Mục tiêu:
- HS củng cố kiến thức về nghiệm của đa thức một biến.
- HS rèn luyện kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, kiểm tra một giá trị của biến có phải là nghiệm của đa thức hay không?
- HS rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Chuẩn bị: GV: sgk, Bp1(54/48), Bp2(46, 47/16sbt).
HS: sgk, Bphụ nhóm
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 62: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Ngày soạn: 05.04.2010
Tiết 62: Ngày giảng: 07.04.2010
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS củng cố kiến thức về nghiệm của đa thức một biến.
- HS rèn luyện kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, kiểm tra một giá trị của biến có phải là nghiệm của đa thức hay không?
- HS rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Chuẩn bị: GV: sgk, Bp1(54/48), Bp2(46, 47/16sbt).
HS: sgk, Bphụ nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nghiệm của đa thức một biến? Để biết giá trị của biến có phải là nghiệm của đa thức đó hay không ta làm thế nào?
- Làm bài tập 54a/48sgk(bphụ1)
- Nhận xét, kluận.
1 hs trả bài
Hs lớp làm nháp, nxét,...
Luyện tập:
- Làm bài tập 54b/48sgk?
Gọi 1 hs trình bày?
- Kluận.
- Làm bài tập 55/48sgk?
Hãy nêu cách giải bài tập trên?
Vì nghiệm của đa thức làm cho giá trị của đa thức bằng 0 nên tìm y sao cho P(y) = 0?
YC hs hđộng nhóm và trình bày lời giải?
- Yc nhóm khác nhận xét, góp ý?
- Nhận xét, kluận.
- Hãy vận dụng cách làm trên để làm bài tập 44/16 sbt?
Gọi 3 hs trình bày bảng?
a) 2x + 10 = 0 => x = ?
b) 3x - = 0 => 3x = ? => x = ?
c) x2 - x = 0 => x(x – 1) = 0 => x = ?
- Hãy vận dụng cách làm trên để giải bài tập sau: bài 46, 47/16sbt?
HD: a) Thay x = 1 vào đa thức và kiểm tra?
b) Thay x = - 1 vào đa thức và kiểm tra?
- Yc hs hđộng nhóm 5’ và 2 nhóm trình bày bảng?
- Nhận xét, kluận.
1 HS trình bày bảng
Hs lớp làm bài và nhận xét,...
Bài tập 55/48sgk:
HS hđộng nhóm và 2 nhóm trình bày lời giải:
Ta có P(y) = 0 nên 3y + 6 = 0
y = - 2
Vậy nghiệm của đa thức P(y) là y = - 2.
b) Vì y4 ≥ 0 nên y4 + 2 > 0
Vậy đa thức Q(y) không có nghiệm.
- Nhóm khác nhận xét, ...
Bài 44/16sbt:
3 hs trình bày bảng:
a) 2x + 10 = 0
2x = -10
x = -5
Vậy nghiệm của đa thức 2x + 10 là x = - 5.
b) 3x - = 0
3x =
x =
Vậy nghiệm của đa thức 3x - = 0 là x = .
c) x2 - x = 0
x(x – 1) = 0
x = 0 hoặc x = 1
Vậy nghiệm của đa thức x2 - x là x = 0, x = 1.
Bài 46, 47/16sbt:
HS hđôngj nhóm 5’ và đại diện 2 nhóm trình bày bảng:
a) Vì x = 1 là nghiệm của đa thức ax2+ bx + c nên ta có a.12 + b.1 + c = 0 hay a + b + c = 0
Vậy nếu a + b + c = 0 thì x = 1 là nghiệm của đa thức ax2 + bx + c.
b) Vì x = -1 là nghiệm của đa thức ax2+bx + c nên ta có a.(-1)2+b.(-1)+ c =0 hay a- b+ c= 0
Vậy nếu a - b + c = 0 thì x = - 1 là nghiệm của đa thức ax2 + bx + c.
Nhóm khác nhận xét, ...
Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập sau:
Bài 1: Giá trị nào trong các giá trị sau là nghiệm của đa thức x2 + 2x?
a. 0 b. 1 c. 0 và -2 d. -1 và -2
Bài 2: x = 2 có phải là nghiệm của đa thức x3 – 2x + 4 không?
Bài 3: Tìm nghiệm của đa thức P(y) = 2y - 5
- Ôn nội dung kiến thức chương IV: Biểu thức đại số, đơn thức, đa thức; cộng trừ đơn thức, đa thức; nghiệm của đa thức.
- Làm bài tập 57, 58, 59, 60, 61/49, 50sgk.
- Chuẩn bị kỹ các nội dung kiến thức để tiết sau ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiết 62.doc