Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức: Giúp hs ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

2/ Kĩ năng: Tóm tắt văn bản tự sự.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập bổ sung.

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 20: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23/09/05 Ngày soạn:29/09/05 Tiết 20: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ. A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: Giúp hs ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự. 2/ Kĩ năng: Tóm tắt văn bản tự sự. B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập bổ sung. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Kiểm tra: Tóm tắt VBTS là gì? Khi tóm tắt cần phải chú ý điểm gì? Kể lại một cốt truyện để người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của TP ấy. Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là : sự việc, nhân vật chính; có thể xen kẽ: miêu tả, nghị luận, biểu cảm, độc thoại nội tâm. 3/ Bài mới: VBTS là những Vb phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các sự việc theo một chuỗi liên tục , có mối quan hệ với nhau nhằm bộc lộ ý nghĩa , phơi bày các xung đột , khắc hoạ hình tượng nhân vật. Vì thế, chúng ta cần tóm tắt truyện cho chính xác. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG PHẦN I. G: Nêu tình huống trong SGK. H : Thảo luận và rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt tác phẩm tự sự? G: Ghi bảng những ý cơ bản. PHẦN II. G: Gọi hs đọc ví dụ sgk. Theo em, các chi tiết sự việc đó đã đủ chưa? Sự việc thiếu là sự việc nào? Sự việc đó có quan trọng không? Vì sao? H : Thảo luận cặp và 2 hs đọc kết quả. G: Kết luận gì về việc diễn đạt tóm tắt TPTS. H : Dựa vào ghi nhớ hoặc đọc ghi nhớ sgk. PHẦN III. Bài 1: G: Tổ chức cho hs chọn TPTS H : 1 em gạch ý các sự việc. H : Viết đoạn sau đó báo cáo. Thảo luận nhóm. G: Nhận xét cách trình bày và cách diến đạt. Bài 2: H : Nêu yêu cầu của bài tập. G: Gọi 2 – 3 hs kể tóm tắt sự việc. I/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÓM TẮT VBTS. -Tóm tắt giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của câu chuyện . -VB được tóm tắt nổi bật các yếu tố tự sự và nhân vật chính. => ngắn gọn, dễ nhớ. II/ THỰC HÀNH. 1.Ví dụ: sgk Các sự việc chính “ Chuyện người con gái NX” -Bổ sung: trương Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng -> hiểu ra nỗi oan của vợ. 2.Kết luận: ghi nhớ SGK. III/ LUYỆN TẬP. Bài 1: Tóm tắt : “Lão Hạc”. Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con chó. -Con trai lão không lấy được vợ, bỏ đi cao su. -Lão làm thuê dành dụm tiền gửi ông giáo cả mảnh vườn cho con. -Sau trận ốm, lão không kiếm được việc làm đành bán chó vàng, lão kiếm gì ăn nấy. -Lão xin Binh tư ít bả chó. -Lão đột ngột qua đời không ai hiểu vì sao. -Chỉ có ông giáo hiểu, ông rất buồn. Bài 2: -Chuyện việc tốt. -Chuyện cười. ** Bổ sung phần bài 1: về truyện: Cô bé bán diêm.( bảng phụ) Đêm giao thừa giá rét, một em bé gái bán diêm nghèo khó, đói lạnh ngồi nép trong một góc tường. Trời rét đến độ hai bàn tay em cứng cả. Em liền đánh một que diêm để sưởi, rồi sau đó đánh lần lượt hết cả bao diêm. Mỗi lần que diêm cháy sáng, em thấy hiện lên những cảnh em mơ tưởng : lò sưởi toả hơi nóng dịu, bàn ăn cso con ngỗng quay, cây thông Nô-en sáng rực hàng ngàn ngọn nến, người à đang mỉm cười với em. Cuối cùng em thấy bà bay vụt lên cao. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, mang theo những mơ tưởng kì diệu. *Dặn dò: Làm tiếp những phần còn lại của phần luyện tập. Soạn bài tiếp theo: Sự phát triển của từ vựng.

File đính kèm:

  • docTIET 20.doc
Giáo án liên quan