Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 13 - Bài 13 - Tiết 61, 62: Làng

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thân kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện . Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động , cụ thể về tinh yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến.

 Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: xây dựng tình huống đặc sắc miêu tả tâm lí sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

2/ Kĩ năng:Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự , đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

3/ Giáo dục tư tưởng:Tình yêu quê hương, đất nước chân thành.

 

doc12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 13 - Bài 13 - Tiết 61, 62: Làng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:25/11/05 Ngày soạn:28/11/05 Tuần 13 Bài 13 Tiết 61.62: LÀNG (Kim Lân) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thân kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện . Qua đó thấy được một biểu hiện sinh động , cụ thể về tinh yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến. Thấy được những nét khá đặc sắc trong nghệ thuật: xây dựng tình huống đặc sắc miêu tả tâm lí sinh động, diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng. 2/ Kĩ năng:Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự , đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật. 3/ Giáo dục tư tưởng:Tình yêu quê hương, đất nước chân thành. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các dẫn chứng ở truyện khi phân tích. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra:đọc thuộc lòng bài thơ Aùnh trăng và nêu cảm nhận của em về cái hay của bài thơ? ( 2 hs) 3/ Bài mới: Mỗi người dân VN đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng quê chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thựuc, lâm vào cảnh sống nới đất khách, chết chôn quê ngườiTình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đảôtng một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp , để viết lên truyện đặc sắc: Làng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG A/ G : Cho hs khái quát những đặc điểm cơ bản về tác giả, sự nghiệp sáng tác, truyện tiêu biểu. H : Trình bày. G : Em có hiểu biết gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? H : Tự bộc lộ. B/ I.II G : Cùng hs đọc tác phẩm và cho hs đánh dấu những sự kiện quan trọng ở truyện. H : Đọc bài, tự kiểm tra một số từ khó sau đó 3 hs tóm tắt truyện. III. G : Nếu chia cốt truyện thành 3 sự việc như sau: - Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư. - Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng. - Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng. Em sẽ tách đoạn văn như thế nào cho phù hợp? H : Trình bày: 1. Từ đầu đến vui qúa; 2.tiếp đến đôi phần; 3.còn lại. G : Nhân vật chính trong câu chuyện là ông Hai. Vậy những biện pháp chủ yếu nào được sử dụng để miêu tả nhân vật chính? H : Miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. G : Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?Phương thức nào là chủ yếu? H : Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm; Tự sự là chính vì kể các sự việc. IV/1 G : Mỗi câu chuyện hay đều để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên về tình huống truyện. Em thấy tình huống truyện trong Làng độc đáo ở chỗ nào? H : Tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Tình huống này đối lập hẳn với việc ông Hai yêu làng yêu nước thiết tha, ông tự hào lắm về làng ông là làng kháng chiến, làng quê có tinh thần cách mạng ghê lắm. Từ đó tâm trạng của nhân vật được miêu tả khá tinh tế. 2.a G : Cuộc sống của ông Hai nơi tản cư có gì khác thường? H : Cuộc sống tạm bợ, xa quê, sống nhờ người khác, mọi người đều lo kiếm sống. G : Mối quan tâm duy nhất của ông Hai là về làng quê ông, cuộc kháng chiến của đất nước. Đoạn văn nào thể hiện điều ấy? H : Oâng lại nghĩ về cái làng của ôngquá! Cùng anh em đào đườngbí mật. Oâng Hai đi nghênh ngang.. ruột gan ông cứ mứa cả lên.. G : Quan tâm đến kháng chiến, ông có những biểu hiện đặc biệt nào? H :(bảng phụ) Mong nắng cho Tây chết mệt: Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó; Oâng nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến; đầy lòng tin kháng chiến:(độc thoại) Đấy cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?; cứ thế chỗ này giết một tí , chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm.; không giấu nổi cảm xúc vui mừng: Ruột gan ông G : Từ những đặc điểm trên, em có cảm nhận gì về nhân vật ông Hai? H : Tự bộc lộ. ** Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng, của làng quê ->Một biểu hiện của tình yêu làng. HẾT TIẾT 1. 2b/ G : Oâng Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc? Các chi tiết đó cho thầy tâm trạng của ông Hai lúc này nhưi thế nào? H : Cổ ông lão nghẹn ắng lại.vướng ở cổ.-> Đó là cảm giác xấu hổ và uất ức. G : Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai được thể hiện trong đoạn văn nào?Vì sao ông cảm thấy cực nhục? G : Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt giancái giống Việt gian bán nước. -Oâng cảm thấy cực nhục vì nếu làng ông theo Tây thật, ông sẽ là kẻ lạc loài với bàn dân thiên hạ, với giống nòi. G : Ý nghĩ cho rằng cả cái giống VG bán nước có phải là biểu hiện của lòng yêu nước của ông không? Vì sao? H : Là biểu hiện của lòng yêu nước. Vì yêu nước lòng yêu nước nồng nàn mà ông căm giận đến tận cùng những kẻ bán nước. G : Ý nghĩ của ông : Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Cảm xúc nào khiến ông có ý nghĩ ấy? H : Xót xa, uất hận. G : Ở đây, ngôn ngữ nào được sử dụng? Ý nghĩa? H : Ngôn ngữ độc thoại, nhân vật tự bộc lộ nội tâm của mình. G : Để giải toả bớt nỗi đau đớn, cực nhục đó ông Hai đã làm gì? Vì sao? Cuộc trò chuyện giữa ông và đứa con là ngôn ngữ gì? H : Bố con ông nói với nhau về 2 việc: nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ. Dùng ngôn ngữ đối thoại.Oâng mượn đứa con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, với đất nước : Oâng nói như để ngỏ lòng mình , như để mình minh oan cho mình nữa . “ nước mắt ông lão giàn ra , chảy ròng ròng hai bên má.” G : Từ đó những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã giúp em cảm nhận được gì qua tấm lòng của ông Hai với làng quê, với đất nước? H : Tự bộc lộ. 2.c G : Khi biết tin làng mình không theo giặc, dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào? Dáng vẻ ấy biểu hiện tâm trạng gì? H : Được tin từ ông chủ tịch làng chợ Dầu, ông Hai liền rời khỏi nhà, khăn áo chỉnh tề, mua quà cho con cái, loan báo tới hàng xóm tin vui này. Cái mặt buồn thiu mọi ngàycái mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy. Oâng cảm thấy nhẹ nhõm vui sướng ra mặt. G : Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng: Tây nó đốt nhà tôi rồi? H : Vì nó là bằng chứng của việc gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến. G : Cử chỉ của ông có gì đặc biệt? Ý nghĩa? H :( bảng phụ) Lật đật đi sang gian bên bác Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác, múa tay lên mà khoe, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông.Oâng vui sướng hả hê đến cực điểm. G : Em hiểu gì về ông Hai qua những cử chỉ, dáng vẻ lời nói đó? H : Oâng là người coi trọng danh dự , yêu làng yêu nước hơn tất cả. V/ G : Đọc truyện làng của KL, em hiểu được những biểu hiện tốt đẹp nào trong tấm lòng quê của ông Hai? Nhà văn có cách nhìn như thế nào đối với ngưưoì nông dân và cuộc kháng chiến của dân tộc? H : Thảo luận nhóm: Những đau xót và vui sướng của ông Hai là dấu hiệu cảm động của một tấm lòng quê chân thành, trong sạch. Dù trong hoàn cảnh nào nhân dân ta cũng giữ gìn và mong ước những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước. Nhà văn tin vào tấm lòng gắn bó, thuỷ chung của nhân dân với làng quê, kháng chiến dù trong gian lao. G : Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Kim Lân? H : Tự bộc lộ. VI/ G : Tổ chức cho hs giải quyết 2 bài tập. A/ TÌM HIỂU CHUNG. 1.Tác giả: Quê ở Bắc Ninh, nhà văn am hiểu về nông thôn và người nông dân, ông có nhiều truyện ngắn đặc sắc. 2.Tác phẩm: Viết đầu kháng chiến chống Pháp (1948) B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. I/Đọc, tìm hiểu chú thích. II/Tóm tắt. ** Trong kháng chiến, ông Hai – người làng chợ dầu , buộc phải rời làng . Ở nơi tản cư, nghê tin đồng làng mình theo giặc , ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ và phấn chấn . III/Bố cục: 3 phần. IV/Phân tích. 1.Tình huống truyện . Oâng Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây -> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng chợ Dầu của ông =>Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật. 2.Diễn biến tâm lí ông Hai. a/ Trước khi nghe tin xấu về làng. -Phải xa làng đi tản cư, ông nhớ làng da diết ( nhớ đến những ngày làm việc cùng anh emnhớ làng quá) -Oâng nghe được nhiều tin hay: những chiến thắng của quân ta. -> Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá. =>Một người nông dân vui tính, chất phác, có tấm lòng gắn bó với với làng quê kháng chiến. b/ Khi nghe tin làng theo Tây. -Tin đến với ông đột ngột bất ngờ là ông sững sờ , bàng hoàng: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân..->cảm xúc bị xúc phạm đau đớn tê tái. -Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả những cung bậc cảm xúc của ông Hai chúng tỏ tin đó đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông. +Nỗi nhục nhã ê chề. +Nỗi đau đớn tái tê. +Sự ngờ vực, không tin. +Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước. =>Nỗi ám ảnh nặng nề thành sự sợ hãi cùng nỗi đau xót tủi hổ trong lòng ông Hai -Cuộc xung đột nội tâm: +Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. +Tâm sự với đứa con để bày tỏ tấm lòng mình với làng quê, với đất nước. =>Một tâm hồn ngay thẳng, trong danh dự, yêu ghét rạch ròi, một con người yêu làng quê, yêu nước đằm thắm, chân thật. c/ Khi nghe tin xấu được cải chính. -Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, sung sướng , khoe với mọi người : Tây nó đôát nhà tôi rồi, đốt nhẵn. -> minh chứng cho lòng ông trong sạch. -Oâng lật đật đi.., múa tay lên mà khoeOâng sung sướng hả hê đến cực điểm. => trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi, yêu làng yêu nước hơn tất cả. V/ Tổng kết. -Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại mang tính quần chúng; kết hợp tả ngoại hình với nội tâm, dùng độc thoại để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. -Tình yêu làng hoà trong tình yêu nước thiết tha cháy bỏng trong con người ông Hai. *Ghi nhớ sgk. VI/ Luyện tập. 1.Những tác phẩm nói về tình yêu quê hương, đất nước? 2.Viết cảm xúc của em khi học xong Làng * Dặn dò: Học kĩ bài Làng. Chuẩn bị bài chương trình địa phưong. Ngày dạy:23/11/05 Ngày soạn:28/11/05 TIẾT 63: CHƯƠNG TÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs hiểu được sự phong phú của các vùng miền với những phương ngôn khác nhau. Có ý thức sử dụng từ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp. 2/ Kĩ năng: Giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản. 3/ Giáo dục tư tưởng:Tình yêu quê hương, đất nước, yêu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các ví dụ về các làn điệu dân ca các miền và các bài thơ có sử dụng từ địa phương. 2/ Học sinh: soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: Mỗi địa phương, mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những ngôn ngữ khác nhau nếu không tìm hiểu ta lại chẳng hiểu gì. Trong văn chương có lúc cũng cần dùng từ địa phương để tạo cho văn bản có bản sắc riêng của vùng miền. Chúng ta cùng tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt qua tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG I/1 G : Tìm những từ địa phương trong phương ngữ mà đang sử dụng. G : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và trả lời các yêu cầu của bài tập 1 trong SGK. H : Tự bộc lộ. G : Tìm những phương ngữ những từ ngữ địa phương ? (học sinh trả lời - Giáo viên bổsung) 2. G : Những từ ngữ địa phương ở trên ở địa phương nào cũng có? Điều đó đã chứng tỏ ngôn ngữ tiếng Việt như thế nào? H : Các tự địa phương không có trong phương ngữ khác chứng tỏ sự phong phú đa dạng của ngôn ngữ TV. 3. G : Tìm những từ coi là ngôn ngữ toàn dân ứng với các từ địa phương trên? H : Tự bộc lộ. 4. G : Hướng dẫn hs làm bài 4. H : Trình bày và nhận xét. II. 1. H : Phát hiện và trả lời bài 1. 2. Giáo viên và học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 học sinh làm theo nhóm đại diện nhóm trình bày. G : Giáo viên cho học sinh đọc đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt viết về con người Quảng bình. Những năm chống Mĩ. H : Sưu tầm thơ văn và hướng dẫn sử dụng từ địa phương ? Giáo viên đưa một đoạn thơ Răng không cô gái trên sông Ngày mai cô gái sẽ từ trong tới ngoài. Tìm từ địa phương à phương nào? I/ VAI TRÒ CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG. 1/ Ví dụ. Bài 1 ( Mẫu) -Nhút : Món ăn Nghệ An ( xơ mít) -Bồn bôn : rau Chẳng hạn : phương ngữ MBắc. MTrung M Nam Cô O Cô Gì (hỏi) chị chị Bài 2: Các từ địa phương không có trong phương ngữ khác à sự phong phú đa dạng trong thiên nhiên, trong đời số cộng đồng.. Bài 3: Các từ được coi là ngôn ngữ toàn dân : cá quả, lơn, ngã, ốm à đều là phương ngữ bắc. Bài 4: Các Từ địa phương : Chi, rứa, nớ, tàu bay, răng, mụ. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất tâm hồn người dân Quảng Bình. II/ LUYỆN TẬP Sưu Tầm và phát hiện . Bài 1: Ghi lại lời chào hỏi của 2 cô gái miền Trung. Bài 2 : Người miền Nam nói “ngài” em phải hiểu NTN? ( ngày – ngài, ngài – con ngài..) => đặt vào văn cảnh. ** Một số đoạn thơ có sử dụng từ địa phương. ( bảng phụ) -Giáo viên treo bảng phụ và hs tìm từ địa phương và nghĩa của nó. *Thơ Tố Hữu ĐI ĐI EM Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi ! Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi Bởi khác cảnh hai đứa mình nghẹn nói. Em len lét, cúi đầu, tay xách gói Aùo quần dơ, cắp chiếc nón le te (Rứa: thế; ni: nay; chi: gì; dơ: bẩn; ) MẸ SUỐT. Bây chừ sông nước về ta. Đi khơi đi lộng , thuyền ra thuyền vào. Bây chừ biểm rộng trời cao Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân. Gan chi gan rứa mẹ nờ. Mẹ rắng: cứu nước, mình chờ chi ai? Ghé tai mẹ hỏi tò mò Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo. Mẹ cười: nói cứng phải xiêu. Ra khơi ông còn giám, tui chẳng liều bằng ông Nghe ra ông cũngvui lòng Tui đi còn chạy ra sông dặn dò “ Coi chừng sóng lớn gió to Màn xanh đây mụ đắp cho kín mình!” ( chừ: giờ, bây giờ; nờ: nhỉ, ơi; răng: sao; màn xanh: tấm vải dù màu xanh) CA DAO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP( THANH HOÁ) Em gieo dăm khấu đậu tương Cấy ao rau muống trong vườn cho sây Bao giờ bộ đội về đây Có ao rau muống, có đầy chum tương. (khấu: vạt đất; sây: tốt, sai quả) HÁT GHẸO PHÚ THỌ. -Bây giờ cơm roạn nước thôi Tăm răng súc miệng, em ngồi hầu anh (roạn: xong; thôi: xong, rồi) -Vì anh em mới tới đây Nếu không chiếu trải, màn quây ở nhà Em bước chân ra, nhái thầy cùng mẹ Em bước chân về, nahí mẹ cùng cha. Em với anh thì như bướm với hoa. ( nhái: sợ; thầy: bố, cha) *Dặn dò: hướng dẫn học ở nhà. Tiếp tục dùng từ địa phương và chú ý cách dùng. Chuẩn bị bài đối toại, độc thoại Ngày dạy:25/11/05 Ngày soạn: 30/11/05 Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs hiểu thế nào là đối thoại và độc thoại nội tâm , đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. 2/ Kĩ năng:Nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn. 3/ Giáo dục tư tưởng: Tạo lập văn bản tự sự bày tỏ nỗi lòng của mình một cách tinh tế, sâu sắc, đó cũng là một cách để hướng tới cái đẹp cảu mình trong lẽ sống: Kín đáo, tinh tế. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi các ví dụ ở văn bản truyện. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Hội thoại là gì? Trong hội thoại em thường thấy những hình thức lời thoại như thế nào ? (Hình thức có người đối thoại, nói một mình. Ví dụ như lão Hạc) 3/ Bài mới:Nói đến tự sự là không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố trung tâm của VBTS. Nhận vật tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ là một phương tiện nghệ thuật để nàh văn khắc hoạ tính cách và phẩm chất nhận vật. Vì vậy, sử dụng thế nào cho có hiệu quả . Hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG I/ H : Đọc ví dụ trên bảng phụ. G : 3 câu đầu của đoạn trích là của ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò truyện trao đổi qua lại? H : Có ít nhất 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau, có 2 lượt lời qua lại. Nội dung mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thứuc thể hiện trong đoạn văn bằng 2 gạch đầu dòng. G : Câu Hà nắng gớm, về nàoông Hai nói với ai? Đây có phải là đối thoại không? Trong đoạn trích còn có kiểu câu này không? H : Đây không phải là đối thoại . Vì nội dung ông nói không hướng tới một người cụ thể nào( nói giữa trời), cũng chẳng liện quan gì đến chủ đề tản cư của 2 phụ nữ kia.. Thực ra ông lão nói bâng quơ, nói với chính mình , đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Trong đoạn trích cũng có những câu tương tự: Oâng lão nắm chặt hai bàn tay lạ mà rít lên: Chúng màythế này! G : Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ conbằng ấy tuổi đầu là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng những câu đã nêu ở phần trước? H : Những câu trên là ông Hai hỏi chính mình. Những câu này không phát thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai trong những phút giây khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Vì không thốt thành lời , chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Chúng là những câu đối thoại nội tâm. G : Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của buổi trò chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt nhà văn đã thể hiện thành công những diễn biến tâm lí ông Hai như thế nào? H : Thảo luận nhóm và báo cáo: Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu. Giúp nhà văn khắc hoạ rõ nét tâm trạng đau đớn đằn vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc – cái làng mà ông luôn lấy làm tự hào và hãnh diện. -1 hs đọc ghi nhớ sgk. II/ Bài 1: G : Yêu cầu hs sưu tầm trong lặng lẽ Sa Pa những đoạn đối thoại, độc thoại. H : Mở văn bản ra và tìm sau đó trình bày, có nhận xét. Bài 2: G : Gọi hs đọc bài 2 . -Chỉ ra trong ví dụ có mấy lời thoại? Cuộc đối thoại có bình thưuờng không? Tại sao? H : Có 3 lời trao và 2 lời đáp. Cuuộc đối thoại không bình thường. G : Chứng tỏ người nói ở đây tâm trạng như thế nào? Việc biểu hiện tâm trạng giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật ông Hai? H : Tự bộc lộ. Bài 3: G : Hướng dẫn hs viết đoạn văn theo đề tài : về tình bạn, thầy cô, gia đình. I/ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VBTS. 1.Ví dụ: sgk.( bảng phụ) -2 người tản cư nói chuyện với nhau. -> Họ trao đáp về chuyện làng chợ dầu theo Tây ->Lời người trao đáp đều gạch đầu dòng =>Đối thoại. -Oâng Hai nói một mình : Lảng tránh, nói bâng quơ.( gạch đầu dòng) => Độc thoại. -Suy nghĩ của ông Hai. =>Độc thoại nội tâm. 2.Kết luận: ghi nhớ sgk. II/ LUYỆN TẬP. Bài 1: Chỉ ra đoạn đối thoại, độc thoại trong lặng lẽ Sa Pa. -Đoạn ông hoạ sĩ nghĩ thầm khi lên nhà anh thanh niên, anh thanh niên kể và bày tỏ suy nghĩ của mình. Bài 2. -Tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích: +Không phải cuộc đồi thoại bình thưuờng: Có 3 lời trao và 2 lời đáp ->Vi phạm phương châm cách thức và lịch sự. +Tác dụng: Bày tỏ tâm trạng ông Hai bực bội , đau khổ khi nói đến chuyện làng chợ Dầu theo Tây. =>yêu làng tha thiết. Bài 3: Viết đoạn văn. * Dặn dò: Viết tiếp đoạn văn. Chuẩn bị bài : Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận. Ngày dạy:25/11/05 Ngày soạn:30/11/05 Tiết 65: LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:Giúp hs biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. Trong khi kể kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận có đối thoại và độc thoại. 2/ Kĩ năng: Diễn đạt và trình bày một vấn đề trước tập thể. 3/ Giáo dục tư tưởng:Tình cảm đẹp, trong sáng , tính trung thựuc, thật thà trong cuộc sống qua các bài mà các em trình bày trước lớp. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi gợi ý với các đề bài trên sau khi các em đã trình bày xong, GV đưa ra hình thức như đáp án gợi ý. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3/ Bài mới: Để trình bày được một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm , ngôn ngữ độc thoại, các em cần lưu ý ngôn ngữ của nhân vật khắc hoạ tính cách và phẩm chất nhân vật. Vì thế em phải hình dung khi em xây dựng lên nhận vật của mình . Chẳng hạn Nguyễn Du khắc hoạ nhận vật MGS với bản chất của tên buôn cục cằn thô lỗ , huyênh hoang nên ND chỉ dùng bằng mấy lời đối thoại: Hỏi tên rằng; ngôn ngữ của Thuý Kiều hat Kim Trọng là ngôn ngữ người có học nên lời lẽ tao nhãĐây cũng là cách để cho các em chú ý khi tạo văn bản trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG I/ G : Nhắc nhở học sinh không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói; hình dung đang trình bày với các bạn để biết cách mở đầu như thế nào và kết thúc ra sao; Trình bày trước lớp tự nhiên , rõ ràng mạch lạc, hướng vào người nghe. H : Chia thành bốn nhóm , mỗi nhóm làm 1 bài tập 5-7 phút sau đó cử đại diện của nhóm trình bày , các nhóm khác nghe và nhận xét . G : Phân công cụ thể: Tổ 1: đề 1. Tổ 2: đề 2. Tổ 3.4: đề 3. ** ĐỀ 3: a/ Vũ Nương tự giới thiệu về hoàn cảnh của mình( Tôi là con nhà nghèo kẻ khó. Có chút dung nhan được chàng Trương Sinh) b/ Vũ Nương kể về tâm trạng khi chia tay với chàng TS. -Kể lại cảnh sống ở nhà. c/ Kể sự việc TS trở về. -Tâm t

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc