MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Cho hs hiểu được khái niệm, đặc điểm, chức năng của câu phủ định.
2. :Rèn luyện kĩ năng: nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói và viết.
3. Khả năng tích hợp: Bài Chiếu dời đô, Chương trình địa phương .
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ, bài 6.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 8 môn Ngữ văn - Tiết 91: Câu phủ định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/02/2005 Tuần Bài
Ngày dạy: 23/02/2005
Tiết 91: Câu phủ định
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Cho hs hiểu được khái niệm, đặc điểm, chức năng của câu phủ định.
:Rèn luyện kĩ năng: nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói và viết.
Khả năng tích hợp: Bài Chiếu dời đô, Chương trình địa phương.
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ, bài 6.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Nêu khái niệm, đặc điểm, chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ?
1 hs đứng tại chỗ làm bài tập 4 sgk.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1a. Đọc ví dụ trên bảng phụ.
b. Các ví dụ trên giống nhau ở dặc điểm hình thức nào?
c. theo em thế nào là câu phủ định? Cho ví dụ.
2a. Nêu từng đặc điểm và chức năng của các câu ở vídụ?
b. Nhìn ví dụ I1 sgk và cho biết câu nào là câu phủ đinh? Câu a có ý nghĩa khác các câu đó ở điểm nào?
c. Chỉ ra các câu trong ví dụ I2 sgk có chứa từ PĐ và nêu mục đích của từ PĐ đó?
d. Từ ví dụ trên , em hãy khái quát đặc điểm của câu PĐ?
e. Câu phủ định có chức năng gì? Chó ví dụ?
II/
Bài 1: Gọi một hs đọc yêu cầu; gọi 1 hs trung bình lên bảng làm bài 1.
Bài 4: Tổ chức hoạt động nhóm, có ỷtình bày, nhận xét. ( câu c, d có hình thức câu nghi vấn nhưng lại có ý nghĩa PĐ.
Bài 5 : Tổ chức cho hs hoạt động nhóm.
Bài 6: Câu nào là câu PĐ:
a. Nó thì có mà hát.
b. Không phải là tôi không thích đọc truyện.
c. Làm sao mà nó có thể được điểm 10.
d. Cậu ấy chưa bao giờ không làm bài tập.
e. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.
I/
1a/ 1 hs đứng dậy đọc ví dụ.
b. Đều có chứa từ ngữ phủ định như: không phải, chẳng phải, đâu phải,
c. câu PĐ là câu có chứa từ ngữ phủ định
2a.
Câu a: từ PĐ phủ định toàn bộ câu.
Câu b.c: Từ ngữ PĐ phủ định bộ phận của câu.
Những câu trên có chức năng thông báo , xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất
Câu d: Phản bác ý kiến.
b. Trừ câu a còn lại là câu PĐ; Câu a là câu khẳng định.
c. Không phải, nó chần chẫn
Đâu có!
à mục đích là phản bác lời định của ông sờ ngà.
d. Có 2 đặc điểm và câu PĐ thường đươch cấu tạo bằng các phó từ: không , chưa, chẳng, đâu có, làm gì có; Nó có từ ngữ PĐ toàn bộ hoặc bộ phận câu.
e. Hai chức năng: PĐ miêu tả và PĐ phản bác.; hs lấy 2 ví dụ.
- 1 hs đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Một hs lên bảng làm.
Bài 4: hs thảo luận theo cặp và trả lời.
Bài 5: Thảo luận nhóm: các nhóm trình bày.
Bài 6: Bài tập bổ trợ ( bảng phụ).
Hs tự làm bài vào vở rồi trình bày nhận xét
I/ Bài học.
Khái niệm.
Ví dụ: Bảng phụ
a/ Không phải là anh ấy giỏi nhất ở đây.
b/ Cái bút này chẳng phải của tôi.
c/ không! Cháu không muốn vào.
d/ - Con gà nhà anh gáy to thật.
- Đâu phải, đó là con gà hàng xóm đấy.
à Có từ ngữ phủ định.
Đặc điểm và chức năng.
Đặc điểm:
Từ ngữ phủ định có thể PĐ toàn bộ câu.
Từ ngữ PĐ có thể PĐ bộ phận của câu.
Chức năng:
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất ( chức năng miêu tả)
Phản bác ý kiến, nhận định ( chức năng PĐ bác bỏ)
à ghi nhớ: sgk.
II/ Luyện tập.
Bài 1:
1/ Cụ cứ tưởngđâu! Bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt đau khổ.
2/ Không! Chúng con không đói nữa đâu.
Bác bỏ điều mà cái Tý cho rằng mẹ nó đang lo lắng vì chúng nó đói quá.
Bài 4: Các câu a, b, c, d là những câu PĐ bác bỏ nhưng không dùng từ PĐ.
Bài5: Không thể thay từ quên bằng từ không, chưa bằng được vì:
Quên: vào lúc giặc cao độ, tác giả không để tâm đến chuyện bình thường ấy; Không: PĐ tuyệt đối, giảm tính thuyết phục.
Chưa: thời điểm giặc phá chưa diễn ra, nhưng tác giả nung nấu quyết tâm phá giặc; Chẳng: Phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng, sai lạc chủ đề.
*Dặn dò:
Học ghi nhớ và làm các bài tập còn lại ở sgk.
Chuẩn bị chu đáo bài : Chương trình địa phương.
File đính kèm:
- TIET 91.doc