Chức năng
Nhà Rông đồng bào dân tộc Xơ Đăng ởMăng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum,Việt Nam.
Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống.
Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.
15 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mĩ thuật 9 - Chủ đề 3: Sơ lược về kiến trúc các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tiết 1: Tìm hiểu về một số công trình kiến trúc của dân tộc thiểu số Việt Nam - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀMĨ THUẬT 9 Năm học: 2017-2018 Giáo viên: Nguyễn Thu HươngTổ : Năng khiếuTrường : THCS Sài Đồng TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAMChủ đề 3 Sơ lược về kiến trúc các dân tộc thiểu số Việt Nam Tiết 1 NHÀ RÔNGNhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng người kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách (theo phong tụcngười Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà Rông của người Ba Na Đặc điểm Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng. Chức năng Nhà Rông đồng bào dân tộc Xơ Đăng ởMăng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum,Việt Nam.Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống...Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.Một góc Nhà Rông của người Ba NaNhà Rông của người Giẻ triêng Tháp Chăm Tháp Mỹ Sơn B4Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm)Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầuthế kỷ 17. Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí. Tháp Po Sah Inư tại phường Phú Hải - Phan Thiết Đặc trưng của các ngôi tháp Champa- Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.- Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.- Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.- Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.- Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.- Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống. Tháp Bằng An, Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chiên Đàn Điện Bàn, Quảng Nam khu C-B-D, Quảng Nam Quảng NamTháp Khương Mỹ Tháp Phú Lốc, An Nhơn Quảng Nam Bình Định Tuy Phước, Bình ĐịnhTháp Bánh ÍtNhắc nhở - dặn dòChuẩn bị tiết học sau: Tạo hình Nhà RôngHọc sinh xem kĩ phần kiến trúc Nhà Rông.Chuẩn bị vật liệu: + Gỗ làm cột nhà + Tre, nứa làm khung nhà. + Cỏ, rơm làm mái nhà.Lưu ý: Có thể sử dụng các vật liệu khác như: Bìa cứng, que kem, đũa tre, đũa gỗ vv.. để thay thế.
File đính kèm:
- bai_giang_mi_thuat_9_chu_de_3_so_luoc_ve_kien_truc_cac_dan_t.pptx