Mục tiêu:
- Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
- Thành thạo về cách đo góc ở tâm. Biết so sánh hai cung trên một đường tròn thông qua việc so sánh góc ở tâm.
- Hiểu và vận dụng được định lí về “cộng hai cung”.
- Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
43 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Toán học - Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 19:
Tiết 37:
CHƯƠNG III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN
§1. GÓC Ở TÂM. SỐ ĐO CUNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
- Thành thạo về cách đo góc ở tâm. Biết so sánh hai cung trên một đường tròn thông qua việc so sánh góc ở tâm.
- Hiểu và vận dụng được định lí về “cộng hai cung”.
- Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứơc thẳng, compa, phấn màu. Mô hình hình tròn.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Góc ở tâm
10 phút
- GV giới thiệu nội dung chương III và giới thiệu nội dung bài mới.
- Đưa bảng phụ có hình ảnh góc ở tâm giới thiệu với học sinh.
? Vậy góc như thế nào được gọi là góc ở tâm?
? Với hai điểm nằm trên đường tròn thì nó sẽ chia đường tròn thành mấy cung?
- GV giới thiệu cho học sinh kí hiệu về cung. Kí hiệu cung nhỏ cung lớn trong một đường tròn.
- GV giới thiệu phần chú ý.
- Là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn.
- Thành hai cung.
- Học sinh ghi bài
- Học sinh ghi bài
1. Góc ở tâm
Định nghĩa: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Kí hiệu:
- Cung AB được kí hiệu là
- là cung nhỏ.
là cung lớn.
Chú ý: - Với thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
- Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. là cung bị chắn bởi góc .
- Góc chắn nửa đường tròn.
Hoạt động 2: Số đo cung
8 phút
- GV yêu cầu một học sinh lên bảng đo góc AOB chắn cung nhỏ AB, rồi tính góc AOB chắn cung lớn.
- Gọi một học sinh đọc định nghĩa trong SGK.
- Học sinh thực hiện
chắn cung nhỏ là 1000
chắn cung lớn là 2600
2. Số đo cung
- Giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu học sinh đọc và trình bày bảng ví dụ SGK.
- Giới thiệu phần chú ý.
- Học sinh thực hiện
- Trình bày bảng
Định nghĩa: (SGK)
Số đo cung AB được kí hiệu sđ
Ví dụ: sđ = 1000
sđ = 3600 - sđ = 2600
Chú ý: (SGK)
Hoạt động 3: So sánh hai cung
8 phút
? So sánh hai cung thì hai cung đó phải như thế nào?
? Hai cung như thế nào là hai cung bằng nhau?
? Tương tự trong hai cung khác nhau ta so sánh như thế nào?
- GV giới thiệu kí hiệu.
- Cùng một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
- Chúng có cùng số đo
- Cung nào có số đo lớn hơn thì cung đó lớn hơn.
3. So sánh hai cung
Chú ý: Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. Kí hiệu:
Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn. Kí hiệu: hoặc .
Hoạt động 4: Khi nào thì sđ = sđ + sđ
10 phút
? Cho C là một điểm nằm trên cung AB vậy C chia cung AB thành mấy cung?
? Vậy khi nào thì sđ=sđ+sđ?
? Làm bài tập ?2
- Thành hai cung AC và CB.
- Khi C là một điểm nằm trên cung AB.
- Trình bày bảng ?2
4. Khi nào thì sđ=sđ+sđ
Cho C là một điểm nằm trên cung AB, khi đó ta nói: điểm C chia cung AB thành hai cung AC và CB.
Điểm C nằm trên cung nhỏ AB Điểm C nằm trên cung lớn AB
Định lí: (SGK)
Chứng minh: (Bài tập ?2)
Hoạt động 5: Củng cố
7 phút
- Gọi một học sinh đọc bài 2 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh vẽ hình.
?! Áp dụng tính chất góc đối đỉnh, hãy giải bài toán trên?
- Học sinh thực hiện
- Trình bày bảng
Bài 2 trang 69 SGK
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Học kĩ lý thuyết từ vở và SGK.
- Làm bài tập 1,3, 4, 5, 6 SGK/69.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 19:
Tiết 38:
§ LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập để nắm vững các kiến thức về góc nội tiếp, số đo cung.
- Vận dụng những kiến thức đó vào trong thực hành và giải các bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng hoàn thành bài tập.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
10 phút
? Như thế nào gọi là góc ở tâm? Vẽ hình minh họa?
? Khi nào thì sđ=sđ+sđ? Chứng minh điều đó?
- GV nhận xét và cho điểm cho học sinh.
- Trả lời: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
- Trả lời: Khi điểm C nằm trên cung AB.
Chứng minh: sđ = ; sđ = ; sđ= .
mà = +
Hoạt động 2: Luyện tập
33 phút
- GV gọi một học sinh đọc bài 4 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ lên bảng và nhìn vào hình vẽ đọc lại đề bài.
? Muốn tính ta dựa vào đâu? Hãy tính ?
? Muốn tính ta dựa vào đâu? Hãy tính ?
- GV gọi một học sinh trình bày bảng. Nhận xét và sửa chữa bài làm.
- GV gọi học sinh lên bảng vẽ hình bài 5 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh nhìn vào
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- Dựa vào rOAT. Vì rOAT là tam giác vuông cân tại A nên .
- Số đo cung AB bằng số đo góc ở tâm AOB. .
- Thực hiện theo yêu cầu học sinh.
Bài 4 trang 69 SGK
Trong tam giác rOAT có OA = OT và nên rOAT vuông cân tại A. Suy ra:
Hay .
Vậy .
Bài 5 trang 69 SGK
hình vẽ đọc lại đề bài.
? Tứ giác OAMB đã biết được số đo mấy góc? Hãy tính số đo góc còn lại và giải thích vì sao?
? Muốn tính số đo cung AmB ta dựa vào đâu? Hãy tính số đo ?
- Gọi học sinh lên bảng, trình bày bài giải.
- Gọi một học sinh lên đọc đề bài 9 trang 70 SGK. Cho các nhóm cùng làm bài tập này. Yêu cầu các nhóm trình bày bài giải và nhận xét bài làm của từng nhóm.
- GV nhận xét và đánh giá bài giải của từng nhóm. Sau đó trình bày lại bài giải một cách đầy đủ.
- Ta đã biết được số đo 3 góc.
- Thảo luận nhóm.
* Điểm C nằm trên cung
* Điểm C nằm trên cung
a. Tính số đo
Trong tứ giác AMOB có:
Vậy
b. Tính số đo
Bài 9 trang 70 SGK
a. Điểm C nằm trên cung
b. Điểm C nằm trên cung
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 6; 7; 8 trang 69, 70 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Liên hệ giữa cung và dây cung”
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 20:
Tiết 39:
§2. LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY
I. Mục tiêu:
Học sinh cần:
- Biết sử dụng các cụm từ “cung căn dây” và “dây căng cung”.
- Phát biểu được định lí 1 và 2 ; chứng minh được định lí 1.
- Hiểu được vì sao các định lí 1 và 2 chỉ phát biểu được đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn đồng tâm.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Giới thiệu
5 phút
- GV đưa bảng phụ có vẽ hình 9 trang 70 SGK. Giới thiệu với học sinh.
! Người ta dùng cụm từ “cung căng dây” hoặc “dây căng cung” để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung hai mút.
? Vậy trong một đường tròn mỗi dây căng mấy cung?
! Trong bài học này chúng ta chỉ xét những cung nhỏ mà thôi.
- Nghe GV hướng dẫn
- Căng hai cung phân biệt.
Ta nói “cung căng dây” hoặc “dây căng cung” để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung hai mút.
Hoạt động 2: Định lí 1
15 phút
- GV gọi một học sinh đọc nội dung định lí 1 trang 71 SGK. Yêu cầu một số học sinh khác nhắc lại.
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình.
? Hãy viết GT và KL của định lí 1?
- Học sinh thực hiện.
- GT và KL
1. Định lí 1
Định lí 1: SGK GT và KL
? Muốn chứng minh AB = CD thì ta dựa vào đâu?
? Chứng minh rAOB = rCOD?
? Từ đó suy ra được gì giữa AB và CD?
? Tương tự hãy chứng minh nội dung thứ hai của định lí?
- Ta phải chứng minh tam giác rAOB = rCOD.
- Trình bày bảng
Xét rAOB và rCOD có:
OA = OC = OB = OD (gt)
(cm trên)
Do đó: rAOB = rCOD (c.g.c)
Suy ra:AB = CD (2 cạnh tương ứng)
- Trình bày bảng
Theo GT ta có
Xét rAOB và rCOD có:
OA = OC = OB = OD (gt)
(cm trên)
Do đó: rAOB = rCOD (c.g.c)
Suy ra:AB = CD
Xét rAOB và rCOD có:
OA = OC = OB = OD (gt)
AB = CD (gt)
Do đó: rAOB = rCOD (c.c.c)
Suy ra: (2 góc tương ứng) hay .
Hoạt động 3: Định lí 2
13 phút
- GV gọi học sinh đọc nội dung định lí 2.
? Hãy vẽ hình thể hiện định lí 2 và ghi GT, KL theo hình vẽ đó?
- Học sinh thực hiện
- Trình bày bảng
GT và KL
2. Định lí 2
Định lí 2: SGK
GT và KL
Hoạt động 4: Củng cố
10 phút
- GV cho học sinh thực hiện nhóm bài tập 10 trang 71 SGK.
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét chung các nhóm.
- Trình bày bài giải cụ thể cho cả lớp.
- Làm việc theo nhóm.
- Trình bày bài
- Trình bày bảng
Bài 10 trang 71 SGK
a. Vẽ đường tròn (O,R). Vẽ góc ở tâm có số đo 600. Góc này chắn cung AB có số đo 600. rAOB là tam giác đều nên AB = R.
b. Lấy điểm A1 tùy ý trên đường tròn bán kính R. Dùng compa có khẩu độ bằng R vẽ điểm A2, rồi A3, cách vẽ này cho biết có sáu dây cung bằng nhau: A1A2 =A2A3 = = A6A1 = R. Suy ra có sáu cung bằng nhau: . Mỗi cung có số đo bằng 600.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Bài tập về nhà: 11; 12; 13; 14 trang 72 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Góc nội tiếp”
2 phút
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 20:
Tiết 40:
§3. GÓC NỘI TIẾP
I. Mục tiêu:
Học sinh cần:
- Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu về định nghĩa của góc nội tiếp.
- Phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp.
- Nhận biết và chứng minh được các hệ quả của định lí trên.
- Biết cách phân chia trường hợp.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
5 phút
? Nêu các định lí về mối quan hệ cung và dây trong đường tròn? Vẽ hình ghi GT, KL từng định lí?
- GV gọi học sinh khác nhận xét kết quả trả lời của bạn. GV đán giá kết quả và cho điểm.
Định lí 1: GT và KL
Định lí 2: GT và KL
Hoạt động 2: Định nghĩa
15 phút
- GV treo bảng phụ có vẽ hình 13 trang 73 SGK và giới thiệu “đây là góc nội tiếp”.
? Vậy góc nội tiếp là góc như thế nào?
? Cung nằm bên trong góc nội tiếp là cung gì?
- GV giới thiệu các trường hợp cung bị chắn.
? Trình bày ?1 và ?2
- Quan sát hình vẽ
- Trả lời như định nghĩa SGK
- Cung bị chắn
- Quan sát và ghi bài
- Trình bày bài giải
1. Định nghĩa
Định nghĩa: SGK
1. là góc nội tiếp 2. là cung bị chắn
H1. Cung bị chắn là cung nhỏ BC
H2. Cung bị chắn là cung lớn BC
Hoạt động 3: Định lí
13 phút
- GV gọi một học sinh đọc nội dung định lí trong SGK. Và gọi một số học sinh khác nhắc lại.
? Hãy nêu các trường hợp có thể xảy ra của định lí?
? Nối OC. Hãy so sánh và ? Từ đó suy ra và ?
? Vẽ đường kính AD. Hãy điền dấu thích hợp vào các hệ thức sau:
? Từ hai hệ thức trên hãy suy ra mối liên hệ giữa và ?
- GV hướng dẫn học sinh trường hợp còn lại và cho học sinh tự chứng minh.
- Thực hiện
- Có ba trường hợp
+ Tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc.
+ Tâm nằm bên trong
+ Tâm nằm bên ngoài
-
2. Định lí
Định lí: SGK
Chứng minh:
a. Tâm O nằm trên một cạnh của góc
Áp dụng định lí về góc ngoài của tam giác cân OAC, ta có: nhưng góc ở tâm chắn cung nhỏ BC. Vậy .
b. Tâm O nằm bên trong góc
Vẽ đường kính AD .
c. Tâm O nằm bên ngoài góc
(HS tự chứng minh)
Hoạt động 4: Hệ quả
10 phút
- Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc các hệ quả. GV vẽ hình minh họa từng hệ quả.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
3. Hệ quả
Hệ quả: SGK
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Bài tập về nhà: 15; 16; 18 trang 75 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Luyện tập”
2 phút
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 21:
Tiết 41:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh cần:
- Ôn lại các kiến thức về góc nội tiếp, góc ở tâm, cung chắn góc nội tiếp.
- Vận dụng được định lý và các hệ quả vào giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác trong suy luận và chứng minh hình học.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
10 phút
? Thế nào là góc nội tiếp? Hãy vẽ hình minh họa?
- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Hoạt động 2: Luyện tập
33 phút
- Gọi một học sinh đọc đề và vẽ hình bài tập 18 trang 75 SGK.
? Nhìn hình vẽ hãy cho biết các góc có đặc điểm gì chung? Hãy so sánh số đo của chúng?
- GV gọi một học sinh lên bảng trình bày.
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình bài tập 19 trang 75 SGK. Yêu cầu học sinh đó nhìn hình vẽ đọc lại đề bài.
- Thực hiện
- Cùng chắn cung
- Thực hiện
Bài 18 trang 75 SGK
Các góc cùng chắn cung nên (theo hệ quả các góc nội tiếp cùng chắn một cung)
Bài 19 trang 75 SGK
? Quan sát hình hãy cho biết là góc gì? Vì sao? Từ đó suy ra BM là gì của rSAB?
? Tương tự AN có là đường cao của rSAB? Vì sao?
? Suy ra điểm H là gì của tam giác rSAB?
- GV gọi học sinh lên bảng vẽ hình và yêu cầu nhìn hình vẽ đọc lại đề bài.
?! Hãy nối B với A, D, C. Tính số đo góc ? Suy ra là góc gì?
? Kết luận gì về ba điểm C, B, D?
- Gọi học sinh trình bày bảng.
- Gọi học sinh vẽ hình bài tập 22 trang 76 SGK.
? Chứng minh AM là đường cao của tam gíc ABC? Suy ra hệ thức liên hệ giữa AM, MC, MB?
- = 900. Vì là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.
BM là đường cao của rSAB.
- Có. Vì là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn
- H là trực tâm
- Học sinh thực hiện theo
hay là góc bẹt.
- Ba điểm thẳng hàng
- Học sinh thực hiện theo
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O) hay AM là đường cao của tam giác ABC vuông tại A.
Ta có là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên = 900 hay suy ra BM là đường cao của rSAB.
Tương tự ta có = 900 hay AN là đường cao của rSAB.
Vì H là giao điểm của AN và BM nên H là trực tâm do đó
Bài 20 trang 76 SGK
Nối B với các điểm A, D, C. khi đó ta có:
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O)
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O')
Suy ra: hay là góc bẹt.
Vậy ba điểm C, B, D là ba điểm thẳng hàng.
Bài 22 trang 76 SGK
Ta có: (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn tâm O) hay AM là đường cao của tam giác ABC vuông tại A.
Áp dụng hệ thức liên hệ đường cao và hình chiếu ta có: AM2 = MC.MB
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 23; 24; 25; 26 trang 10 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung”.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 21:
Tiết 42:
§4. GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN
VÀ DÂY CUNG
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Biết phân chia các trường hợp để tiến hành chứng minh.
- Phát biểu định lí đảo và biết cách chứng minh định lí đả.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
5 phút
? Phát biểu các định lí về sự liên hệ giữa góc nội tiếp, góc ở tâm với cung chắn góc đó? Vẽ trên cùng một hình minh họa mối liên hệ đó?
- Góc nội tiếp bằng một nửa số đo cung bị chắn.
- Góc ở tâm có số đo bằng số đo cung bị chắn
Hoạt động 2: Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
15 phút
- Giáo viên đưa bảng phụ có vẽ hình 22 trong sách giáo khoa. Giới thiệu góc và là hai góc tạo bởi tia tiếp tuyến. Sau đó yêu cầu học sinh đọc SGK.
? Hãy cho biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có những đặc điểm gì?
! Đó chính là khái niệm của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
? Hoàn thành bài tập ?1
? Bài tập ?2 làm theo nhóm
- Quan sát và đọc sách
- Có đỉnh nằm trên đường tròn là tiếp điểm. Có một cạnh là dây cung, một cạnh là một tia tiếp tuyến.
- Trả lời bài tập ?1
- Thảo luận nhóm bài tập ?2
1. Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- và là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Cung nhỏ là cung bị chắn của góc . Cung lớn là cung bị chắn của góc .
? Qua bài tập ?2 rút ra kết luận gì về mối liên hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến với dây cung?
Hoạt động 3: Định lí
13 phút
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung định lí trong SGK.
? Muốn chứng minh được định lí này ta có mấy trường hợp?
? Chứng minh
- GV cho học sinh đọc phần b và trình bày miệng cách chứng minh trường hợp này.
? Làm bài tập ?3.
- Có ba trường hợp:
+ Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung AB.
+ Tâm O nằm bên ngòai
+ Tâm O nằm trong
- Trình bày bảng
Ta có:
Vậy
- Bài tập ?3
2. Định lí
Định lí: SGK
Chứng minh:
a. Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung AB
Ta có:
Vậy
b. Tâm O nằm bên ngòai
c. Tâm O nằm trong
(Câu b, c học sinh tự chứng minh)
Hoạt động 4: Hệ quả
10 phút
? Từ bài tập ?3 rút ra được tính chất gì?
- Trả lời như SGK
3. Hệ quả
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 27; 28; 29 trang 79 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Luyện tập”
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 22:
Tiết 43:
§ LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh cần:
- Ôn lại các kiến thức về góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Vận dụng linh hoạt các định lí và hệ quả để giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình chính xác.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
10 phút
? Thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Vẽ hình minh họa?
? Nêu mối liên hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến với số đo cung bị chắn?
- Có đỉnh nằm trên đường tròn là tiếp điểm. Có một cạnh là dây cung, một cạnh là một tia tiếp tuyến.
- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng một nửa số đo cung bị chắn.
Hoạt động 2: Luyện tập
33 phút
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình bài tập 27 trang 79 SGK. Yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ đọc lại đề.
? Tam giác AOP là tam giác gì? So sánh và ?
? So sánh ?
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- rAOP cân tại O
= cùng chắn một cung.
Bài 27 trang 79 SGK
Trong rAOP có PO = OA nên tam giác rAOP cân tại O. Suy ra: (hai góc ở đáy).
Mà và cùng chắn cung nhỏ nên = .
Vậy .
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình. Nhìn vào hình vẽ đọc lại đề bài.
? So sánh và ? Vì sao?
? Tương tự hãy chứng minh ?
- Gọi một học sinh lên bảng trình bày nội dung bài giải.
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình. Nhìn vào hình vẽ đọc lại đề bài.
? Hãy chứng minh rBMT rTMA?
? Từ đó suy ra hệ thức nào liên hệ MT, MA, MB?
? Từ đó suy ra được gì?
- GV gọi một học sinh lên bảng trình bày lại nội dung bài giải.
- Thực hiện theo yêu cầu GV
- =
- Trình bày bảng
- Thực hiện yêucầu GV
Xét hai tam giác BMT vàTMA có:
chung
(cùng chắn AT)
rBMT rTMA
Suy ra:
=>
Bài 29 trang 79 SGK
Ta có: (Vì là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung của đừơng tròn (O'))
(góc nội tiếp của đường tròn (O') chắn cung AmB).
Suy ra: (1)
Tương tự, ta có: (2)
Từ (1) và (2) suy ra cặp góc thứ ba của hai tam giác ABD và CBA cũng bằng nhau.
Vậy
Bài 34 trang 80 SGK
Xét hai tam giác BMT vàTMA. Ta có:
chung
(cùng chắn cung nhỏ AT)
Vậy rBMT rTMA (g – g). Suy ra: hay
Vì cát tuyến MAB kẻ tùy ý nên có thể nói rằng đẳng thức MT2 = MA.MB luôn đúng khi cho cát tuyến MAB quay quanh điểm M.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 31; 32; 35 trang 80 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn”
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 22:
Tiết 44:
§5. GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN. GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được góc có đỉnh nằm bên trong hay bên ngoài đường tròn.
- Phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn.
- Rèn luyện kỹ năng chứng minh đúng, chặt chẽ; trình bày chứng minh rõ ràng.
II. ChuÈn bÞ:
- Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Néi dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
5 phút
? Thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Vẽ hình minh họa?
? Nêu mối liên hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến với số đo cung bị chắn?
- Có đỉnh nằm trên đường tròn là tiếp điểm. Có một cạnh là dây cung, một cạnh là một tia tiếp tuyến.
- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng một nửa số đo cung bị chắn.
Hoạt động 2: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
15 phút
- GV treo bảng phụ có vẽ hình 31 trang 80 SGK lên bảng. Giới thiệu với học sinh.
? Góc có đặc điểm gì?
! Góc được gọi là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.
? Góc có mấy cung bị chắn? Hãy kể tên?
- GV gọi một học sinh đọc nội dung định lí và yêu cầu một số học sinh khác nhắc lại.
- GV gọi một học sinh vẽ hình ghi lại GT, KL của định lí.
- Có đỉnh nằm bên trong đường tròn
- là cung bị chắn của góc .
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
1. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn
đựơc gọi là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn.
là cung bị chắn của góc .
Định lí: SGK
Chứng minh:
? Hãy tìm mối liên hệ giữa ?
? Tính số đo góc ?
? Suy ra mối liên hệ với các cung bị chắn?
- (góc ngòai của tam giác)
- Ta có:
Ta có: (góc nội tiếp chắn cung BnC)
(góc nội tiếp chắn cung AmD)
Mà (góc ngoài tam giác DBE)
Hay
Hoạt động 3: Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
13 phút
- GV đưa bảng phụ có vẽ các hình 33; 34; 35 trang 81 SGK. Giới thiệu góc có đỉnh ở ngòai đường tròn.
? Nêu đặc điểm của góc có đỉnh ở ngòai đường tròn?
- Gọi một học sinh đọc định lí và một số học sinh khác nhắc lại.
? Làm bài tập ?2 theo nhóm
- Quan sát và vẽ hình
- Đỉnh nằm ngòai đường tròn, các cạnh đều có điểm chung với đường tròn.
- Đọc định lí
- Thực hiện nhóm ?2
2. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
đựơc gọi là góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn
Định lí: SGK
Chứng minh: Bài tập ?2
Hoạt động 4: Củng cố
10 phút
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại hai định lí đã học. Yêu cầu học sinh biết phân biết hai góc đã học.
- Gọi một học sinh đọc và vẽ hình bài 36 trang 82 SGK.
? Tính số đó các góc ; ?
? So sánh hai góc đó?
- GV gọi một học sinh trình bày lại toàn bộ nội dung của bài.
- Thực hiện theo
- Vẽ hình
=
Vì và
Bài 36 trang 82 SGK
(Vì và là các góc có đỉnh ở bên trong đường tròn)
Theo giả thiết thì ;
Suy ra: = hay rAEH cân tại A.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 37; 38; 39; 40 trang 83 SGK
- Chuẩn bị bài mới “Luyện tập”.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 23:
Tiết 45:
§ LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Ôn tập kiến thức về góc có đỉnh ở bên trong và bên ngoài đường tròn.
- Vận dụng tính được số đo của góc có đỉnh ở bên trong và bên ngoài đường tròn.
- Rèn luyện kỹ năng chứng minh ch
File đính kèm:
- HH9- Chuong3.T37-56.doc