Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí thời trang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày.

2. Phẩm chất

- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở

học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:

- Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống

- Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật.

- Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nhìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại.

- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.

3. Năng lực

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

a. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập

- Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản : áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số

- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bài trình chiếu

2. Học sinh:

- Dụng cụ học tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí thời trang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2020 Ngày dạy: 10/12/2020 (9E) Tiết 15: Vẽ trang trí TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày. 2. Phẩm chất - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: - Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. - Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống - Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật. - Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nhìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại. - Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ. 3. Năng lực - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công . - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập - Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập - Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản : áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài trình chiếu 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: - GV giới thiệu bài: Chúng ta biết "thời trang" nhưng chưa bao giờ chúng ta thực sự hiểu ý nghĩa của nó trong cuộc sống này. Vì thế, không ít câu hỏi được đặt ra như "Tại sao chúng ta phải mặc? Tại sao chúng ta phải quan tâm đến thời trang? Tại sao chúng ta phải mua chúng?" 1. Thời trang giúp bạn thể hiện chính mình - Thời trang cho ta thấy được cá tính, phong cách của mỗi cá nhân thông qua việc lựa chọn kiểu dáng trang phục cũng như cách phối đồ. Dù rằng, bạn có ý thức được điều này hay không. 2. Thời trang là sự tôn trọng đối với bản thân và người khác - Bạn làm đẹp cho chính mình là cách thể hiện tốt nhất cho thấy "bạn biết yêu thương bản thân và tôn trọng mình". Bạn để người khác được chiêm ngưỡng bạn, được ngắm nhìn bạn một cách đẹp nhất cũng là thể hiện được sự tôn trọng đối với người bạn gặp gỡ. 3. Thời trang giúp bạn tự tin - Bạn có thân hình gầy gò, nước da ngăm đen hay có khuôn mặt không được ưng ý nhưng thời trang có thể giúp bạn che đi những khuyết điểm nhỏ nhặt ấy. Nó tôn lên những vẻ đẹp khác nơi bạn và giúp bạn tự tin khi bước đi, khi trò chuyện và gặp gỡ với những người khác. 4. Thời trang là một niềm vui - Mỗi người đều có nhiều niềm vui khác nhau và thời trang là một trong số ấy. Thời trang giúp bạn hóa thân thành những nhân vật khác nhau thông qua những trang phục tạo dáng. Bạn có bao giờ bất ngờ không nhận ra được mình ở trong gương chỉ vì bạn đã thay đổi một kiểu tóc thời trang hay bạn đã chọn cho mình một chiếc đầm gợi cảm hơn. Cảm giác vui ngắn ngủi ấy cũng giúp bạn giảm được rất nhiều căng thẳng, lo âu của một ngày và giải thoát mình khỏi những nỗi buồn, những thất vọng đấy! Bạn hãy thử xem nhé! - Thời trang cũng mang đến rất nhiều ý nghĩa khác trong cuộc sống của chúng ta * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV sử dụng máy chiếu: Trình chiếu một số trang phục trong các lĩnh vực công việc khác nhau HS Thảo luận nhóm - GV:Em hãy thảo luận và cho biết: N1:Thời trang là gì? Trình bày vai trò của thời trang trong cuộc sống? - HS dựa theo sự hiểu biết trả lời, không dựa theo kiến thức sgk. N2:Nêu nhận xét của em về trang phục người Việt ? Đặc điểm của trang phục người từng vùng miền? - HS: đa dạng, phù hợp đặc trưng từng vùng miền. Liên hệ thực tế địa phương - Gv phân tích cho HS rõ hơn. N3:Kể tên và chỉ ra những trang phục mà em biết ? Nêu mục đích sử dụng của các trang phục đó? - HS: * Áo dài : mặc trong đại hội, toạ đàm, lễ cưới, lễ ra mắt, truyền thống * Áo tứ thân : Hội hát giao duyên, hò vè, ca ngâm... * Váy áo dài : dự tiệc * Áo dân tộc : Lễ hội của dân tộc N4:Cho ví dụ về những trang phục phù hợp với từng lứa tuổi và từng mùa thích hợp? - HS lấy ví dụ. - GV kết luận. I. Quan sát, nhận xét: - Thời trang là lĩnh vực rộng bao gồm cách ăn mặc , trang điểm, các vật dụng , phương tiện phù hợp trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. - Thời trang làm đẹp thêm cho cuộc sống con người. - Trang phục người Việt: Đa dạng và phong phú như áo tứ thân ở miền Bắc, áo dài miền Trung,áo bà ba ở miền Nam và các trang phục váy của các dân tộc thiểu số ... - Thời trang mùa hè khác với thời trang mùa đông, phù hợp với từng lứa tuổi (trẻ, trung niên , già) Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí: - GV sử dụng máy chiếu trình chiếu các bước vẽ - GV minh hoạ lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước cho HS nắm rõ cách vẽ. - B1: Chọn mẫu áo, vẽ khái quát hình dáng của áo. - B2: Tìm hình dáng và phác các bộ phận của áo. - B3: Tìm và sắp xếp hoạ tiết, màu sắc. - Cho hs tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước II. Cách tạo dáng và trang trí áo: - Quan sát hình gợi ý - Quan sát tranh mẫu - 3 bước: + Chọn mẫu áo phù hợp với đối tượng (áo dài, áo nam, áo nữ, trẻ em, người già...). Phác hình dáng chung và tỉ lệ khái quát của áo. + Tìm hình dáng rồi phác các bộ phận như cổ áo, thân áo, tay áo phù hợp với kiểu dáng chung của áo để tạo được sự hài hoà, thống nhất. + Tìm những hoạ tiết đẹp để sắp xếp trên áo, có thể sắp xếp theo các hình thức như đăng đối, xen kẽ, lặp, hình mảng không đều. Hoạ tiết và màu sắc phải phù hợp với mùa, với đối tượng mặc. - Tham khảo và học tập * Hoạt động 3: Luyện tập. - HS quan sát một số mẫu thiết kế thời trang * Hoạt động 4: Vận dụng. - Yêu cầu: Tạo dáng và trang trí 1 - 2 kiểu trang phục đơn giản dành cho lứa tuổi học sinh THCS. Hướng HS tới thiết kế trang phục truyền thống của dân tộc mình - GV cho HS tạo dáng và trang trí các kiểu trang phục. - GV gợi ý cho những HS nào chưa tìm được nội dung vẽ, khuyến khích các em mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình. - Chú ý: + Nên lựa chọn kiểu thiết kế cho lứa tuổi của mình để dễ thiết kế. + Có thể vẽ thêm người mẫu mang trang phục đó ở bên cạnh cho sinh động. * Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi - HS tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc mình. Trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ nét đẹp của trang phục truyền thống. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Hoàn thành bài nếu trên lớp chưa làm xong. - Sưu tầm những mẫu tranh, ảnh, họa báo về các bộ trang phục thời trang. - Chuẩn bị dụng cụ học tập để tiết sau học tiếp bài 14: Vẽ trang trí: “Tạo dáng và trang trí thời trang” (tiết 2) *Phần dành cho HS hòa nhập: HS vẽ một bộ trang phục đơn giản theo ý thích của HS. GV quan tâm hướng dẫn HS làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_15_ve_trang_tri_tao_dang_va_tran.doc
Giáo án liên quan