trong diễn đạt là quan hệ các nhân giữa những người giao tiếp. Các kiểu quan hệ bình đẳng (ngang vai) như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp các kiểu quan hệ không bình đẳng (khác vai) như quan hệ bố – con, thủ trưởng – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh, ông già - thanh niên, cần được chú ý khi sử dụng ngôn từ trong giao tiếp. b. Hoàn cảnh giao tiếp. Khi tạo lời, cần xác định rõ: nói, viết trong hoàn cảnh nào? các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức và nội dung diễn đạt. Cần chú ý phân biệt hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức với hoàn cảnh giao tiếp không nghi thức. Các môi trường giao tiếp khác nhau như: Trong lớp học, ở chùa chiền, nơi công cộng cũng đòi hỏi những người giao tiếp biết cách lựa chọn hình thức và nội dung giao tiếp phù hợp để giao tiếp đạt được hiểu quả mong muốn Giao tiếp trong các lĩnh vực khác nhau như: sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp hành chín, khoa học, giao tiếp chính luận, giao tiếp báo chí, cũng đòi hỏi những người giao tiếp biết cách lựa chọn từ ngữ, đặt câu cho thích hợp (cần chú ý các đặc điểm của phong cách chức năng ngôn ngữ) c. Mục đích giao tiếp Để giao tiếp có hiệu quả, những người giao tiếp phải xác định rõ mục đích giao tiếp, tức phải trả lời các câu hỏi: nói, viết để làm gì? nói, viết nhằm mục đích gì? việc lựa chọn nội dung và hình thức diễn đạt phải nhằm thực hiện được mục đích giao tiếp đặt ra II. một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng việt – những cách chữa cơ bản 1. Lỗi chính tả. a. Lỗi do không nắm chắc các quy sử dụng chữ viết tiếng Việt Chữ tiếng Việt là chữ ghi âm. Nhìn chung, giá tiếng Việt khá tiện dụng, đơn giản dễ dùng. Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau, chữ viết tiếng Việt chưa thoả mãn đầy đầy đủ nguyên tắc tương ướng 1 – 1 giữa âm với chữ, tức có trường hợp một âm ghi bằng những cách khác nhau, và ngược lại, một cách viết có thể biểu thị nhiều âm khác nhau. Khi gặp các trường hợp này, cần lưu ý về cách dùng các con chữ khác nhau. Cụ thể, khi viết chính tả, có thể có lỗi sử dụng các chữ sau: - c,k,q cùng biểu thị âm “cờ” - g, gh cùng biểu thị âm “gờ” - ng, ngh cùng biểu thị âm “ngờ” Để tránh mắc các lỗi thuộc loại này, người viết cần nắm chắc quy tắc sử dụng các con chữ nêu trên. b. Lỗi do ảnh hưởng của phát âm không chính xác Đặc điểm ghi âm của chữ viết tiếng Việt cũng dễ gây cho người viết mắc lỗi chính tả, khi viết những từ có phát âm dễ nhầm lẫn (do đặc điểm phát âm của địa phương, của cá nhân). Cụ thể, người viết có thể mắc lỗi chính tả khi viết các từ. - Bắt đầu bằng: ch / tr /; d / gi / r; s / x;l / n - Chứa các vần: iu / ưu; iêu / ươu - Chứa các thanh điệu: hỏi / ngã - Chứa các phụ âm cuối: c / t; n / ng Người viết cần nhớ các trường hợp cụ thể để tránh viết sai chính tả. Khi chưa tin vào cách viết của mình, cần tra từ điển để có được cách viết đúng c. Lỗi viết hoa Vấn đề viết hoa cũng cần được chú ý. Để tránh những lỗi viết hoa, người viết phải nắm được và biết vận dụng đúng các quy tắc viết chữ hoa. 2. Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ khá đa dạng, tuy nhiên có thể quy về một số loại lỗi cơ bản sau: a. Lỗi dùng sai từ về hình thức ngữ âm và nghĩa Hai mặt – hình thức ngữ âm và nghĩa của từ gắn bó với nhau chặt chẽ. Nếu không rõ chắc chắn hình thứcâm thanh của từ cần dùng, người viết dễ dàng lẫn lộn các từ có hình thức âm thanh gần giống nhau hoặc dùng sai nghĩa của từ. Ví dụ như, dùng yếu điểm với nghĩa “dưới mức trung bình” là nhầm lẫn với điểm yếu hoặc nhược điểm b. Lỗi dùng từ sai về kết hợp ngữ nghĩa Các từ khi sử dụng phải tương hợp nhau về nghĩa. Dùng sai từ về kết hợp ngữ nghĩa là dùng các từ không tương thích với nhau về nghĩa. Ví dụ: kết hợp lượng mưa kéo dài là kết hợp không đúng về nghĩa. Cần phải nói là lượng mưa lớn hoặc mùa mưa kéo dài c. Lỗi dùng từ sai về quan hệ ngữ pháp Các từ trong sử dụng kết hợp với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định chẳng hạn, động từ gặp có thể kết hợp trực tiếp với danh từ: gặp bạn, gặp anh A còn chia sẻ ý kiến muốn kết hợp với danh từ cần có quan hệ từ với: chia sẻ ý kiến với bạn bè, chia sẻ ý kiến với anh A Do đó, nếu nói: Hôm qua tôi đã gặp và chia sẻ ý kiến này với anh A là không đúng quan hệ kết hợp của từ. Phải sửa thành: Hôm qua, tôi gặp anh A và chia sẻ ý kiến này với anh ấy d. Lỗi dùng thừa từ, lặp từ Dùng lặp từ là dùng lặp đi lặp lại một từ ở những vị trí gần nhau không tạo ra giá trị tu từ nhấn mạnh mà gây cảm giác nặng nề. Lỗi dùng lặp từ thường do vốn từ hạn chế, không có khả năng đa dạng hoá cách diễn đạt. Dùng thừa từ là dùng từ mà ý nghĩa của nó đã có trong nghĩa của các từ khác trong câu. Chẳng hạn, viết: Cảnh ngày mùa ở Mễ Trì đẹp như một bước tranh quê là thừa từ quê đ. Lỗi dùng từ sáo rỗng Dùng từ sáo rỗng là dùng từ ngữ theo các khuôn mẫu có sẵn, không sát với thực tế e. Lỗi dùng từ không đúng với phong cách văn bản, sai ý nghĩa biểu thái Các từ, ngoài ý nghĩa sự vật (biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,) còn có phần nghĩa biểu thị thái độ, cảm xúc. Đại bộ phận các từ có thể dùng ở các phong cách ngôn ngữ khác nhau, nhưng cũng có những từ chỉ dùng ở phong cách ngôn ngữ này mà không dùng được ở phong cách khác. Nếu không chú ý điều đó, người viết dễ mắc lỗi dùng từ sai phong cách ngôn ngữ và sai về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, trong văn bản nghị luận mà viết: Hưởng ứng nhiệt thành lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng ta đã đi lính thì mắc lỗi dùng từ sai phong cách. Từ lính thường dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt, cần thay bằng từ khác: bộ đội hoặc: chúng tôi lên đường nhập ngũ 3. Lỗi đặt câu a. Lối cấu tạo ngữ pháp Lối thiếu thành phần câu, vế câu - Lối thiếu chủ ngữ Ví dụ 1: Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ Câu trên thiếu thành phần chủ ngữ, cần bổ sung chủ ngữ cho câu thành: Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ Hoặc bỏ từ qua để biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ: Tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ Hoặc biến vị ngữ thành một cụm chủ – vị (bỏ đã cho) Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ Ví dụ 2: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. Người viết nhầm lẫn định ngữ người lao động là chủ ngữ của câu, cần bỏ từ của, thêm dấu phẩy làm cho người lao động thành chủ ngữ: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh, của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. - Lối thiếu vị ngữ Ví dụ: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống Cần bổ sung vị ngữ cho câu trên, thành: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt Hoặc tạo ra một cụm – vị mới: Chúng tôi luôn trân trọng những tình cảm dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cụôc sống. - Lối thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ; Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Câu trên thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Cần bổ sung cụm chủ – vị cho câu, thành: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải phấn đấu học tập cho thật tốt. - Lỗi thiếu vế câu ghép: Ví dụ: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc là sẽ mưa, gió to vì đài đã báo rồi Câu trên là câu thiếu vế câu (câu ghép có quan hệ từ nếu). Do đó, cần bổ sung vế câu, thành: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc là có mưa, gió to vì đài đã báo rồi, chúng ta cũng vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu Ví dụ: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà thường Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu dẫn đến câu mơ hồ có nhiều cách hiểu. Để tránh cách hiểu mơ hồ, cần đặt định ngữ trong nhà trường sau hoạt động giáo dục, thành: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường - Lỗi sử dụng sai dấu câu: Ví dụ 1: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó? Dùng dấu chấm hỏi trong câu trên là không đúng vì đây là câu trường thuật cần dùng dấu chấm. Ví dụ 2: Thầy giáo dặn: “chúng mình phải tập trung nghe giảng không nói chuyện riêng trong giờ học” Câu trên dùng sai hai dấu chấm và dấu ngoặc kép (không phải là lời dẫn trực tiếp) và thiếu một dấu phẩy (giữa hai vị ngữ). Chữa lại như sau: Thầy giáo dạy chúng ta phải tập trung nghe giảng, không nói chuyện riêng trong giờ học b. Lỗi về nghĩa Ví dụ 1: từ ngày được chuyển sang học lớp này, giờ ngữ văn làm em rất thích Chủ ngữ giờ ngữ văn không phù hợp. Chữa lại thành: Từ ngày được chuyển sang học lớp này, em rất thích giờ ngữ văn Ví dụ 2: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Dùng thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng là không hợp quan hệ lôgích. Chữa lại thành: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Ví dụ 3: Trong bài viết lần này, em đã cố gắng sử dụng những dẫn chứng từ các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều Đặt Truyện Kiều - tên tác phẩm cùng tên các tác giả là mắc lỗi kiệt kê không theo cùng một tiêu chí. Chữa lại thành: Trong bài viết lần này, em đã cố gắng sử dụng những dẫn chúng từ các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du Ví dụ 4: Tuy rất thương sót đứa bé nhưng anh cũng rất căm phẫn những hành động dã man của bọn buôn người bất lương Cặp quan hệ từ tuy nhưng không thích hợp với quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu. Chữa lại thành Càng thương xót đứa bé, anh càng căm phẫn những hành động dã man của bọn buôn người bất hạnh 4. Lỗi đoạn văn a. Lỗi nội dung - Lỗi lạc ý Ví dụ: (1) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cát rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc (Dẫn theo Nguyễn Quang Ninh) Trong đoạn văn trên, câu (1) là câu chủ đề nêu “tình yêu nam nữ”, các câu (2), (3), (4) là các câu triển khai lại không nói về “tình yêu nam nữ”. Do đó đoạn văn trên mắc lỗi lạc ý Để chứa đoạn văn lạc ý, cần viết lại các câu triển khai, tập trung làm rõ ý của câu chủ đề - Lối thiếu ý Ví dụ: (1) Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. (2) Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. (3) Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn. (4) Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng (Dẫn theo Nguyễn Quang Ninh) Trong đoạn văn trên, câu (1) là câu chủ đề, nêu 2 ý: “cư dân Văn Lang rất ưa ca hát”, “cư dân Văn Lang rất ưa nhảy múa”; các câu (2), (3), (4) là các câu triển khai mới đề cập đến một ý “cư dân Văn Lang rất ưa ca hát”. Do đó, đoạn văn trên mắc lỗi thiếu ý Để chữa lại đoạn văn thiếu ý, cần bổ sung các câu triển khai làm rõ ý còn thiếu hoặc rút bớt ý trong câu chủ đề . - Lỗi lặp ý Ví dụ: (1) Mọi vật đều như nhưng đọng trong bài thơ “Câu cá mùa thu”của Nguyễn Khuyến.(2) cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. (3) một chiếc thuyền câu cá bé tẻo teo cô quạnh. (4) Một ngõ trúc vắng vẻ đìu hiu. (5) ở chỗ nào cũng thấm đượm cái buồn cô đơn. (6) Nỗi buồn trào vào cảnh vật. (7)ở chỗ nào cũng chỉ nỗi buồn ngưng đọng. (8) Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn, và chiếc lá vàng rơi cũng buồn. (9) Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. (10) Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm tư của Nguyễn Khuyến đượm buồn (Dẫn theo Nguyễn Quang Ninh) Trong đoạn văn trên có nhiều câu lặp lại ý của nhau (câu 5,6,7,9 )Đây là đoạn văn mắc lỗi lập ý Để chữa lại đoạn văn mắc lỗi lặp ý, cần lược bỏ bớt các câu lặp ý của nhau - Lỗi loãng ý Ví dụ: (1) Bên cạnh con cò, con trâu được noíi đến nhiều hơn trong cả câu ca dao, dân ca việt nam. (2) Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đền con trâu. (3) Con cò tuy có vất vả, tuy có lúc phải lặn lội bờ sông nhưng còn có lúc được bay lên mây xanh. (4) Con cò, con vạc, con nông là những con vật rất gần giũ với người dân lao động. (5) Chúng mang những đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân chân lấm tay bùn. (6) Những lúc cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem những con vật đó ra để tâm sự, để giãi bày nỗi lòng mình (Dẫn theo Nguyễn Quang Ninh) Trong đoạn văn trên câu chủ đề (câu 1) nêu ý về “con trâu” (bên cạnh con cò) là ý chính của đoạn. Trong đoạn có 5 câu (không tính câu chủ đề) thì chỉ có 1 câu (câu 2) là nói đến con trâu, 4 câu còn lại không nói đến con trâu. Đoạn văn này mắc lỗi loãng ý Để sử đoạn văn này, cần viết lại, nhần mạnh vào ý “con trâu” - Lỗi mâu thuẫn ý Ví dụ: (1)Lê Vi đang nhảy lò cò ở vỉa hè Phạm Đình Phùng thì đạo diễn Hải Ninh đi qua, hỏi có thích đóng phim không. (2) Lần này, cô bé nhận lời ngay. (3) Sau “vụ” đó, Lê Vi nhớ mãi lời bố mẹ trách móc: “cả nhà mình làm nghệ thuật, sao con lại chối từ?.” (Dẫn theo Hoàng Anh) Trong đoạn văn trên, câu (2) và câu (3) mâu thuẫn với nhau. Đoạn văn này mắc lỗi mâu thuẫn ý Để chữa lại đoạn văn này, cần viết lại câu (2), (3) cho thống nhất về ý b. Lỗi hình thức - Lỗi thiếu hoặc dùng sai phương tiện liên kết hình thức Ví dụ: (1) Ngày nay ngôn ngữ được sử dụng ở dạng nói ngày càng phổ biến trở thành công cụ giao tiếp đắc lực. (2) Tuy nhiên, cần nâng cao khả năng nói nhiều hơn so với khả năng viết Câu (2) được nối với câu (1) bằng tuy nhiên là không phù hợp với quan hệ về nghĩa giữa hai câu. cần thay cách nối bằng do đó hoặc vì vậy - Lỗi tách đoạn Khi viết văn bản cần tránh lỗi tách đoạn hoặc tách đoạn do ngẫu hứng Câu hỏi và bài tập 1. Tìm lỗi chính tả trong các dòng sau. Hãy chữa lại các lỗi đó a). Không gian xung quoanh bỗng nhiên trở nên yên tĩnh lạ thường b). Ông đã vê hiu cách đây năm năm c). Nghành nghề nào cũng có thể cho chúng ta niềm vui d). Không được uống riệu e). Đường ngoằn nghèo g). Sau mỗi kì nghỉ hè, ai cũng mong đến ngày tịu trường h). Chuyến thăm quan vừa qua đem lại cho em bao điều bổ ích i). Tôi muốn bổ xung vài ý k). Cuộc giao liu đã thành công hơn cả mong đợi 2. Chữa các lỗi viết hoa trong các dòng sau a). Chiến thắng Điện biên phủ là niềm tự hào của quân đội nhân dân Việt Nam b). Hà Nội là thủ đô của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam c). Vác Sa Va là thủ đô của Ba – lan d). Công ti du lịch Hà Nội tổ chức các tuyến du lịch đi: Thái –lan, Nhật Bản, Đức, I-ta-li-a, MaLai-xia. e). Em rất thích bài học Hồi trống cổ thành trích Tam Quốc Diễn Nghĩa của La quán Trung 3. Tìm các lỗi về dùng từ trong các dòng sau và chữa lại các từ dùng sai a). Bất hạng đã không đến với bóng đá Italia vào đêm qua khi Lazio là cứu cánh duy nhất trong giải Champions League đã lọt vào vòng tứ kết nhờ chiến thắng Chelsea2 – 1 ngay trên sân khách b). Thiên mụ được dựng năm 1601 trên nền một ngôi chùa lớn đã đổ nát để ghi lại cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa vua Nguyễn Hoàng với một người đàn bà “nhà trời” đã ban cho nhà vua nhiều lời khuyên quý c). Tầng lớp tri thức ngày nay đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc d). Chiến thắng thầm kín của các chíên sĩ đặc công đã góp phần lớn vào chiến thắng chung của Quân đội nhân dân Việt Nam e). Hai đội phải phân thắng bại bằng đá luân lưu 11 mét g). Tính tình anh ấy rất hiền lành nhưng khi ra trận đánh giặc thì toá tợn vô cùng h). Người chiến sĩ ấy rất ngoan cường, dũng cảm như con cà cuống chết đến đít vẫn còn cay i). Người trực ca này là một bác sĩ già nhiểu tuổi k). Cần sẵn sàng làm việc ở lĩnh vực lao động chân tay, lao động trí óc hay bất kì lao động nào khác 1). Các cơ quan nhập khẩu cần quan tâm đến nhập khẩu công nghệ hiên đại để không ngừng ngày một đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất m). Bộ đội đã nghĩ ra nhiều mưu mẹo để đánh thắng kẻ thù n). ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây xanh quang hợp. Các quá trình sinh trưởng khác của cây cũng cần những tia sáng ấm áp, trong lành. Không có ánh sáng, cây xanh sẽ chết ngay tức khắc o). Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cũng gây nên tỉ lệ uốn ván rốn, áp xe do tiêm chích, nhiễm trùng hậu sản chưa thể thanh toán được p). Thằng Côn đã cuống quýt, xoắn lấy cười nói với người đàn bà có giọng hát hay q). Tình cảm đầu tiên khi cô nhìn thấy họ là sự ngạc, tưởng như họ vừa từ dưới những kẽ đá chui lên. 4. Mẫu đối thoại sau phê phán cách dùng từ nào? Tạo sao? - Anh viết bài phê bình văn học nghệ thuật trên báo mà nếu em cấm dùng một số từ khéo anh phải treo bút mất. - ??? - Em theo dõi em biết. Không có bài nào giới thiệu về ca hát mà anh tráng được những từ chất giọng sâu lắng, mượt mà. Không bài viết về kịch nào mà anh không có từ vào vaim, sống động, cuốn hút. Không có bài phê bình nhiếp ảnh nào mà anh không có những từ như tìm tòi, táo bạo, sáng tạo, thời cơ. 5. Tìm lỗi về câu trong các dòng sau. Chữa lại các lỗi đã tìm được. a. Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hy sinh to lớn của những người mẹ Việt Nam. b. Qua hoạt động thực tiễn đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu. c. Bằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao. d. Ngôi trường, nơi đã để lại bao kỷ niệm đẹp đẽ về thời em còn là HS trung học cơ sở. c. Với anh, một con người luôn biết hy sinh hạnh phúc cá nhân cho tập thể. g. Sống trong một gia đình phong lưu, nhưng Thuý Kiều với em là Thuý Vân là hai người con gái có nhan sắc mà tính tình rất dịu dàng. h. Chúng ta phải học tốt các môn khoa học tự nhiên nói chung, các môn thi tốt nghiệp nói riêng. i. Đọc nhiều tác phẩm văn học, bài văn của chúng ta càng có nhiều dẫn chứng. k. Khi tạo lập văn bản, văn bản phải trả lời được các câu hỏi: viết để làm gì, viết cho ai, viết về cái gì, viết trong hoàn cảnh nào và viết như thế nào. l. Bài viết đã trả lời vì sao trong tác phẩm văn học sự quan sát và thể nghiệm của nhà văn thường không tách rời nhau? 6. Hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ còn thiếu trong đoạn văn sau: a. Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam đã phác ra một bức tranh xã hội toàn diện ấy đã lấy những đau khổ của con người đương thời để đặt thành những vấn đề xã hội chung thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức bóc lột đã đưa nghệ thuật văn học đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam đến một đỉnh cao vời vợi trước đó chưa từng thấy. b. Sống chen chúc ở nơi trần trụi không có chiếc áo giáp sinh học che chở người kẻ chợ bị cắt đứt mối quan hệ sống còn trực tiếp với cây xanh trở thành nạn nhân của mọi thứ ô nhiễm môi trường. Giữa bê tông cốt thép nặng nề bị cách biệt với thiên nhiên xanh dịu hiền tươi đẹp người thị dân không thể có nhận thức đúng đắn về giá trị vạn năng cực kỳ quý báu của thế giới và cây rừng. 7. Tìm lỗi trong các đoạn văn sau đây. Hãy chữa lại các lỗi đó. a. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Con người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên luôn có nhu cầu giao tiếp. Nhờ có giao tiếp, con người biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời tiếp nhận được những tri thức mới. Qua giao tiếp con người tự hoàn thiện bản thân và trở thành những con người có ích cho xã hội. b. Chúng ta cần rèn luyện cả kỹ năng nói lẫn kỹ năng viết. Giao tiếp hàng ngày chủ yếu diễn ra ở trạng thái nói. Do đó, rèn luyện kỹ năng nó có vai trò rất quan trọng. c. Trong truyền thuyết có phần hư cấu nhưng cũng có phần thực, Trong truyền thuyết, Hai Bà Trưng cưỡi bạc bay về trời. Kết cục đó không đúng như lịch sử, nhưng đã làm dịu bớt nỗi xót xa và phù hợp với tình cảm trân trọng của nhân dân đối với hai vị anh hùng dân tộc. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển cũng thể hiện ý trên. d. ở Việt Nam có hai loại sử thi dân gian là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi thần thoại có hầu hết các đề tài chính của thần thoại như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộic, sự sáng tạo văn hoá. Chủ đề 2: Thực hành về ngôn ngữ dạng nói – ngôn ngữ dạng viết, các phong cách chức năng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao (4 tiết) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được sự phân bịêt ngôn ngữ dạng nói – ngôn ngữ dạng viết, các phong cách chức năng ngôn ngữ. - Nhận diện các đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Ôn lại một số biện pháp tu từ vựng – ngữ nghĩa đã học, nhận diện, phân tích và sử dụng các biện pháp tu từ đó. B. Nội dung cơ bản: i. ngôn ngữ dạng nói – ngôn ngữ dạng viết và các phong cách chức năng ngôn ngữ. Sự phân biệt ngôn ngữ dạng nói với ngôn ngữ dạng viết và sự phân biệt ngôn ngữ ở các phong cách chức năng là hai sự phân biệt khác nhau. Các phong cách chức năng ngôn ngữ được phân biệt dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. Cụ thể, có các phong cách chức năng ngôn ngữ sau: Phong cách chức n

File đính kèm:

  • docNhung loi thuong gap....doc