Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS viết được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
- HS vẽ được 1 tam giác, 1 hbh, 1 hình chữ nhật khi đã biết diện tích.
- Làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các công thức đó vào tính toán.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học lớp 8 - Tiết 33: Diện tích hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2011
Ngày giảng: 30/12/2011.
Tiết 33
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS viết được công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành.
- HS vẽ được 1 tam giác, 1 hbh, 1 hình chữ nhật khi đã biết diện tích.
- Làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các công thức đó vào tính toán.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, có thái độ học tập tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Thước thẳng, ê ke, com pa.
2. HS: Thước thẳng, êke, com pa.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại hỏi đáp, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức dạy học:
*Khởi động: ( 1 phút )
ĐVĐ vào bài mới.
*Hoạt động 1: Công thức tính diện tích hình thang. (16 phút )
- Mục tiêu: HS viết được công thức tính diện tích hình thang. Vận dụng các công thức đó vào tính toán.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke, com pa.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bước 1: HĐ nhóm
- GV vẽ hình lên bảng
? Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang?
S =
? Bây giờ phải chứng minh công thức trên?
- Yêu cầu HS thực hiện (?1)
- Sau 5 phút yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét kết quả lẫn nhau.
- GV chốt lại kết quả đúng.
- GV giới thiệu 2 cách chứng minh khác.
- GV giới thiệu công thức tính.
*Bước 2:HĐ cá nhân
- áp dụng làm BT 26
( SGK/125 )
- GV hướng dẫn hs làm trên bảng và dưới lớp
- HS vẽ vào vở.
- HS nhắc lại.
- HĐ nhóm trong 5 phút
1. Công thức tính diện tích hình thang
Ta có: SADC = AH.DC
SABC = AH.AB
SABCD = AH.DC + AH.AB =
AH.AB
*CT: S = (a + b).h
Trong đó:
+ a,b là độ dài 2 đáy.
+ h là độ dài đường cao
- Đại diện 1 nhóm báo cáo.
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
- 1 HS lên bảng
Bài tập 26 ( SGK/ 125 )
AD =
* Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình bình hành. ( 10 phút )
- Mục tiêu: HS viết được công thức tính diện tích hình bình hành. Vận dụng các công thức đó vào tính toán.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke, com pa.
*Bước 1:HĐ cá nhân
? Hình bình hành và hình thang có quan hệ gì?
- GV vẽ hình bình hành lên bảng
? Dựa vào công thức tính diện tích hình thang hãy tính diện tích hình bình hành?
- GV chốt lại và giới thiệu công thức.
- HS: hbh là trường hợp đặc biệt của hình thang.
- HS vẽ vào vở.
2. Công thức tính diện tích hình bình hành.
- HS ghi vào vở
* CT: S = a.h
Trong đó:
a là độ dài 1 cạnh.
h là đường cao tương ứng
*Hoạt động 3: Ví dụ. ( 12 phút )
- Mục tiêu: HS vẽ được 1 tam giác, 1 hbh, 1 hình chữ nhật khi đã biết diện tích. Làm quen với phương pháp đặc biệt hoá qua việc chứng minh công thức tính diện tích hình bình hành.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke, com pa.
- Cách tiến hành
*Bước1: HĐ cá nhân
Yêu cầu HS tự đọc VD a SGK?
- GV hướng dẫn HS làm VDb.
? Hình chữ nhật có kích thước là a và b làm thế nào để vẽ được 1 hình bình hành có 1 cạnh bằng 1 cạnh của hình chữ nhật?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ.
- Yêu cầu HS khác nhận xét?
- GV chốt lại.
- HS đọc SGK.
- HĐ cá nhân.
3.Ví dụ:
- Nếu hình bình hành có 1 cạnh là a thì chiều cao tương ứng của nó là: b/2 và ngược lại.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà. ( 5 phút )
Tổng kết:
- Nêu công thức tính diện tích hình thang? Hình bình hành?
- GV củng cố lại bài.
Hướng dẫn về nhà:
- BTVN: 27, 28, 29, 30 SGK/126.
File đính kèm:
- t33.doc