1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương I
- Luyện kĩ năng giải phương trình lượng giác cần đến biến đổi để đưa về phương trình cơ bản
- Củng cố các công thức lượng giác
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số lớp 11 - Tiết 18, 19: Luyện tập (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tên bài: Luyện tập
Tiết: 18 – 19 Chương I Đại số và giải tích 11 nâng cao.
Họ và tên sinh viên: Lâm Thành Hưng Nhóm: 4 Lớp: DH6A1
Ngày tháng năm 2008
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức cơ bản của chương I
- Luyện kĩ năng giải phương trình lượng giác cần đến biến đổi để đưa về phương trình cơ bản
- Củng cố các công thức lượng giác
Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: Nâng cao kĩ năng và thành thạo trong việc giải các phương trình lượng giác từ cơ bản đến nâng cao.
Tư tưởng: Tích cực, hứng thú trong học tập có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Phương pháp, phương tiện:
Dạy giáo án điện tử, đan xen hoạt động nhóm, lấy hoạt động của học sinh làm nồng cốt, giáo viên là người hướng dẫn các em hoạt động.
Tiến trình:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Trình chiếu slide “kiểm tra bài cũ” và gọi một em học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ. Gồm một câu hỏi hệ thống lại kiến thức và một câu bài tập áp dụng (41b SGK trang 47), các em khác giải vào tập.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của GV
Nội dung ghi trên bảng hoặc trình chiếu
- Theo dõi trình chiếu hệ thống lại kiến thức.
Dẫn HS vào bài mới:
- Các tiết vừa qua các em đã được học về các hàm số lượng giác và phương trình lượng giác, các loại phương trình lượng giác cơ bản tương đối dể, các em đã nắm vững, trong bài vừa qua các em cần chú ý đến:
+ Phương tình bậc nhất và bậc hai đối với hàm số lượng giác, đối với dạng phương tình này các em cố gắng dùng các công thức lượng giác để đưa phương tình về các dạng phương tình lượng giác cơ bản đã biết.
+ Phương trình bậc hai đối với sinx và cosx, phương tình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx. (trình chiếu slide)
- Hôm nay các em vào tiết luyện tập, theo chương trình bài này chúng ta có hai tiết. Chúng ta sẽ giải các bài 38, 39, 40, 41, 42 a - b. Còn bài 37 các em tự tìm hiểu, nếu còn thời gian thầy sẽ hướng dẫn cho các em sau.
(1)
s
- Theo dõi
- Được chia làm 3 nhóm học tập.
- DKTL: Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx.
- DKTL: giống nhau.
- DKTL: công thức hạ bậc
- Giải bài tập theo nhóm học tập trong bảng phụ.
- Sau khi giải xong treo bảng phụ bài giải
- Đại diện nhóm khác nhận xét bài làm của bạn ghi chép.
- Theo dõi và tiếp thu và ghi chép.
Bài tập 38: (SGK trang 46)
- Trở lại lại slide (1)
- Liên kết đến bài tập 38.
- Câu a các em thấy phương trình có dạng gì?
- Câu b các em thấy có đặc điểm gì? Có gì giống nhau không?
- Câu c các em có thể dùng công thức gì để đưa phương trình về cùng cung lượng giác?
- Chia lớp ra làm 3 nhóm học tập, nhóm 1 giải câu a, nhóm 2 giải câu b, nhóm 3 giải câu c.
- Theo dõi tiến trình làm bài của HS.
- Cho các nhóm nhận xét bài giải của nhau (các nhóm sẽ nhận xét chéo với nhau).
- Trình chiếu bài giải mẫu có phân tích từng bước giải, và giải thích.
(Thực hiện liên kết đến bài giải mẫu).
- Theo dõi
- Các nhóm giải bài tập theo nhóm học tập bằng bảng phụ.
- Đại diện nhóm khác nhận xét bài làm của bạn.
- Theo dõi, tiếp thu và ghi chép.
Bài tập 39: (SGK trang 46)
- Trở lại Slide (1) (liên kết)
- Chọn liên kết đến bài 39
- Cho các nhóm giải theo nhóm học tập.
- Nhóm 1 giải câu a, nhóm 2 và nhóm 3 giải câu b.
- Theo dõi nhận xét của các em xem đúng hay sai, nếu sai thì sửa hoặc gọi em khác nhận xét.
- Trình chiếu bài giải mẫu phân tích từng bước giải. Nêu nhận xét về bài giải của HS.
(Thực hiện liên kết đến các slide bài giải).
- Theo dõi
- Các nhóm giải bài tập theo nhóm học tập bằng bảng phụ.
- Treo bài giải.
- Đại diện nhóm khác nhận xét bài làm của bạn.
- Theo dõi, tiếp thu và ghi chép.
Bài tập 40: (SGK trang 46 - 47)
- Trở lại Slide (1) (liên kết)
- Liên kết đến slide bài tập 40.
- Cho các nhóm giải bài tập theo nhóm học tập. Nhóm 1 giải câu b, nhóm 2 và nhóm 3 giải câu a.
- Theo dõi nhận xét của các em xem đúng hay sai, nếu sai thì sửa hoặc gọi em khác nhận xét.
- Trình chiếu bài giải mẫu phân tích từng bước giải. Nêu nhận xét về bài giải của HS.
- Theo dõi.
- DKTL: phương tình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx.
- DKTL: bằng -1. Ta có thể biến vế phải thành
- Giải bài tập theo nhóm học tập.
- Treo bảng phụ.
- Đại diện của nhóm khác nhận xét bài của bạn.
- Theo dõi, tiếp thu, ghi chép.
Bài tập 41: (SGK trang 47)
- Trở lại Slide (1) (liên kết)
- Liên kết đến slide bài tập 41.
- Các em thấy câu a có dạng gì?
- Các em có chú ý gì đến vế phải của phương trình c? Và có thể biến đổi nó như thế nào?
- Cho các nhóm giải bài theo nhóm học tập, nhóm nhóm 2 giải câu a, nhóm 1 và nhóm 3 giải câu c.
- Gọi đại diện của các nhóm nhận xét bài giải của nhau. GV theo dõi và kiểm tra kết quả.
- Trình chiếu bài giải mẫu, có nêu thêm cách giải khác cho câu a.
(Thực hiện liên kết đến bài giải).
Củng cố: Do thời bài luyện tập 2 tiết nên trong tiết đầu ta chỉ cần giải từ bài 38 đến 40 nếu còn dư thời gian khoảng 5 – 7 phút thì ta có thể cho các em làm bài tập trắc nghiệm để củng cố lại các dạng phương trình lượng giác cơ bản bằng cách nhấn vào nút Trắc nghiệm
trong slide (1). Còn nếu dư nhiều thời gian thì có thể giải tiếp bài 41.
Khi trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm, các em HS trả lời có thể đúng hoặc sai, nếu các em chọn câu nào ta nhấp chuột vào câu đó nếu đúng thì slide liên kết sẽ ghi “Chính xác”, nếu câu trả lời sai thì slide liên kết sẽ có dòng chữ “Không chính xác”.
Bài tập về nhà: Khi kết thúc tiết học ta cho liên kết đến slide này bằng cách nhấn nút trong slide 1.
Giáo viên hướng dẫn duyệt Ngày soạn 19/10/2008
Người soạn
Lâm Thành Hưng
File đính kèm:
- Giao an.doc