Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm góc nội tiếp
Hiểu và nắm chắc định lý và các hệ quả
Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng vẽ được góc nội tiếp, nhận biết được góc nội tiếp và cung bị chắn
Chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp trong trường hợp tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc
Biết vận dụng trường hợp trên để chứng minh các trường hợp còn lại
Biết vận dụng định lý và các hệ quả vào giải quyết một số bài toán cụ thể
Có kỹ năng phân chia, loại suy các trường hợp
Rèn luyện kỹ năng suy luận chứng minh hình học
Về thái độ: Có tính cẩn thận khi đo đạc, vẽ
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn học Hình học - Tiết 40: Góc nội tiếp (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 40 BÀI : GÓC NỘI TIẾP
I MỤC TIÊU :
Về kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm góc nội tiếp
Hiểu và nắm chắc định lý và các hệ quả
Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng vẽ được góc nội tiếp, nhận biết được góc nội tiếp và cung bị chắn
Chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp trong trường hợp tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc
Biết vận dụng trường hợp trên để chứng minh các trường hợp còn lại
Biết vận dụng định lý và các hệ quả vào giải quyết một số bài toán cụ thể
Có kỹ năng phân chia, loại suy các trường hợp
Rèn luyện kỹ năng suy luận chứng minh hình học
Về thái độ: Có tính cẩn thận khi đo đạc, vẽ
Có tinh thần tập thể trong lao động
II CHUẨN BỊ :
GIÁO VIÊN : Giáo án, SGK, dụng đo, vẽ hình, phiếu học
05 máy tính, 01 máy chiếu đa năng
Chia lớp thành 08 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh
HỌC SINH : Sách, vở,ụng cụ học tập, bút dạ, giấy A0, giấy A4
III TIẾN TRÌNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: ( 06' )
+ Các vị trí tương đối của một điểm đối với đường tròn
( GV cho H/s quan sát M chuyển động đối với đường tròn )
+ Với ÐxMy, thì đỉnh M có những vị tương đối nào với đường tròn
+ Khi M trùng tâm đường tròn ta có ÐxMy là góc ở tâm (đã biết )
+ Khi M nằm trong, ngoài hoặc nằm trên đường tròn thì ÐxMy được gọi như thế nào và có những tính chất gì
+ Tiết học này chúng ta sẽ nghiên cứu khi đỉnh M của góc thuộc đường tròn
HOẠT ĐỘNG 2: ( 08' )
+ Quan sát ÐAMB
ở hình ( 2 ) là góc nội tiếp
( GV cho H/s quan sát hình trên máy )
+ Thế nào là góc nội tiếp ?
+ GV uốn nắn và chiếu đáp án
+ Ở hình ( a) cung bị chắn là cung nhỏ
+ Ở hình( b) cung bị chắn là cung lớn
+ Khái niệm về cung bị chắn
+ Các góc sau đây, góc nào không phải là góc nội tiếp ?
+ Góc ở tâm có số đo bằng số đo của cung bị chắn
+ Góc nội tiếp và cung bị chắn có liên hệ như thế nào
HOẠT ĐỘNG 3:
+ Chia lớp thành 8 nhóm ( 4 nhóm làm việc trên máy tính 4 nhóm làm việc trên giấy )
+ GV phát phiếu cho các nhóm
+ GV minh hoạ các trường hợp của định lý cho các nhóm làm trên giấy
+ GV minh hoạ chứng minh trường hợp a) trên máy chiếu
( Thời gian : 05' )
+ Chọn đúng – sai trong các khẳng định sau :
( Chỉ xét trong một đường tròn )
1.Các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
2.Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau
3.Các góc nội cùng chắn một cung thì bằng nhau
4.Các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau
5.Các góc nội tiếp cùng chắn một dây thì bằng nhau
6. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
7.Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
8.Góc nội tiếp ( nhỏ hơn hoặc bằng 900 ) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
+ Các khẳng định đúng cho ta các hệ quả
( Thời gian :09' )
HOẠT ĐỘNG 4: ( 10' )
+ Bài 18: GV bật máy chiếu
+ Bài 16 :
+ Củng cố - Hướng dẫn
+ Học kỹ, nắm chắc bài. Đặc biệt là các hệ quả
+ Làm các BT còn lại
+ Tìm hiểu mở rộng cho hai đường tròn
+ Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng
+ H/s trả lời tại chỗ
+ H/s suy nghĩ, tương tự trên và trả lời
( GV cho H/s quan sát đỉnh M chuyển động ở các vị trí )
+ H/s trả lời
( theo cách hiểu của H/s )
+ H/s trả lời và giải thích tại chỗ
+ H/s thảo luận theo các nhóm
+ Nhóm máy tính sử dụng file đo đạc và phần mềm hình động để rút ra kết luận
+ Nhóm còn lại NXè Kết luận và chứng minh trực tiếp
( Thời gian thảo luận : 07' )
+ Một nhóm trình bày ( trên máy chiếu )è NX è Các nhóm chấm chéo lẫn nhau
+ Các nhóm đổi vị trí ( trên giấy và máy tính )
+ Nhóm máy tính tìm hiểu trên máy tính để chọn kết quả
+ Nhóm còn lại lựa chọn trực tiếp
( Các nhóm đều ghi vào phiếu )
+ Một nhóm trình bày tại chỗ
è Nhận xét chéo lẫn nhau
+ H/s trả lời tại chỗ
+ H/s thực hành cá nhân è trả lời
è NX lẫn nhau è GV tổng hợp
+ Một H/s tóm tắt bài học trên máy
* Có ba vị trí tương đối của một điểm đối với đường tròn :
+ Một điểm có thể nằm trong đường tròn
+ Một điểm có thể nằm trên đường tròn
+ Một điểm có thể nằm ngoài đường tròn
I. ĐỊNH NGHĨA :
1.Định nghĩa :
Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó
2. Ví dụ :
+ ÐAMB ở hình ( a) và hình ( b) là góc nội tiếp
+ là cung bị chắn
* Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn
3.Vận dụng :
4.Chú ý :
* Góc nội tiếp phải thoả mãn cả hai điều kiện :
+ Đỉnh của góc phải nằm trên đường tròn
+ Hai cạnh của góc phải chửa hai dây cung của đường đó
II.ĐỊNH LÝ :
1.Bài tập:
+ Cho góc nội tiếp ÐAMB. Vẽ hình rồi so sánh số đo của ÐAMB với số đo của cung bị chắn
( qua đo đạc ) è NX và rút ra kết luận
2. Định lý :
Trong một đường tròn số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn
3. Chứng minh:
4. Vận dụng:
5. Hệ quả :
Trong một đường tròn
a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau
b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau
c) Góc nội tiếp ( nhỏ hơn hoặc bằng 900 ) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
6. Bài tập :
* Qua bài học cho ta phương pháp để so sánh các cung, các góc; và nhiều ứng dụng khác.- Chẳng hạn ta có thể ứng dụng để vẽ phân giác của một góc
File đính kèm:
- T40_GOC_NOI_TIEP.doc