I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được các định lývề liên hệ giữa dây và khỏang cách từ tâm đến dây trong một đường tròn. Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: phấn trắng và phấn màu, bảng phụ.
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 9 - Tiết 22: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22:
LIÊN HỆ GIỮA DÂY
VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được các định lývề liên hệ giữa dây và khỏang cách từ tâm đến dây trong một đường tròn. Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: phấn trắng và phấn màu, bảng phụ.
-HSø: bài soạn trước, bảng con..
III.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP :
1) Ổn định lớp
2) Kiểm bài cũ:
_ GV treo bảng phụ ghi BT: HS làm vào phiếu kiểm tra trong 5 phút.
Nhận xét đúng sai: “ Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm một dây thì vuông góc với dây ấy”.
Cho đường tròn (O; 5 cm) và dây AB = 8 cm. Gọi I là trung điểm của AB.
Độ dài AI bằng:
2 cm.
3 cm.
4 cm.
5 cm.
3) Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Ghi bảng
Cho bài tóan:
Biết AB và CD là
2 dây khác đường
kính của đường
tròn (O; R).
Gọi OH, OK
Theo thứ tự là khoảng
Cách từ O đến AB, CD. CMR :
OH2 +HB2 = OK2 +KD2
GV nêu chú ý:SGK.
Hoạt động 2:
-Các em hãy sử dụng bài tóan ở mục 1 để chứng minh rằng:
Nếu AB= CD thì OH= OK
Nếu OH= OK thì AB= CD
-Các em hãy rút ra tính chất liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
-Các em hãy sử dụng bài toán ở mục 1 để so sánh các độ dài:
a) OH và OK, nếu biết AB> CD
b) AB và CD, nếu biết OH< OK
-Từ kết quả trên, hãy rút ra nhận xét liên hệ giửa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
GV: 2 ĐL trên vẫn đúng cho trường hợp 2 đường tròn bằng nhau,Vậy các em hãy phát biểu lại 2 ĐL này trong trường hợp 2 đường tròn bằng nhau?
HS làm theo nhóm rồi cử đại diện nêu cách giải của nhóm mình.
-Trường hợp có một dây là đường kính .Gsử AB thì H trùng với O ,ta có
OH=O và HB2=R2=OK2+KD2
Trường hợp cả hai dây AB và CD đều là đường kính thì H và K đều trùng với O ,ta có
OH=OK=OvàHB2=R2=KD2
HS đọc lại chú ý
Nhóm 1;3 thảo luận câu a
Nhóm 2;4 thảo luận câu b
Học sinh thảo luận nhóm rồi cử đại diện nêu bài giải.
Theo kết quả của bài toán ,ta có
OH2+HB2=OK2+KD2(1)
Do ABOH,CDOK nên theo định lý
AH=HB=AB
CK=KD=CD
Nếu AB=CD thì HB=KD.Suy ra HB2=KD2
Từ (1)và(2)suy raOH2=OK2
Nên OH=OK.
b)nếuOH=OKOH2=OK2(3)
từ (1)và(3) suy ra HB2=KD2
nên HB=DK.Do đó AB=CD
Hs nêu nhận xét.
HS phát biểu thành định lí.
HS thảo luận nhóm .
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
a)AB>CDHB>KD
HB2>KD2(4)Từ (1)và(4)
OH2<OK2,Do đó OH<OK
b) OH<OK OH2<OK2(5)
từ (1)và(5) suy ra HB2>KD2
nên HB>KD.Do đó AB>CD
HS phát biểu thành định lí
1-Bài toán - SGK
* Chú ý :SGK
2) Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
* Định lí 1: Trong một đường tròn:
a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
Định lí 2: Trong hai dây của một đường tròn:
a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
b)Dây nào gần tâm hơn thìdây đó lớn hơn.
* Chú ý: Hai định lý trên vẫn đúng khi áp dụng cho hai đường tròn bằng nhau.
4. Củng cố:
-HS nắm được định lý 1và2
-Bài tập 12-SGK.
-BTVN :13-SGK.
Kí duyệt
Ngày tháng 11 năm 2007
IV . RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 12
Tiết 23
LIÊN HỆ GIỮA DÂY
VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
II. CHUẨN BỊ:
-GV: phấn trắng và phấn màu, bảng phụ.
-HSø: soạn bài trước.
III.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP :
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm bài cũ:
Phát biểu định lí 1và2- SGK.
3)Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Ghi bảng
GV nêu SGK.
Cho tam giác ABC, O là giao điểm của các đường trung trực của tam gíac; D, E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, AC. Biết OD > OE, OE= OF.
Hãy so sánh các độ dài:
a) BC và AC.
b) AB và AC.
*Hướng dẫn:
-Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; OA)
-Nhận xét BC, AC là gì của đường tròn này?
-Nhận xét khoảng cách từ BC đến tâm O, từ AC đến tâm O là những đoạn nào?
HS thảo luận nhóm , nhóm nào xong trước thì cử đại diện nêu bài giải của nhóm mình.
a)OE=OF nên BC=AC (định lí 1)OD > OE,OE=OF
nên OD> OF suy ra
AB<AC(định lí2)
4)Củng cố :
GV nêu bài tập 12 –SGK.
a)kẻ OHAB .Ta có AH=HB=AB/2=4 (cm)
áp dụng định lí pi ta go vào tam giác vuông OHB ,
ta tính được OH=3(cm)
b)kẻ OKCD .Tứ giác OHIK có
nên nó là hình chữ nhật .Do đó OK=IH=3 (cm)
suy ra OH=OK nên AB=CD
Bài tập 13-SGK.
a)Ta có HA=HB,KC=KD nên OHAB,OKCD.
Vì AB=CD nênOH=OK.
(cạnh huyền –cạnh góc vuông),
suy ra EH=EK.(1)
b)AB=CD HA=KC(2)
Từ (1) và(2) suy raEA=EC
Bài 14-SGK.
Ta tính được khoảng cách OH từ O đến AB bằng
15 cm.Gọi K là giao điểm của OH và CD.
Do CD//AB nên OKCD.Ta có
OK=KH-OH=22-15=7 (cm).
Từ đó tính được CD=48 cm.
* Làm trắc nghiệm:
1)Nhận xét đúng sai: “ Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), H và K lần lượt là trung điểm của AB và AC. Nếu OH> OK thì AB>AC”
2)Tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O), gọi HvàK lần lượt là trung điểm của AB và AC. Suy ra:
A. OH> OK
B. OH= OK
C. OH< OK
D. Cả 3 câu trên đều sai.
3)Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có góc A bằng 1000. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA. Trong 3 đoạn thẳng OM, ON, OP thì đoạn dài nhất là:
A. OM.
B. ON.
C. OP.
D. 3 đoạn dài bằng nhau.
4) Cho hai đường tròn (A, R) và (B, R). Trong (A,R) kẻ dây MN=5 cm, Trong (B,R) kẻ dây EF= 4cm.Gọi AH là khoảng cách từ A đến MN và BK là khoảng cách từ B đến EF.
A. AH> BK
B. AH< BK
C. AH=BK
D. Không so sánh AH và BK được
5) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có . Gọi M, N,P lần lượt là trung điểm của AB, BC, AC.
A. OM<ON<OP
B. OM<OP<ON
C. ON<OM<OP
D. ON<OP<OM
5 )Hướng dẫn về nhà :
về nhà học thuộc các định lí –SGK.
Làm các bài tập :15;16-SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt
Ngày tháng 11 năm 2007
File đính kèm:
- TIET 22.doc